Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Khóc Mẹ

                                                                                                                    Mùa Vu Lan lại về
                                                                                                                    Thơ Đào Văn Tánh k7
                                       

Ảnh nguồn : Anh Hồng Nguyễn 

Mình hạc sương mai một tấm lòng 
Nghĩa tình trung hậu mẹ thủy chung 
Ra đi không đợi mùa xuân đến 
Chẳng gặp con yêu phút cuối cùng 
Năm xưa bên mẹ câu kinh kệ 
Tiếng mõ hồi chuông nhất tâm cầu 
Nay mẹ tiêu dao miền lạc cảnh 
Con về tim buốt lạnh lòng đau ! 
Mẹ ơi ! sinh tử lẽ vô thường 
Nhưng ân tình Mẹ nặng vấn vương 
Thắp nén tâm hương lòng khẩn nguyện 
An lành hồn Mẹ cõi Tây Phương 
Mẹ ơi ! còn lại những người con 
Bên bóng thân sinh tuổi đã mòn 
Xót xa quần tụ như giông bão 
Thôi suốt đời con những héo hon ! 
                                                                              7 - 12 Nhâm Thân
                                                                               ( Trang facebook : Hồng Định )

2 nhận xét:

  1. Hàn Diệu Phươnglúc 20:36 28 tháng 8, 2015

    Cám ơn anh Đào Văn Tánh đã cho P thưởng thức một bài thơ hay, cảm động về Mẹ. Bài thơ làm P nhớ Mẹ mình vô cùng, hôm nay P phải phôn thăm Mẹ mới được. Mẹ P đã 87, vẫn còn khỏe nhưng trí nhớ giảm đi nhiều, Mẹ ở nước khác nên P ít có dịp đi thăm... Chúc anh luôn vui, khỏe. DP

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn anh Tánh nhắc nhớ mùa Vu Lan rất nhiều ý nghĩa:
    1. Kính hiếu giúp con người được hưởng quyền làm người, khác với các chủng loại đồng cư.
    2. Nguyên tắc dân chủ và tính thời gian để giải quyết hữu hiệu vấn đề trong câu chuyện "Mục Kiền Liên" khi Phật bảo rằng: Phải có (1) sự đồng thuận của "Chư Tăng" , và (2) cùng tụng niệm vào ngày "Rằm Tháng Bảy" , thì cứu độ mới có kết quả tốt.
    3. Trong các lễ cầu siêu người ta thường thả đèn trên mặt nước. Hình tưọng này có thể hiểu: (1) Đèn biểu trưng cho thứ ánh sáng không tạo bóng mờ, hay Bát nhã trí, bỡi nó có tính hồi quang thường gọi là phẩm hạnh hiếu kính.(2) Dòng nước chỉ cho nguồn cội của mọi sự sống, là Tình yêu thương hay Từ bi tâm không ngăn ngại, không phân biệt. Từ Bi và Trí Huệ chỉ hai hiện tướng của một thực tánh, thường gọi là Phật Tánh vốn có ở chúng sanh.
    4. Trong chuyện "Mục Kiện Liên", phạm nhân bị đọa là nữ, bà Thanh Đề. Người lo chuyện cứu thoát là Mục Kiền Liên, con của bà Thanh Đề, dẫu công đức của ngài với cấp đẳng Đại Bồ Tát thần thông đệ nhất thì một mình cũng không làm gì được! Điểm này cho thấy Phật giáo không chủ trương dùng thế quyền thân quyền để phá bỏ luật pháp, Phật rất ít khi, hay hầu như không dùng thần thông mặc dầu trử lượng rất lớn.
    4. Lâm nạn và cứu nạn, tính nam và tính nữ, tính nào có ái lực với lâm nạn/ cứu nạn? Ở đây nạn nhân, bà Thanh Đề là nữ, Mục Kiền Liên là nam. Trái lại hình tượng của Đại bồ tát cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm là hình tượng nữ. Vậy, khái niệm thần học nào gần gũi với nguồn gốc văn hóa Việt Nam hơn?
    Xin chào, chúc anh Tánh và tất cả gia đình vui khỏe hạnh phúc trong mùa Vu Lan.


    Trả lờiXóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...