Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Ngắn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Ngắn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

MÃI MÃI LÀ THIỆN TÂM

(Kính tặng Thầy Trần Văn Mẫn, nguyên Hiệu trưởng Sư phạm Qui Nhơn)
 Bích Liên
Tôi đã từng gọi mình là “lão nương” vì đã xa rất xa thời son trẻ, xa tít tắp cái thời làm Giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn. Vào thời ấy và ở nơi ấy, tôi đã giữ lại trong ký ức mình hình ảnh yêu thương của ngôi trường, khu nội trú, bạn bè, thầy cô giáo,…Ở đó vẫn rạng rỡ mãi trong lòng tôi hình ảnh một người Thầy dẫu chưa dạy tôi một chữ nào, nhưng bằng nhân cách và tình cảm đã cho tôi niềm kính yêu và niềm biết ơn sâu xa. Tôi muốn nói về Thầy TRẦN VĂN MẪN, Hiệu trưởng của trường chúng tôi ngày ấy.
Tôi nhớ Thầy như in, nhớ dáng Thầy thấp đậm, đôi kính cận dày, Thầy bước nhanh, mặt nghiêm trang và mắt luôn nhìn thẳng. Thầy ít cười và có vẻ khó gần, nhưng bên trong là cả một sự dịu dàng, tình cảm. Trong lòng tôi, mãi mãi Thầy là một nghệ sĩ đa cảm, và một người Thầy nhân hậu. Thầy nói giọng Bắc ấm và truyền cảm. Thầy hát rất hay và chỉ hát khi lòng Thầy đầy cảm xúc. Tôi vẫn nhớ hoài dáng Thầy hiền hòa, xúc động khi hát bài “Biệt ly” của Doãn Mẫn năm nào. Chỉ một lần nghe thôi mà tôi vẫn mãi nhớ Thầy và thêm yêu bài ca ấy.
Tôi nhớ Thầy ngoài tình cảm thầy trò tự nhiên và bình thường của bao giáo sinh đối với Thầy, tôi còn có một nỗi nhớ rất riêng bởi một kỷ niệm tôi không thể nào quên… Tôi làm Trưởng ban văn nghệ lớp Nhất 4, năm sau, Nhị 4, tôi làm lớp trưởng. Tôi có nhiều dịp xuống Văn phòng gặp Thầy Cô. Giữa năm Nhị niên, gia đình tôi ở quê gặp nhiều rủi ro, hoạn nạn… Tôi bối rối chuyện ăn ở, học hành, nhiều lúc thấy lòng chán nản, thiếu thốn và cô đơn. Không hiểu vì sao Thầy biết được. Một buổi sáng, Thầy cho gọi tôi xuống Văn phòng. Thầy dịu dàng nhìn tôi, ánh nhìn thương mến và thấu cảm. Bất ngờ Thầy ấn vào tay tôi chiếc phong bì. Tôi chưa kịp hiểu ra đã nghe Thầy nhẹ nhàng nói: “Đây là chút tiền nhỏ từ lương tháng của Thầy. Em nhận cho Thầy vui. Rồi mọi khó khăn sẽ qua!”  Tôi ngẩn người rồi òa lên khóc như một cô học trò bé nhỏ. Món quà Thầy tặng tôi đã dè sẻn, trân trọng trong gần một tháng. Mọi khó khăn đã qua như lời Thầy nói nhưng lòng Thầy thì vẫn rực sáng trong ký ức tôi… Sau này, trong đời dạy học, tôi đã nhiều lần tặng học trò tôi những món quà nhỏ mong các em ít nhiều vượt qua khó khăn, tôi đã xoa đầu các em và lặp lại những lời Thầy đã nói với tôi năm nào. Lòng tôi vẫn rưng rưng xúc động nhớ ơn Thầy và tôi khẽ gọi thầm: Thầy ơi!
Còn nhớ đêm văn nghệ trước ngày ra trường, lớp Nhị 4 chúng tôi đoạt giải “Danh dự văn nghệ toàn trường” cho hai tiết mục “ Hội chùa LIM” và “ Thiên thai”. Đêm ấy, khán phòng chật ních khách mời, Thầy Cô và giáo sinh hai khóa…Trên sân khấu, tôi thay mặt lớp nhận phần thưởng từ tay Thầy trao, và trao lại Thầy bức tranh sơn mài cỡ lớn trong số phần thưởng của lớp, tặng nhà trường trước lúc chia xa… Thầy đã bắt tay tôi thật chặt. Dưới làn kính trắng, đôi mắt Thầy đầy xúc động và tự hào. Chẳng biết lúc ấy, Thầy có còn nhớ cô giáo sinh đã rơi nước mắt làm động trái tim người thầy giáo nhân ái không. Ngày Lễ ra trường, bạn bè lao xao, líu xíu, tôi ngồi ở xa cố nhìn lên Thầy, ghi lại qua hình ảnh và giọng Thầy nói, những gì thắm thiết, êm đềm, một thời học làm người, làm Thầy ở ngôi trường Sư phạm thương yêu.
Hai năm sau ngày ra trường, tôi có dịp về lại QUI NHƠN, rảo bước qua khu nội trú mới, chiếc giường tôi nằm khi xưa bây giờ là của cô bạn đồng hương khóa 9. Tôi rưng rưng nhớ lại từng kỉ niệm mới qua còn nóng hổi…Buổi chiều tôi đứng sau nhà Thầy Trọng dạy trường thực hành, nhìn qua bên kia rào thép gai là nhà Thầy Hiệu trưởng và nhà ông Cố vấn. Mọi thứ vẫn còn tinh tươm. Khóm ngọc lan bên góc nhà Thầy vẫn xanh cành và đầy hoa trắng thơm thơm, chú chó KI vẫn hăm he nằm ngoài hiên hóng nắng. Bóng các em con Thầy loáng thoáng nói cười, bong Cô cao cao thấp thoáng vào ra, còn Thầy như đang ở đâu đó trong phòng đọc sách…Bên phía xa, qua vườn hoa nhà Thầy, bóng các giáo sinh nội trú đi dạo chiều thơ thẩn. Thoáng tiếng chân dịch, tiếng quả banh bàn lách cách cùng tiếng reo vui của cô Hiếu, cô Hậu trong gian nhà thể thao. Tất cả đọng lại trong tôi sự dịu dàng, trong trẻo…Tôi trở về, lòng thương nhớ khôn nguôi…
 Tết năm nay nữa, tôi đã sáu mươi ba:
                              “Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương” (TẢN ĐÀ)
Khi tôi viết những dòng này, lòng tôi bùi ngùi nhớ lại thời xanh tóc nhưng tôi rất hạnh phúc vì qua bài “Thương nhớ Ngọc lan” của mình, tôi đã gặp lại, nghe giọng thương quen của bạn bè những ngày xưa than ái. Nhất là tôi biết được tin tức của gia đình Thầy TRẦN VĂN MẪN, người Thầy mà suốt một đời tôi luôn kính mến.. Hạnh phúc lớn lao khi tôi được đọc bức thư viết tay Thầy gửi cho tôi. Thầy đã ngoài 80 tuổi, đã bị bệnh, vậy mà lời thư vẫn nồng ấm, bao dung, than thiện. Tôi còn được nghe em TRẦN THIỆN ÁI, con trai Thầy từ nơi xa gọi điện về thăm hỏi. Qua giọng em nói, những điều em kể, tôi nghĩ em vô cùng dễ thương như tên gọi. Cả em PHƯƠNG LAN nữa, các em phải là thế, vì các em là con của Thầy Cô!
Ở nơi xa xôi, Tôi muốn nói với Thầy : “Con rất nhớ Thầy, Thầy yêu quí của con, với lòng biết ơn sâu sắc không nguôi…Con kính chúc Thầy và gia đình mọi điều tốt đẹp nhất. Ở nơi nào và vào lúc nào, Thầy cũng có rất nhiều những học trò thương yêu Thầy lắm, có điều Thầy chưa biết hết đó thôi! Và con, con vẫn nhớ Thầy và mang ơn Thầy nhiều nhất. Con xin tạm biệt Thầy, Thầy ơi!
VÕ THỊ BÍCH LIÊN
Cựu giáo sinh Khóa 7 - Trường Sư phạm QUI NHƠN

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Truyện cực ngắn

Cám ơn bạn Trần Đức Lượng - Nhị 4, K11 - đã gởi những truyện này về cho chúng tôi.
BBT SPQN
Chung Riêng- Nga Miên

Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…

Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…

Bàn tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.

Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.

Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
 
Vòng cẩm thạch  - Jang My

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:
-Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Đón Tết Đầu Tiên Nơi Xứ Người


Lê Huy

Gần hai mươi năm trước đây, gia đình anh chị vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ tháng trước thì tháng sau Tết lại đến rồi.

Và, cũng vào Tết năm ấy, anh xấp xỉ năm “bó”. Chiều ba mươi tháng chạp, hai đứa con dại còn nhỏ xíu chưa nhờ đỡ được gì, đang chạy chơi ngoài sân; trong nhà, vợ chồng anh chị lo chuẩn bị để đón cái Tết xa xứ đầu tiên ở xứ người. Anh lo sắp xếp bàn thờ cho tươm tất đẹp đẽ để kịp đón ông bà và người thân về chơi với con cháu ba bữa Tết cho vui cửa ấm nhà. Nói bàn thờ cho oai vậy thôi, chớ thật ra đó chỉ cái bàn cũ còn coi được mà ông bà chủ nhà ưu ái khiêng qua cho anh chị dùng. Vậy cũng tốt lắm rồi, mới đến Mỹ mà, có đâu cho đẹp !

Hồi chiều, vợ chồng anh chị chạy ra chợ 99 mua vài món cần thiết để dùng trong ba ngày  Tết. Rồi đến chợ Việt Nam duy nhất ở thành phố này mua mấy món bánh trái hoa quả để bày trên bàn thờ cho phải lễ phải phép. Vì đi chợ muộn nên anh chị đâu có mua được bốn món “cầu-dừa-đủ-xài”, thôi thì mua tạm… “chôm-dừa-đủ-xài” cũng được, chắc cũng chẳng ai “diễn dịch” gì đâu -- vả lại, gia đình anh chị mới đến xứ này, đang ở trong khu toàn là người bản xứ, có ai thân quen đến thăm xuân chúc Tết mình đâu mà lo. Miễn là mình có lòng tưởng nhớ đến ông bà trên trước là quý lắm rồi.

Nhớ lại những ngày cận Tết ở quê nhà, đâu đâu cũng rộn ràng nhộn nhịp. Chợ búa, công viên, góc phố bày bán la liệt nào là bánh trái, hoa quả, pháo hoa pháo đùng – thôi thì “hằm bà lằng” đủ thứ. Nhất là hoa mai hoa đào cứ vàng rôm đỏ rộm cả lên, làm cho lòng người cũng rộn ràng theo. Nhắc đến đây ai mà không bùi ngùi nhớ đến những năm tháng cũ khi còn ở quê nhà cho được, phải không !?

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Tết Này Anh Ăn Tết Ở Đâu?

Lê Du Miên.

Tết năm nay là cái tết thứ 20 tui ăn tết lạc lõng nơi xứ người. Những năm trước kia tui cũng đã từng ăn tết xa quê, nhưng thật sự hai cái tết xa quê xa nhà đó nó khác nhau nhiều lắm.

Ngày xưa xa nhà đón tết cu ky một mình. Nhớ nhà …nhớ gia đình , nhớ nồi bánh chưng , bánh tét, cũng một chút buồn vương vấn cuối năm, nhưng rồi cái vui và sự háo hức của mọi người chung quanh thật nhanh chóng đã kéo mình hoà nhập trong nắng xuân, lâng lâng với những đoá mai vàng rạng rỡ , bâng khuâng với  những chậu cúc đại đoá, những bông vạn thọ ngát hương …vì dù xa nhà nhưng vẫn là cái tết trên quê hương mình với đầy đủ những nghi thức phong tục tập quán truyền thống.

Ngày nay nơi cách xa quê Mẹ nửa vòng trái đất…mùa xuân chưa về vì trời đất vẫn còn ở tháng cuối đông và chung quanh những người bản xứ dường như họ không biết …chúa xuân đang mấp mé trong lòng những người dân Việt. Cảnh vật thờ ơ, con người lơ đãng ….Nói chung là không tìm thấy bóng dáng xuân dù ở những ngôi chợ Việt Nam rộn ràng tiếng hát:”xuân đã về, xuân đã về. Ngàn muôn ánh xuân hồng tràn lan mênh mang .”và cũng những chậu cúc đại đoá …cũng bánh chưng, bánh tét, kẹo mứt đủ loại bày bán la liệt…mà bóng dáng xuân vẫn xa mãi ngàn xa…xuân chỉ có ở trong tâm hồn, trong ký ức của lớp người đã và đang bắt đầu già nua. Người ta e rằng năm mười năm nữa chúa xuân sẽ thật sự chết và không còn dấu tích nào của cái gọi là tết nơi chốn này.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

TÂM SỰ NGÀY XUÂN.

   Thanh Cảm
        Hôm nay đã là mồng mười,những ngày Tết ấm cúng cũng đã đi qua.Các con tôi sau những ngày về sum họp,ăn Tết cùng gia đình cũng lần lượt chia tay chúng tôi để trở về với công việc thường ngày.Cậu con trai lớn trở ra Hà Nội,cậu con thứ hai quay về Qui Nhơn,riêng chú út công tác tại Sài Gòn nên vẫn ở lại với chúng tôi.Năm nay,gia đình chúng tôi có một cái Tết đông vui,ấm cúng và ý nghĩa.Gia đình tôi vừa có thêm một thành viên mới,một chú Rồng nhỏ đáng yêu mới chào đời và như thế tôi lại có thêm một đứa cháu xinh xắn nữa bổ sung vào đại gia đình nhỏ bé của chúng tôi.
       Những ngày giáp Tết,lòng tôi cứ nôn nao một cảm giác khó tả.Tôi mong đợi từng ngày, từng ngày qua mau để các con tôi trở về cùng đón Tết với gia đình sau những tháng ngày tất bật với công việc.Ấm áp biết bao nhiêu khi đêm Giao thừa cả nhà cùng quây quần bên bàn thờ ông bà nghi ngút khói hương để cùng nhau cầu nguyện một năm mới an lành, cùng nhau mừng tuổi mới khi ngoài kia,trên bầu trời cao pháo hoa đang đạch đùng nổ.Từ trên tầng cao này tôi có thể nhìn rõ những bông hoa pháo đủ màu sắc thi nhau nở kín những góc trời,những bông hoa lấp lánh muôn ngàn tia sáng điểm tô cho thành phố  lộng lẫy hơn, đáng yêu hơn và làm cho những người con đón Tết xa quê như chúng tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng,ấm áp hơn.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

TỰ KHÚC NGÀY XUÂN

                                                                          Châu Thanh Cảm

           Sài Gòn cuối năm trời trở lạnh, cái se lạnh len lỏi nhè nhẹ thổi vào lòng người những nổi buồn không tên, man mác…đâu đó thoảng trong không gian một giai điệu da diết, buồn tênh vang lên từ căn hộ bên cạnh “…Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống.  Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông. Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời.  Cùng mây xám về ngang lưng trời. . . Đêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa.  Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu đương.  Đêm đông,  ta lê bước chân phong trần tha phương.  Có ai thấu tình cô lữ đêm đông không nhà…. ”Và,  tôi như nghe lòng mình đang khóc!

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

XUÂN VỀ, NHỚ TẾT !

                      Irene.

         Một mùa xuân nữa lại về! Ở cái đất Phương Nam này không có cái rét buốt của những ngày cuối đông, không có gió Tết hây hẩy lùa trong nắng và hình như trong không khí của những ngày cuối năm thiêu thiếu một cái gì đó? À ! phải rồi, nhà nhà, người người không có cái rộn rịp đồng loạt dọn dẹp lại nhà cửa, quét vôi, sơn cửa, làm bánh mứt…chuẩn bị Tết.Thoảng trong gió, không có  mùi thơm của mứt gừng, mứt dừa… của bánh in, bánh thuẫn…và trước mỗi nhà không có nồi bánh chưng, bánh tét khói tỏa nghi ngút… Tôi nhìn xung quanh mà cảm thấy tâm hồn mình lạc lõng, chới với. Những người xa quê, Tết đến lòng lại nao nao nhớ quê. Nhớ những ngày tháng đón Tết nơi quê nhà.
          Ở nơi vùng đất miền Trung ấy, năm nào cũng vậy vừa sang tháng chạp ta, khi mà mùa đông khép lại nhường chỗ cho mùa xuân bắt đầu ngự trị. Tiết trời trở nên ấm áp, cây cối vụt rạo rực đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc. Vạn vật như hồi sinh, một chu kì mới bắt đầu với bao hy vọng mùa xuân mới chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Quà quê nghèo

. Truyện ngắn: Huỳnh Vô Thường
           1
Mặt tươi rói, thằng Hướng báo tin nó đã tìm được chỗ làm cho tôi và nó trong dịp hè, tiền công cũng khá. Tôi mừng nhưng hơi buồn. Vậy là này tôi lại không về nhà, ở lại Qui Nhơn ráng “cày” kiếm chút tiền trang trải học phí, và…
Thấy tôi buồn, thằng Hướng vỗ vai tôi, giọng tỏ ra thông cảm:
- Nhớ nhà hả? Mày tranh thủ về nhà rồi vài bữa quay ra cũng kịp mà!
- Ờ…
- Hết tiền rồi chứ gì? Ai biểu nghèo mà sang, theo em Thu có nước…phá sản!
Thằng Hướng cười hắc hắc vẻ khoái chí lắm, nhưng cuối cùng nó cũng dúi vào tay tôi hơn trăm ngàn, ra lệnh:
- Cầm lấy! Lo thu xếp đi liền, tao thấy mày nhớ nhà lắm đa!
Tôi cảm động, định cám ơn nó. Nó đã đoán biết, phẩy tay:
- Vẽ chuyện! Tao cho mượn chớ có cho mày luôn đâu!...
             2
      Chuyến xe Qui Nhơn – Nha Trang cuối cùng trong ngày bắt đầu rời bến. Nắng đã tắt hẳn làm cho không gian có vẻ buồn buồn. Bến xe vẫn còn nhộn nhịp với những người lao động đen đúa, bụi bặm…
- Thường ơi!
Tôi giật mình quay cổ lại. Thằng Hướng đang chạy theo với tay đưa cho tôi một cái bọc nóng ấm. Rồi nó dừng lại vẫy tay…Hai trái bắp luộc trong tay làm tôi xúc động vô cùng. Ôi, thương cái thằng bạn chí cốt “dân Thừa Thiên” quá chừng!

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

CHỢ QUÊ TÔI.

                          Irene.

          Chưa bao giờ tôi nghĩ có một ngày tôi sẽ rời xa mảnh đất mà mình yêu dấu! Mảnh đất tôi đã sống và lớn lên gần như suốt cuộc đời mình. Thế mà tôi đành phải rời Qui Nhơn vào Sài Gòn bỏ lại sau lưng cả một trời kỉ niệm. Cho đến bây giờ tôi mới tin vào số mệnh. Cuộc đời mỗi con người, đến một lúc nào đó có những ngả rẽ mà không ai có thể ngờ trước được…
          Vào đây, cuộc sống của tôi suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Lạ cảnh, lạ người nên chẳng đi đâu, chỉ có sáng chủ nhật, con gái tôi mới chở tôi qua siêu thị mua một số thực phẩm cho cả tuần. Thời đại ngày nay, xã hội phát triển nên việc mua bán càng ngày càng dễ dàng nhất là ở các thành phố lớn. Kinh tế phát triển ào ạt sinh ra nhiều siêu thị, nhiều trung tâm mua bán…Hàng hóa ê hề. Người mua kẻ bán như những cái máy và tôi cũng ở trong cái guồng quay ấy!
          Sài Gòn, sáng nắng chiều mưa, những lúc giao mùa, những khi trời chơm chớm lạnh như mấy hôm nay, ngồi nhìn ra ngõ tôi lại chạnh lòng nhớ tới quê nhà. Nỗi nhớ về miền đất, nhà cửa, con đường, phố chợ lại bùng cháy trong tôi.

Ngôi nhà bên sông

        .  Truyện ngắn: HUỲNH VÔ THƯỜNG


 Chiếc xe đò vùn vụt lao qua bao chiếc cầu, vườn cây, bãi mía và đồng lúa chín vàng đưa tôi về quê ngoại.
 Quê ngoại! Nỗi náo nức dậy sóng trong lòng tôi. Đã bao năm xa cách, giờ đây tôi được về thăm ngoại, thăm lại mảnh vườn, dòng sông nhỏ và ngôi nhà bên ấy – nơi có người con gái chơi thân với tôi suốt quãng đời tuổi dại.
 Về đến nhà ngoại đã mịt tối. Kể từ ngày dì Út đi lấy chồng, bà ngoại một thân một mình thui thủi. Nghe tôi tốt nghiệp Sư Phạm Qui Nhơn chọn về đây làm “ ông hiệu trưởng”, ở luôn với ngoại nên ngoại vui lắm. Buổi tối tôi ngồi đong đưa trên võng, ngoại ngồi trên chiếc chõng tre vừa ngoáy trầu vừa kể tôi nghe chuyện làng trên xóm dưới. Tôi định hỏi một điều, nhưng còn e ngại. Rốt cùng ngoại cũng gỏi tôi câu:
-         Sao con cứ hỏi vòng vo mà hổng nghe con nhắc đến con Na?
Nghe ngoại nói trúng phóc tim đen, tôi cười lỏn lẻn:
-         Cô ấy bây giờ ra sao, chồng con gì chưa ngoại?
Ngoại kéo cục thuốc xỉa:
-         Chưa. Có mấy đám mang trầu cau tới dạm hỏi mà nó chưa ưng.
Nghe ngoại nói, tôi mở cờ trong bụng. Na chưa ưng ai, hay là Na chờ tôi?

Noel năm nào…

BBT: Bài viết này của anh Lê Huy gởi về, SPQN đã nhận được từ 10 ngày trước, nhưng đúng vào dịp SPQN phải "nhập thất" nên không kịp gởi đến bạn đọc vào dịp Noel  như tựa đề của bài, xin thành thật xin lỗi tác giả... Song vì nội dung chính của bài viết vẫn là những hồi ức của tác giả về mối tình ngày ấy... là một đề tài quanh năm, muôn thủa; nên BBT vẫn cho đăng để các bạn cùng chia xẻ với tác giả về một chuyện tình đẹp...

Noel năm nào…
Lê Huy

Đêm nay, đêm đợi chờ Giáng Sinh 2011, trong lòng thành phố Thiên Thần Los Angeles, con trai tôi lái xe chở cả nhà thư thả chạy vòng vòng trong một khu gia cư để xem ánh đèn muôn màu rực rỡ đón chào Giáng Sinh hằng năm do các tư gia trang trí trong sân nhà mình, trên các thân cây cành lá hai bên đường. Khu gia cư sáng rực lên trong không gian muôn sắc muôn màu mênh mông ấy. Người người như đắm chìm trong ngày hội hoa đăng để đón mừng Chúa ra đời.

Với hằng hà sa số bóng đèn bé li ti nhiều màu, qua khối óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, người ta đã kết nên một bức tranh toàn cảnh rực rỡ ngày Chúa Hài Đồng ra đời nơi máng cỏ trong hang Bê-lem với các Thiên Thần chấp chới cánh bay bên những vì sao lấp lánh trong bầu trời xanh thẳm. Ngồi trên chiếc xe nai do đôi tuần lộc kéo là Ông Già Noel với bộ râu trắng như tuyết, da dẻ hồng hào, nhân từ đôn hậu luôn cười vui với mọi người. Hoặc nửa đêm Ông Già Noel vai vác bao quà to tướng chui xuống ống khói tặng quà cho các cháu bé bằng cách bỏ vào những đôi tất mà các cháu đã đặt sẵn cạnh chân giường trước khi đi ngủ.     
…   …   …

Tôi nhấn nút CD, một giọng hát nam thật truyền cảm thiết tha cất lên cao vút:

Bài Thánh Ca đó còn nhờ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
(Bài Thánh Ca Buồn -- Nguyễn Vũ)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

ƠN ĐỜI !

    
         Chiều,  Sài Gòn cuối năm trời se se lạnh…cái lạnh không se sắt,  không làm tê tái lòng người như mùa đông ở quê hương miền trung của tôi.  Sài Gòn vào đông không rõ nét lắm nhưng tôi vẫn cảm nhận được cái thi vị của khoảnh khắc giao mùa này. Một chút lạnh,  một chút gió đầu đông cũng đủ làm cho lòng tôi chạnh nhớ về ngày cũ, những tháng ngày tôi đã đi qua với biết bao ưu tư, biết bao khắc khoải vui buồn.
        Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương đủ đầy của gia đình. Tôi thong dong sống với thời thiếu nữ nhiều ước mơ đẹp, những mơ ước trong trẻo về cuộc đời mà tuổi trẻ của chúng tôi khát khao được cống hiến cho quê hương cho cuộc sống. Bỏ lại sau lưng thời niên thiếu với nhiều kỷ niệm đáng yêu, tôi bước vào đời với hành trang chở nhiều hoài bảo của tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết.
       Những giáo sinh Sư Phạm chúng tôi ngày ấy vào đời với ánh mắt màu hồng, với lòng yêu nghề cháy bỏng. Chúng tôi,  ngày chọn nhiệm sở có người lên tận Phú Bổn, có kẻ ra đến Quảng Ngãi, Quảng Tín, có người lại vào tận Phú Yên…nhưng tất cả vẫn lên đường với sự hồ hởi vốn có để làm Thầy. Thời điểm chúng tôi ra trường cũng là lúc quê hương đi vào giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, nơi chúng tôi đến hầu hết nằm trong vùng đạn lửa và đa phần là những miền quê xác xơ vì bom đạn . Có đi, có đến đó tôi mới cảm nhận được sức sống mãnh liệt của con người,  cảm nhận được sự vươn dậy mạnh mẽ của cuộc sống người dân giữa thời loạn lạc và cũng từ nơi này tôi đã học được nhiều điều ,  đó là sự cần cù chịu thương chịu khó, đó là sức chịu đựng để vươn lên,  để tồn tại,  để hy vọng một ngày mai và cũng ở đây tôi có thêm những người bạn mới mà khi đã xa rồi mới thấy lòng nhiều nuối tiếc nhớ mong!

      “…Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
      Đường đến anh em đường đến bạn bè
      Tôi đợi em về bàn chân quen quá
      Hàng lá me vàng lại bước qua…” (TCS)
     
      Và rồi,  chiến tranh cũng qua đi. Sau bảy lăm, cuộc sống đi vào vòng xoay mới với bộn bề bao nổi khó khăn. Cũng như các bạn khác, tôi vẫn tiếp tục làm thầy dù cho đời sống lúc ấy lắm nổi gian nan, dù cho cái nghề Thầy lúc ấy lắm khi ngẫm nghĩ mà lại cười rơi nước mắt !!! Nhưng không biết bằng nghị lực, bằng niềm tin, bằng tình yêu phi thường nào để tôi tồn tại và để bây giờ tôi mới thấy cảm ơn cuộc đời,  biết ơn cuộc đời này nhiều biết là bao nhiêu!
       Có một bài viết của anh bạn khóa trên nói rằng  “nghề Thầy không bạc bẽo”. Vâng, tôi đã cảm nhận được rõ ràng điều này từ những ngày đầu tôi rời xa bục giảng, rời xa những học sinh tôi đã từng dạy dỗ trong những tháng năm qua. Thời gian trước đó tôi đã được chuyển sang dạy cấp hai môn Tiếng Anh (tôi học chuyển tiếp CĐNN vào năm 1989-1991) nên học trò của tôi cũng lớn hơn, sự hiểu biết tinh tế hơn và tình cảm cô trò vì thế cũng sâu đậm gắn bó hơn nhiều. Bao nhiêu năm qua, tôi vẫn thấy ấm lòng khi học trò cũ vẫn thường xuyên thăm hỏi, vẫn không quên gửi những lời tri ân vào ngày 20. 11 hằng năm, vẫn nhắn đến tôi rằng  “ Cô ơi, tụi con lúc nào cũng nhớ đến cô…”  Bấy nhiêu thôi,  cũng đủ để tôi thấy cuộc đời này đáng yêu biết dường nào, đáng sống biết dường nào!
 
     “…Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
      Nhìn rỏ quê hương ngồi nghĩ lại mình
      Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
      Vì đất nước cần một trái tim…” (TCS)

     Cảm ơn đời đã cho tôi một trái tim biết yêu thương, biết ghét giận mà cũng biết thứ tha.  Đã cho tôi biết thế nào là đắng cay, hạnh phúc và cũng xin cảm ơn đời đã cho tôi biết cái cảm xúc khi được nhận và bị mất đi những gì yêu dấu nhất của cuộc đời mình!  
     Cách đây mấy hôm, tôi có nhận được email của một người bạn với những lời nhắn nhủ đáng để nghĩ suy  “ Khi những tư tưởng yếm thế làm bạn chán nản, hãy tươi nét mặt lên và nghĩ rằng bạn vẫn còn sống đây ”…. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã mang thông điệp này chia sẻ đến mọi người,  để tôi tự chiêm nghiệm và càng yêu quí hơn cuộc đời này cho dù sống là để trả nợ kiếp nhân sinh !
     
      “…Và như thế tôi sống vui từng ngày
       Và như thế tôi đến trong cuộc đời
       Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi…”(TCS)

    Cho đến bây giờ, tuổi đã sang thu và những cơn gió heo may đã khẽ khàng len lỏi thổi vào phận sống của một đời người,  tôi còn lại nhiều lắm những yêu thương từ cuộc đời ban tặng sau khi cũng đã mang đi của tôi nhiều thứ…Tôi vẫn yêu cuộc sống này, yêu gia đình nhỏ bé hiện tại của tôi với một người chồng thủy chung, với những đứa con trai ngoan hiếu ,  những cô con dâu xinh xắn thảo hiền và những đứa cháu nhỏ đáng yêu!
     Tôi còn lại những người bạn đồng môn quá đổi thân thương ngày ấy còn sống quanh tôi, trong thành phố này, trên đất nước này và những người bạn tít xa bên kia nửa vòng trái đất cứ ngỡ rằng sau từng ấy năm sẽ chẳng bao giờ biết tin, sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Thế nhưng cuộc đời vần xoay đã cho chúng tôi gặp gỡ, tay bắt mặt mừng và để cùng được sẻ chia buồn vui trên trang nhà của tất cả chúng tôi.                                                                                         
    Tôi đã từng may mắn được sống qua những thời khắc đáng nhớ của cuộc đời,  được chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống với những tâm trạng khác nhau dù là hạnh phúc hay khổ đau, dù là sướng vui hay nghiệt ngã…tất cả đã mang đến cho tôi những cảm xúc khó quên khác nhau nhưng đọng lại trong tôi vẫn là lòng biết ơn cuộc sống này, là sự tri ân cuộc đời này vì hơn lúc nào hết tôi đã nhận ra được rằng “ Đời là một quà tặng ,  hãy biết ơn đời!”…
    Xin hãy “còn bước đi cho bình minh lên tiếng…”, xin hãy “cho đời chút ơn…” như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng thiết tha và xin hãy đừng quên “Đời” là “ phấn thơm cho rừng chút hương , là lời hát ca cho trần gian…” Và như thế ,  tôi đã yêu cuộc đời này bằng cả trái tim tôi.
                               
                                          Thanh Cảm …Sài Gòn một chiều cuối năm!

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

GIÁNG SINH TÌNH YÊU

                                  Phương uyên.

    Trang điểm xong, Thư đứng tần ngần trước tủ áo một lúc lâu, chẳng biết nên chọn chiếc áo màu nào để đi dự tiệc Noel tối hôm nay. Thường ngày đi dạy, Thư rất dễ dàng trong việc chọn áo. Thư chọn màu áo theo mùa : Màu nhạt nếu trời nắng nóng, màu sậm khi trời lạnh. Trời buồn thì chọn áo màu tím, màu rêu. Trời trong xanh thì mặc áo màu xanh, màu hồng …Thư thường nghĩ mình ăn mặc đẹp là để cho mọi người nhìn nhưng có khi lại thấy rằng : Làm đẹp là đẹp cho chính mình, không cần biết đến ai. Tự nhiên Thư chợt mỉm cười vì sự mâu thuẩn của mình.
    Cuối cùng Thư chọn chiếc áo dài màu đỏ. Đã lâu lắm rồi! Thư không mặc chiếc áo này. Bởi lẽ, màu nó hơi chói nhưng hôm nay trời lạnh lại là ban đêm nên cũng phù hợp. Mặc vào, cái áo hơi rộng một chút. Khoác ngoài là chiếc áo móc len màu trắng, quấn chiếc khăn quàng cổ lông trắng nàng thấy mình nổi bật hẳn lên…
    Khi Thư đến thì mọi người đã đông đủ và ngồi vào bàn tiệc rồi. Thư mỉm cười chào mọi người :
- Xin lỗi mình đến hơi muộn!
    Thật ra, Thư cũng ngần ngừ không biết có nên đến dự tiệc tối hôm nay hay không? Bản tính Thư rất ngại đến chỗ đông người nhưng chìu theo ý Văn nên…
     Thấy Thư xuất hiện, Văn đến bên bạn :
- Văn sợ Thư không đến!
    Văn dẫn Thư đến chiếc ghế trống, chờ cho nàng ngồi xuống rồi kéo chiếc ghế ngồi sát bên cạnh. Thư ngước lên thoáng thấy có nhiều ánh mắt nhìn mình.

MẤY NGÀY TRƯỚC GIÁNG SINH

Truyện Ngắn
MANG VIÊN LONG

Tại X. tôi được Linh Mục Hiệu trưởng cho giữ chức giám thị của trường trung học S. Trường S. là một ngôi trường tư thục lớn vào bực nhất nhì của X. Trường gồm hai dãy lầu, dãy bên phải dành cho học sinh đệ nhất cấp, cũng là khu cho nam sinh. Dãy trái, tầng trên là các lớp đệ nhị cấp chung cho cả nam nữ, và các lớp đệ nhất cấp nữ sinh. Dưới lầu, ở phòng tiền đường trống, kế bên phải là phòng của Giám học, phòng Hiệu trưởng, cũng dãy này, phòng dành cho giáo sư được xây thêm bên cạnh. Phía sau, giữa hai dãy lầu, là Văn phòng. Một dãy hàng rào gỗ ngăn chia khu vực học sinh và nhân viên làm việc. Tổng giám thị, giám thị, thu ngân, sổ sách, được chia ra từng ngăn riêng. Học sinh có thể liên lạc với từng phần hành bên này hàng rào gỗ, và cũng có thể từ cửa phía sau nếu cổng trường phía sau đã đóng. Trường có hai lối ra vào riêng. Cửa trước dành cho nữ sinh và giáo sư, cửa sau dành cho nam sinh. Trong giờ học, các cánh cửa đều được đóng. Có người gác coi sóc mở đóng khi đổi giờ học. Chỗ tôi làm việc cạnh bàn của Tổng giám thị. Thường thì tôi thay thế Tổng giám thị, giải quyết hết mọi việc. Theo Linh Mục Hiệu trưởng, tôi phải quán xuyến như vậy, để niên khóa tới, tôi sẽ thay thế vị Tổng giám thị của trường, bởi vị này bận dạy.
Công việc thường ngày của tôi rất bận. Trường ít giám thị mà học sinh trên bốn ngàn, tôi phải cực nhọc với những giải quyết nhiều lúc không là của giám thị nữa. Từ việc liên lạc với gia đình học sinh, tiếp xúc thân nhân, kiểm soát việc ghi điểm, kiểm diện, sổ phát, nhắc nhở trật tự, đến việc điều động công tác mỗi liên lớp, cấp giấy vào lớp cho học sinh vắng mặt hoặc đi trễ, giữ gìn sổ sách hồ sơ học sinh; tôi cảm thấy công việc đã xoay tôi như một con vụ. Nhưng tôi rất ham thích với công việc của trường học. Những sinh hoạt của nhà trường, tôi đều tham dự, và đôi lúc, đề nghị với Linh mục Hiệu trưởng những dự định mới mẻ khác, cốt gây được một không khí tươi trẻ, vui nhộn song song với việc học. Tôi tự đứng ra trông coi một tờ đặc san. Tôi tổ chức một ban văn nghệ. Những ngày lễ, tôi đã dành thì giờ để nói chuyện một đề tài nào đó về văn chương, hay giáo dục, cho học sinh của trường.

Tôi nhớ nhất là những ngày lễ Giáng Sinh năm đó. Một tuần trước ngày tới hôm lễ chính, tôi cho phát hành ở các lớp một đặc san. Nhân ngày lễ, ngoài các phòng triễn lãm tranh, đồ nữ công, bích báo của các lớp, tôi chuẩn bị một đêm văn nghệ thực toàn hảo. Đêm đó, tôi ở lại trại sinh hoạt liên hoan với các lớp mà không trở về nhà. Tôi bỏ lễ nửa đêm để nói chuyện với Lam.

Lam nói chuyện với tôi không được tự nhiên. Có lúc như sợ hãi, có lúc như ngượng ngập, cũng có đôi lúc Lam tỏ ra nồng nhiệt, mạnh dạn, cứng rắn đến nỗi tôi không hiểu được nàng. Mở đầu, Lam có vẻ trách móc, hoặc dỗi hờn, giận tức điều gì. Tôi không để ý, bởi vì, thực tình tôi không nghĩ gì về Lam ngoài việc cảm mến năng khiếu văn nghệ, đầu tóc demi garçon, vóc dáng nhỏ nhắn của nàng. Trong câu chuyện, dần về sau, Lam trách thẳng tôi. Nàng dùng mấy chữ “ độc ác,  lạnh lùng, vô tâm” để trỏ tình cảm của tôi với nàng. Tôt sửng sốt. Đến đây thì tôi đã hiểu được đôi phần thái độ của Lam lúc gặp tôi.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

MỘT MIỀN QUÊ.

                       Irene.      

          Sau những ngày mưa dầm, lạnh lẽo của mùa đông. Trời chỉ còn se se lạnh của những ngày cuối mùa. Mây bàng bạc khắp trời, sương mù vẫn còn giăng phủ trên những dãy núi xa xa.
          Đây là lần đầu tiên tôi biết đến quê chồng từ khi chúng tôi cưới nhau. Xuống xe tại chợ Bình Định, anh đạp xe chở tôi theo con đường đất đỏ về quê. Cơn mưa nhẹ đêm qua làm cho cây cỏ tươi mát. Hai bên đường những cánh đồng xanh ngát chạy dài, những đàn trâu, bò đang thung thăng gặm cỏ, những vườn rau mơn mởn, những mái nhà nằm rải rác khuất sau hàng cây xanh. Gió thổi lành lạnh mang theo hơi hướng của đồng nội. Không khí thật trong lành. Đi đến đâu anh cũng giảng giải về những địa danh…
          Xế trưa thì đến An Thái. An Thái thuộc xã Nhơn Phúc huyện An Nhơn Bình Định. An Thái là một làng rất thơ mộng và cổ kính với những ngôi nhà của người Hoa đến đây từ thế kỷ18.Thời Trịnh Nguyễn phân tranh có thầy giáo Hiến mở lớp dạy học trong đó có ba anh em nhà Tây Sơn theo học.
          Dừng lại quán nước ở bến đò, chờ chuyến đò qua sông.
          Trên bãi cát ven sông Côn, những trại xay rất nhiều. Thì ra nơi đây đặc sản bún Song Thằng ( Song Thần ) :
          “ Nón ngựa Gò Găng, bún Song Thằng An Thái
           Lụa đậu tư Nhơn Ngãi, xoài tượng chín Nhơn Long”
          Theo truyền khẩu thì bún này có từ thế kỉ 18 lúc người Hoa đến An Thái sinh cơ lập nghiệp phát triển nghề làm bột đậu xanh và nghề làm bún. Nước dùng lắng bột phải là nước trong và mát. Người ta còn nói rằng chỉ có nước sông Côn mới xay được bột tốt, nhất là nước lấy ở đoạn sông chảy qua An Thái. Mà cũng đúng như thế . Đoạn sông này, lòng sông toàn là cát sạn sạch nên nước trong như được lọc sẵn.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Nghề thầy không bạc bẽo

                                  Truyện Ngắn
                               MANG VIÊN LONG
Năm
Tôi có chuyện buồn nên muốn đi xa năm mười hôm cho tâm trí ổn định, bình thường; và tôi đã chọn nơi tôi dạy học trước kia để dừng chân. Ở đó, tôi có nhiều bạn văn, bạn đồng nghiệp và những người học trò cũ…
 Ngày đầu tiên, tôi quyết định đến thăm chùa P.L nơi thầy Thiện Đạo làm viện chủ, mà đã hơn hai mươi năm tôi chưa có duyên gặp lại. Dự định là chỉ lưu lại với thầy một hai hôm thôi, vì tôi còn phải về thị xã để sống với bạn bè đang chờ. Tuy vậy, cảnh chùa yên tĩnh, xinh tươi – nhất là tình cảm ưu ái của thầy, các cô chú, và quý đạo hữu trong thôn làm tôi cứ nán lại hoài. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi được sống ở đây.
  Một buổi sáng, thầy có việc về họp ở tỉnh hội, tôi thả bộ lang thang khắp xóm, hướng thẳng đến khu rừng bạt ngàn phía trước ; chẳng để ý đến thời gian. Bất ngờ, một toán người – có lẽ là dân phòng, chặn tôi lại, hỏi giấy tờ, và lý do tôi đến H.T. Tôi vui vẻ cho biết, tôi đến H.T. không có lý do gì   ngoài việc ghé thăm chùa P.L và thầy Thiện Đạo. Sau một lúc “hỏi thăm” kỹ về lý do – họ mời tôi về trụ sở xã để gặp vị trưởng công an.
 Ở xã, tôi chờ khá lâu, mà người cần gặp lại đi vắng. Tôi cũng không vội vã gì, ngồi ở ngoài hiên trụ sở, hút thuốc; nhìn ngắm quang cảnh mới lạ, bình yên trước mắt; lòng cảm thấy vui vui. Khoảng gần 11giờ trưa, có hai chiếc xe con chạy vào, người du kích bảo vệ vội chạy ra mở cổng. Toàn bộ cán bộ chủ chốt đều có mặt trước thềm để đón. Tôi nghĩ bụng, có lẽ khách quý đến thăm chăng?

Kỉ niệm dạy học vùng sâu

                                              ( Mến tặng các bạn đồng nghiệp và học trò  cũ của tôi)

Trường THCS Suối Nho
      Ngày  ấy, cách nay đã hơn một phần tư thế kỉ  nhưng kỉ niệm về những ngày đầu bước chân vào nghề dạy học vẫn luôn tươi mới, sống động trong tâm hồn chúng tôi.
      Tháng 8 năm 1984, đoàn giáo sinh tốt nghiệp khóa 7 của trường Sư phạm cấp hai Đồng Nai nhận quyết định của Sở Giáo dục Đồng Nai phân công về huyện Tân Phú. Xe đưa chúng tôi về Phòng Giáo dục Tân Phú. Tại đây, ba thầy giáo trẻ chúng tôi là Hùng, Vinh, Hoài nhận tiếp quyết định của Phòng Giáo dục điều động về công tác tại trường Phổ thông cơ sở Phú Túc C.
      Cầm tờ quyết định trên tay, lòng tôi khấp khởi mừng thầm, nghĩ rằng mình được dạy học gần nhà  (bởi vì nhà tôi ở xã Phú Cường, cách xã Phú Túc chỉ 3km, đều nằm ven quốc lộ 20, đường lên Đà Lạt ). Thế nhưng ai có ngờ đâu, trường PTCS Phú Túc C là tên cũ của trường PTCS Suối Nho (xã Suối Nho mới thành lập nên trường chưa kịp đổi tên mới), cách nhà tôi đến 10km. Ngày đầu tiên cưỡi con ngựa sắt cũ mèm lọc cọc vào trình diện tại trường, lòng tôi thấy ngỡ ngàng và thất vọng. Con đường khá dài, rộng rãi, hai bên đường cảnh vật thoáng đãng, cây cỏ xanh tốt, nhưng toàn một màu đất đỏ bụi mù. Sau này chúng tôi mới thực sự khổ sở với con đường này. Mùa nắng xe tải chở mía từ nông trường mía Suối Nho – Thọ Vực lên nhà máy đường La Ngà, liên tục tung lên những đám bụi mù, sẵn sàng nhuộm màu đỏ thắm cho cả người lẫn xe đi trên đường từ đầu đến chân. Mùa mưa, đất đỏ bazan trở thành một lớp sình dẻo quánh, dính bết vào bánh xe đạp; chúng tôi luôn thủ sẵn một đoạn cây ngắn, đi khoảng chục mét phải dừng lại xoi hết lớp sình dẻo thì mới đi tiếp được. Đoạn đường từ xã Phú Túc vào trường chỉ dài 7 km nhưng với chúng tôi đúng là “con đường đau khổ”, thấm đẫm mồ hôi và cả nước mắt của các thầy giáo trẻ ngày ấy...

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...