Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Tin tức về: Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Sư phạm Quy Nhơn

Biên bản cuộc họp Ban Tổ chức
Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Sư phạm Quy Nhơn
Chiều 02/10/2011, Ban Tổ chức Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Sư phạm Quy Nhơn đã họp mặt tại nhà chị Diệu Minh để kiểm tra những công việc đã thực hiện trong thời gian qua và trao đổi thống nhất về những công việc cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Tham dự cuộc họp có : anh Nguyễn Dũ, anh Võ Ngọc Chuyển, anh Phan Quang Đán, anh Nguyễn Đình Chúc và chị Nguyễn Tấn Diệu Minh.
Vắng mặt : anh Nguyễn Văn Hòa, anh Lê Trung Thận và anh Phan Bá Chức.
Qua trao đổi, các thành viên dự họp đã thống nhất một số nội dung như sau :
1/ Về công tác vận động tài chánh :
-         Tiếp tục vận động những anh chị em có điều kiện kinh tế tham gia tài trợ cho hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập SPQN
-         Chị Diệu Minh thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ nên mở một tài khoản tại ngân hàng dành cho việc quản lý số tiền vận động được.
-         Anh Hòa chuyển giao toàn bộ số tiền mặt đã thu nhận được trong ngày họp mặt 03/7/2011 cùng với số tiền anh chị em gửi về trong tài khoản đã mợ tại NH ACB sang cho thủ quỹ là chị Diệu Minh quản lý, đồng thời nhắc nhở những người đã đăng ký tài trợ góp đủ số tiền đã đăng ký cho thủ quỹ.
-         Các khoản chi phí mà thủ quỹ xuất chi phải có giấy đề nghị của trưởng tiểu ban và sự duyệt chi của Trưởng ban Tổ chức làm chứng từ quyết toán
2/ Về việc chuẩn bị cho tập kỷ yếu :
-         Anh Thận báo tin đã khảo sát giá in ấn và liên hệ được việc xin giấy phép in ấn.
-         Anh Dũ chuyển toàn bộ danh sách những người tham dự và hình ảnh các cuộc họp mặt cựu giáo sinh SPQN tại SG từ lần đầu tiên đến nay cho anh Đán thuê người nạp liệu và scan để cung cấp cho kỷ yếu và chuẩn bị trưng bày trong ngày họp mặt.
-         Anh Dũ chuẩn bị các bài viết về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
-         Anh Đán phụ trách tổng hợp danh sách, địa chỉ liên lạc của cựu giáo sư và cựu giáo sinh các khóa.
-         Anh Thận và anh Chúc tổng hợp những sáng tác của anh chị em các nơi gửi về để chọn lọc một số tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc giới thiệu trên kỷ yếu
-         Chọn lựa và phân công một số anh chị có khả năng viết lách phụ trách thu thập tài liệu viết bài giới thiệu một số gương mặt giáo sinh thành đạt trong nghề nghiệp, cuộc sống và một số học sinh do các thầy cô giáo tốt nghiệp từ trường SPQN giảng dạy nay trở thành những người thành đạt để nói lên thành quả đào tạo của trường
4/ Về việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ :
-         Trưởng tiểu ban nên chủ động liên hệ với những anh chị em có khả năng văn nghệ để chuẩn bị chu đáo những tiết mục sẽ tham gia biểu diễn. Không chờ đợi những tiết mục đăng ký tự phát vào giờ chót.
3/ Về việc chuẩn bị tổ chức ngày họp mặt:
-         Chọn địa điểm họp mặt phù hợp (Sẽ khảo sát địa điểm đề xuất là Ks Tân Sơn Nhất đường Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận)
-         Lập danh sách và địa chỉ liên lạc của cựu giáo sư và giáo sinh các khóa để gửi thư mời và đăng trên kỷ yếu.
-         Thu thập những hình ảnh, hiện vật sẽ trưng bày trong ngày họp mặt
-         Tài trợ cho những cựu giáo sư được mời về dự họp mặt (chi phí ăn ở, đi lại)
5/ Về việc tổ chức chuyến đi Về Nguồn
-         Chọn thời gian Về Nguồn là khởi  hành tại Sài Gòn từ sáng thứ hai 02/7 đến đến tối thứ tư 04/7/2012 rời Qui Nhơn quay về SG. Thời điểm gặp gỡ tại trường cũ là chiều và tối thứ ba 03/7/2012. Sẽ thông báo để những anh chị em ở các tỉnh không có điều kiện về dự cuộc họp mặt tại SG có thể đến thẳng Qui Nhơn để dự cuộc họp mặt chiều và tối thứ ba 03/7/2012.
-         Anh Dũ sẽ liên hệ để được Trường ĐH Qui Nhơn cho biết là có thể đón đoàn về nguồn vào thời điểm này hay không?
-         Anh Đán chuẩn bị đề xuất nội dung, chương trình sinh hoạt trong thời gian thăm trường cũ.
-         Liên hệ với một vài tổ chức du lịch lữ hành để khảo sát giá chuyến đi từ SG về Qui Nhơn và ngược lại để thông báo cho anh chị em biết trước mà đăng ký tham gia.
6/ Tổ chức cuộc họp Ban tổ chức mở rộng vào sáng chủ nhật 23/10/2012 tại quán Đất Phương Nam : Các trưởng tiểu ban có trách nhiệm đề xuất danh sách những cựu giáo sinh cần mời đến dự họp để có nguồn nhân sự bổ sung tham gia vào từng tiểu ban
Ban Tổ chức 2012
Trưởng ban.
Võ Ngọc Chuyển

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Ngọn lửa đêm say - Thơ - Lê Du Miên


  gởi cô giáo sinh K11

Này cô giáo sinh khoá mười một ơi!
sao cô nhăn nhó chẳng chịu cười,
có biết lòng tôi sầu chất núi,
làm ơn cười chút cho tôi …vui.

Sáng nay vườn tôi có con chim hót,
nó hót líu lo giữa bụi hồng,
nắng lên óng ánh giọt sương sớm,
long lanh như ngọc giữa trời trong.

Có sợi mây vương trên ngọn cây
giống như tóc ai tuổi trăng đầy,
thoang thoảng đâu đây hương bồ kết,
làm hồn tôi lịm giấc mơ say.

Cây lê vườn sau có đàn kiến,
tất bật lo toan… áo gạo tiền,
vẫn chụm đầu nhau hôn tình tứ,
tình còn… đời sẽ mãi bình yên.

Bông cúc nhà tôi nở cuối mùa,
vàng như màu áo của ai xưa,
chu choa… rực rỡ như hoàng hậu,
nghiêng ngả ngai vàng một quân vương.

 Lại có giọt nắng rơi trên áo,
tôi nhón trên tay gởI cô này,
mong cô cười nhé, ru theo gió…
để tôi về nhúm ngọn lửa đêm say.

 9/11
Lê Du Miên

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Đọc Báo

Mẹ tắc tị... vì bài học của con!
SGTT.VN - Con tôi đang học lớp 3 tại một trường công lập trong TP.HCM. Trong một tờ giấy photocopy phát cho cháu đem về nhà chuẩn bị bài cho ngày hôm sau, tôi đọc thấy một bài tập do cô giáo viết tay có nội như sau:
Tìm sự vật so sánh trong câu văn, thơ sau và gạch hai gạch dưới từ so sánh:
b/ "Con cò trắng tựa như vôi
Tụi mình còn nhỏ xứng đôi quá chừng."
c/ "Thân em tựa cánh chuồn chuồn
Khi vui nó đậu khi buồn nó bay."
Dù không được đào tạo qua trường lớp sư phạm nhưng tôi vẫn nhận ra sự bất ổn trong câu chữ. Không hiểu cô giáo của con tôi lấy đề bài từ một giáo trình có sẵn nào đó hay cô “tự soạn” và tự “sáng tác” ra? Nhưng dù cô lấy nguồn giáo án từ đâu thì tôi cũng không tiện hỏi (nói “không dám” thì đúng hơn) vì không muốn con mình bị “đì” hay trở thành học sinh cá biệt trong mắt cô.
Xét về mục đích của bài tập thì tôi đồng ý vì nó thể hiện cấu trúc “so sánh” đúng yêu cầu của bài. Nhưng liệu có ổn không khi đoạn thơ b/ có câu “Tụi mình còn nhỏ xứng đôi quá chừng”? Không lẽ ngành giáo dục cổ suý cho việc yêu đương ở lứa tuổi tiểu học? Đến đoạn thơ c/ còn khó hiểu hơn bởi những câu văn, thơ dùng chữ “thân em” thường ám chỉ người con gái (và dĩ nhiên đang tuổi yêu đương) nhưng một học sinh lớp 3 thì làm sao hiểu như thế, hoặc làm sao hiểu ý nghĩa của sự liên tưởng “Khi vui nó đậu khi buồn nó bay”? Tôi đã tắc tị khi con nhờ tôi giải thích ý nghĩa của hai đoạn thơ ấy!
Có thể cô giáo của con tôi (hay tác giả của giáo trình bao gồm hai đoạn thơ trên) khá dễ dãi khi cho rằng chỉ cần những ví dụ có cấu trúc “so sánh” để các em vận dụng là đủ, còn mặt ngữ nghĩa hay những gì sâu xa hơn thì không cần quan tâm? Đừng quá chủ quan khi cho rằng ở lứa tuổi lớp 3, học sinh còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được những điều bất ổn trong những câu chữ có nội dung như thế!
Tôi thiết tha mong những người làm công tác giáo dục hãy vì những mầm non tương lai của đất nước mình mà “chăm bón” cho các em những thứ “dễ tiêu hoá” và phù hợp với lứa tuổi của chúng.

Khánh Hoan

Nguồn : www.sgtt.vn xem tai đây.

Một số ý kiến phản hồi trong bài báo:

Linh Hương Nguyễn
hix quá đáng thật
Sao Mai
Tôi đọc xong bài viết của KHÁNH HOAN và thật bức xúc. Tôi xin góp một câu kết của tôi cho cuối bài cùng người viết rằng: "Tôi thiết tha xin, quỳ lạy xin những người làm công tác giáo dục hãy vì Đất Nước mà “chăm bón” cho con em chúng ta, những mầm non tương lai của Dân Tộc. Tôi quỳ lạy tha thiết xin các Ông, các Bà, quan chức lớn nhỏ trong nghành GIÁO DỤC.
saigonxua
Phải công nhận là sgk trước giải phóng mà an toàn , học rất ít nhưng biết rất nhiều còn bây giờ Bó tay . Ngày xưa Trần Minh khố chuối học có mấy quyển sách nhưng đỗ Trạng Nguyên . Còn bây giờ sách vở nhiều nhưng sinh ra toàn Củ chuối . Bó tay , đó là sự phung phí tài nguyên và hãm hại tài năng . Trung Tâm Đào Tạo Sinh sãn Vô tính sẽ ra đời , Học vẹt

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Chùm thơ về "tuổi heo may" của nhóm Nha Trang...

Tranh Mẹ Vườn Xuân / Họp Mặt Trong Vườn - họa sĩ Rừng
Ý Xuân

Bảy mươi vui khỏe tràn đầy xuân
Đây đó thong dong khắp nẻo trần
Dù cho trôi nổi lòng minh bạch
Mai lan cúc trúc ngập vườn xuân

Bạn bè thân hữu năng tương ngộ
Chia sẻ tình thâm nặng nghĩa ân
Gắn bó bền lâu chung lối mộng
Bốn mùa luôn mãi vẫn ý xuân

Thanh Nguyên-Đinh công Dụng
(K.2  -  1963 - 1965)


Tranh Mẹ Tình Nhân / Ngát Hương Sen Nồng - -họa sĩ Rừng

BÌNH MINH  TREÂN PHOÁ BIEÅN

Thöùc daäy ba giôø söûa soaïn ñi ,
Vui gheâ bieån caû nhôù xuaân thì !
Troå taøi döôùi nöôùc nhieàu ñöôøng laën ,
Bieåu dieãn treân bôø laém daùng ñi .
Soùng ñaåy nhoài anh , sao quaù ñaõ ,
Em bôi uùp maët , thaät laø chì .
Beân nhau taâm söï – möøng – vui – khoûe ,
Neáu heïn chieàu nay , chaúng ngaïi gì .

** daï taâm – Nguyeãn Thoï
   K.4 – SPQN   1965-1967

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

BÀI THƠ GỬI THĂM BẠN CŨ – Thơ - Diệp Thế Thoại

Tôi viết bài thơ
Gửi thăm bạn cũ
Kể từ ngày chia tay ra trường
(Đã quá ba mươi sáu năm rồi nhỉ!) (*)
Cánh chim non tung bay khắp nẻo…
Con đò chiều rẽ bến sang sông…
Câu chuyện lửa tàn
Bài ca tạm biệt
Biết có còn không?
Trong gánh hành trang đôi vai nặng nặng
Nặng bước chân trần của người lữ thứ phương xa
Tóc trắng thời gian
Nhớ về dấu yêu ngày cũ:
Nhớ em Quảng Tín lộng  gió Chùa Cầu
Nhớ em phố núi Pleiku môi hồng má đỏ
Nhớ em ngọt lịm nước dừa bát ngát Bồng Sơn…
Và mãi nhớ về em…
Bên bờ biển Qui Nhơn
Hát cho bạn bè nghe khúc tình ca từ cổ thành Quảng Trị! (**)
Thời giáo sinh vui buồn lẫn lộn
Phút chốc bỗng nhạt nhòa theo dấu tuổi hai mươi…
(Xẻ nghé tan đàn, đôi mắt cay xè, điệp khúc chia phôi !!!)

Tôi viết bài thơ
Thăm hỏi bạn bè tôi:
Ai mất, ai còn?
Ai đen da, ai trắng tóc?
Ai lòng rối như mớ bòng bong trong cổ kim suy tưởng(!)
Ai chễm chệ vinh quang trên tột đỉnh sang giàu(!?)…

Và từ trong tím ngắt hoàng hôn
Bồng bềnh khói sương của mái đầu tóc bạc
Của khúc ru buồn dĩ vãng
Xin hãy thắp lên ngọn nến hồng tình bạn
Để từ bốn phương trời
Bạn bè ta
            hãy luôn nhớ về nhau…

                             29/9/2011
                           T.Diệp K11
(*) nói về khóa sinh khóa 11 (1972-1974)
(**) những từ “em” để gợi nhớ lại những kỉ niệm riêng tư  khi còn học ở SPQN!

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Về Việc Ngô Bảo Châu Và Giải Fields Của IMC - Đàm Khánh Hỷ

 ( Đăng  trên Diễn  Đàn  Sư Phạm Qui Nhơn)
                                         
Xin lỗi, tôi không biết gì về toán học nhưng vì chuyện có liên quan đến nghề dạy học tôi  đã trải qua nên có vài ý để trong lòng được trống trải. Sau khi nghe người ta rầm rộ tán dương Ngô Bảo Châu là người trẻ Việt Nam đoạt giải Fields của Hiệp Hội Toán  Quốc tế, tôi  cũng cảm thấy mừng cho Việt Nam, nhưng chợt  nhớ đến hai chuyện,vì có liên quan đến  cái tên Bảo Châu và bà Tổng thống Ấn Độ.
1/  Tôi nhớ một vị thầy có nói: “ Những gì từ ngoài cửa đem vào nhà thì không phải là đồ gia bảo.” Giải Fields thì từ bên ngoài  đem về  Việt Nam, còn Bảo Châu thì từ Việt Nam đi ra, như vậy cái nào là gia bảo?   Nhưng, bỡi câu nói là của một vị thầy nên tôi hiểu ý rằng: Những gì mà người học trò học được từ người thầy thì không quý giá bằng điều mà chính tự học trò nghĩ ra.
(...) (xin nhấn vào "Đọc tiếp" để xem thêm)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Ngày Về - Nhạc - TCS

Có một bản nhạc rất hay của Trịnh Công Sơn viết về ngày hòa bình nhưng ít được phổ biến: bài Ngày Về với giọng hát của Khánh Ly.




 "...Mẹ già khoác áo ra đường bay theo bóng chim câu rợp trời...
Lòng mừng đất nước yên vui nhưng bên đời mẹ từ nay vắng con rồi...
...Một bàn cơm ngon trước ghế không người 
Mẹ bày cho con với nước mắt rơi 
Gọi hồn con thiêng hãy đến đây ngồi 
Lòng mẹ nghe như có tiếng nói cười..."
...
Xin mời các bạn cùng nghe.


VÈ SƯ PHẠM.

Giang Lam.

          Khi vào học trường Sư Phạm, tôi được học chung với một số bạn nam. Các bạn nam lúc nào cũng thích vui đùa nên trong lớp luôn có những trận cười. Giờ chơi nào các bạn cũng đứng dọc hành lang, có bạn nữ nào ở lớp khác đi ngang qua là bắt đầu trêu như Đông Sương lớp nhất 4 / K10 thướt tha đi ngang qua :
          -        Đông Sương ơi ! Cho anh cắn một miếng !
         Cô ấy mắc cỡ, đi một hơi.
         Thanh Xuân đi đến :
          -        Xuân ơi ! Cô ấy vừa quay lại, các bạn liền hát :
          …xuân xuân ơi ! xuân hỡi ! xuân ơi !( Xuân ca - Phạm Duy ). Cô ấy vội lườm một cái, bỏ đi .
          Mai, lớp bên cạnh vừa đi ngang :
          -        …Mai ! anh đã yêu em thật rồi ! Một tình yêu quá chua cay…( Mai - Quốc Dũng )
          Hương từ xa đi lại :
          -        …Hương ơi ! Sao tiếng hát em nghe vẫn ngọt ngào…( Hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng )

          Ngoài ra còn hát vè ghẹo các bạn nữ lớp khác trong những lúc đi Cộng đồng hay đi làm công tác xã hội hoặc đi du ngoạn .
          Một hôm các lớp chuẩn bị đi dự đêm lửa trại tại Sân Vận Động Qui Nhơn. Trong lúc đang chờ đợi, nam giáo sinh lớp nhất 2/khóa 10 của tôi và nữ giáo sinh lớp nhất 3/khóa 10 hát vè đối đáp nhau:
(...) (xin nhấn vào "Đọc tiếp" để xem thêm) 

Có những lúc - Thơ - Đinh Công Dụng



                      Có những lúc ta rối bời tâm trí
                      Nhớ trường xưa như một chốn để về
                      Ngồi trên bờ sóng xô từng kiếp cát
                      Nghe liễu ngàn vẽ nốt tình si

                      Có những lúc ta nhàn du cất bước
                      Mong gặp em sân trường cũ năm nào
                      Nhưng nơi ấy giờ làm sao vào được
                      Thôi đừng buồn - đừng hỏi tại sao ?

                      Có những lúc hồn ta mộng mị
                      Ở một nơi để nhớ một nơi
                      Ngỡ Quy Nhơn như là quê mẹ
                      Biển với sông cũng năm tháng rạng ngời

                      Bởi đời ta đi từ trường Sư Phạm
                      Đâu cũng bảng đen,đâu cũng học trò
                      Thân thương lắm - mùa xuân rồi mùa hạ
                      Dẫu phũ phàng bụi phấn nở thành hoa.

                                                             Đinh công Dụng
                                                          ( K.2  -  1963.1965 )

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...