Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

MÃI MÃI LÀ THIỆN TÂM

(Kính tặng Thầy Trần Văn Mẫn, nguyên Hiệu trưởng Sư phạm Qui Nhơn)
 Bích Liên
Tôi đã từng gọi mình là “lão nương” vì đã xa rất xa thời son trẻ, xa tít tắp cái thời làm Giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn. Vào thời ấy và ở nơi ấy, tôi đã giữ lại trong ký ức mình hình ảnh yêu thương của ngôi trường, khu nội trú, bạn bè, thầy cô giáo,…Ở đó vẫn rạng rỡ mãi trong lòng tôi hình ảnh một người Thầy dẫu chưa dạy tôi một chữ nào, nhưng bằng nhân cách và tình cảm đã cho tôi niềm kính yêu và niềm biết ơn sâu xa. Tôi muốn nói về Thầy TRẦN VĂN MẪN, Hiệu trưởng của trường chúng tôi ngày ấy.
Tôi nhớ Thầy như in, nhớ dáng Thầy thấp đậm, đôi kính cận dày, Thầy bước nhanh, mặt nghiêm trang và mắt luôn nhìn thẳng. Thầy ít cười và có vẻ khó gần, nhưng bên trong là cả một sự dịu dàng, tình cảm. Trong lòng tôi, mãi mãi Thầy là một nghệ sĩ đa cảm, và một người Thầy nhân hậu. Thầy nói giọng Bắc ấm và truyền cảm. Thầy hát rất hay và chỉ hát khi lòng Thầy đầy cảm xúc. Tôi vẫn nhớ hoài dáng Thầy hiền hòa, xúc động khi hát bài “Biệt ly” của Doãn Mẫn năm nào. Chỉ một lần nghe thôi mà tôi vẫn mãi nhớ Thầy và thêm yêu bài ca ấy.
Tôi nhớ Thầy ngoài tình cảm thầy trò tự nhiên và bình thường của bao giáo sinh đối với Thầy, tôi còn có một nỗi nhớ rất riêng bởi một kỷ niệm tôi không thể nào quên… Tôi làm Trưởng ban văn nghệ lớp Nhất 4, năm sau, Nhị 4, tôi làm lớp trưởng. Tôi có nhiều dịp xuống Văn phòng gặp Thầy Cô. Giữa năm Nhị niên, gia đình tôi ở quê gặp nhiều rủi ro, hoạn nạn… Tôi bối rối chuyện ăn ở, học hành, nhiều lúc thấy lòng chán nản, thiếu thốn và cô đơn. Không hiểu vì sao Thầy biết được. Một buổi sáng, Thầy cho gọi tôi xuống Văn phòng. Thầy dịu dàng nhìn tôi, ánh nhìn thương mến và thấu cảm. Bất ngờ Thầy ấn vào tay tôi chiếc phong bì. Tôi chưa kịp hiểu ra đã nghe Thầy nhẹ nhàng nói: “Đây là chút tiền nhỏ từ lương tháng của Thầy. Em nhận cho Thầy vui. Rồi mọi khó khăn sẽ qua!”  Tôi ngẩn người rồi òa lên khóc như một cô học trò bé nhỏ. Món quà Thầy tặng tôi đã dè sẻn, trân trọng trong gần một tháng. Mọi khó khăn đã qua như lời Thầy nói nhưng lòng Thầy thì vẫn rực sáng trong ký ức tôi… Sau này, trong đời dạy học, tôi đã nhiều lần tặng học trò tôi những món quà nhỏ mong các em ít nhiều vượt qua khó khăn, tôi đã xoa đầu các em và lặp lại những lời Thầy đã nói với tôi năm nào. Lòng tôi vẫn rưng rưng xúc động nhớ ơn Thầy và tôi khẽ gọi thầm: Thầy ơi!
Còn nhớ đêm văn nghệ trước ngày ra trường, lớp Nhị 4 chúng tôi đoạt giải “Danh dự văn nghệ toàn trường” cho hai tiết mục “ Hội chùa LIM” và “ Thiên thai”. Đêm ấy, khán phòng chật ních khách mời, Thầy Cô và giáo sinh hai khóa…Trên sân khấu, tôi thay mặt lớp nhận phần thưởng từ tay Thầy trao, và trao lại Thầy bức tranh sơn mài cỡ lớn trong số phần thưởng của lớp, tặng nhà trường trước lúc chia xa… Thầy đã bắt tay tôi thật chặt. Dưới làn kính trắng, đôi mắt Thầy đầy xúc động và tự hào. Chẳng biết lúc ấy, Thầy có còn nhớ cô giáo sinh đã rơi nước mắt làm động trái tim người thầy giáo nhân ái không. Ngày Lễ ra trường, bạn bè lao xao, líu xíu, tôi ngồi ở xa cố nhìn lên Thầy, ghi lại qua hình ảnh và giọng Thầy nói, những gì thắm thiết, êm đềm, một thời học làm người, làm Thầy ở ngôi trường Sư phạm thương yêu.
Hai năm sau ngày ra trường, tôi có dịp về lại QUI NHƠN, rảo bước qua khu nội trú mới, chiếc giường tôi nằm khi xưa bây giờ là của cô bạn đồng hương khóa 9. Tôi rưng rưng nhớ lại từng kỉ niệm mới qua còn nóng hổi…Buổi chiều tôi đứng sau nhà Thầy Trọng dạy trường thực hành, nhìn qua bên kia rào thép gai là nhà Thầy Hiệu trưởng và nhà ông Cố vấn. Mọi thứ vẫn còn tinh tươm. Khóm ngọc lan bên góc nhà Thầy vẫn xanh cành và đầy hoa trắng thơm thơm, chú chó KI vẫn hăm he nằm ngoài hiên hóng nắng. Bóng các em con Thầy loáng thoáng nói cười, bong Cô cao cao thấp thoáng vào ra, còn Thầy như đang ở đâu đó trong phòng đọc sách…Bên phía xa, qua vườn hoa nhà Thầy, bóng các giáo sinh nội trú đi dạo chiều thơ thẩn. Thoáng tiếng chân dịch, tiếng quả banh bàn lách cách cùng tiếng reo vui của cô Hiếu, cô Hậu trong gian nhà thể thao. Tất cả đọng lại trong tôi sự dịu dàng, trong trẻo…Tôi trở về, lòng thương nhớ khôn nguôi…
 Tết năm nay nữa, tôi đã sáu mươi ba:
                              “Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương” (TẢN ĐÀ)
Khi tôi viết những dòng này, lòng tôi bùi ngùi nhớ lại thời xanh tóc nhưng tôi rất hạnh phúc vì qua bài “Thương nhớ Ngọc lan” của mình, tôi đã gặp lại, nghe giọng thương quen của bạn bè những ngày xưa than ái. Nhất là tôi biết được tin tức của gia đình Thầy TRẦN VĂN MẪN, người Thầy mà suốt một đời tôi luôn kính mến.. Hạnh phúc lớn lao khi tôi được đọc bức thư viết tay Thầy gửi cho tôi. Thầy đã ngoài 80 tuổi, đã bị bệnh, vậy mà lời thư vẫn nồng ấm, bao dung, than thiện. Tôi còn được nghe em TRẦN THIỆN ÁI, con trai Thầy từ nơi xa gọi điện về thăm hỏi. Qua giọng em nói, những điều em kể, tôi nghĩ em vô cùng dễ thương như tên gọi. Cả em PHƯƠNG LAN nữa, các em phải là thế, vì các em là con của Thầy Cô!
Ở nơi xa xôi, Tôi muốn nói với Thầy : “Con rất nhớ Thầy, Thầy yêu quí của con, với lòng biết ơn sâu sắc không nguôi…Con kính chúc Thầy và gia đình mọi điều tốt đẹp nhất. Ở nơi nào và vào lúc nào, Thầy cũng có rất nhiều những học trò thương yêu Thầy lắm, có điều Thầy chưa biết hết đó thôi! Và con, con vẫn nhớ Thầy và mang ơn Thầy nhiều nhất. Con xin tạm biệt Thầy, Thầy ơi!
VÕ THỊ BÍCH LIÊN
Cựu giáo sinh Khóa 7 - Trường Sư phạm QUI NHƠN

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

BBT: SPQN vừa nhận được thông báo của Ban Tổ Chức KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG SƯ PHẠM QUI NHƠN, xin gởi đến quí anh chị để rõ, và mong các anh chị phổ biến giúp nội dung của thông báo này đến đông đảo bạn bè đồng môn. Trang SPQN cũng mong các trang mạng của thân hữu vui lòng chuyển tiếp thông báo này đến bạn đọc của mình. Chân thành cám ơn.



THÔNG BÁO CUỘC HỌP BAN TỔ CHỨC

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG SƯ PHẠM QUI NHƠN

Ngày 05/02/2012, Ban Tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trường Sư phạm Qui Nhơn đã tổ chức cuộc họp rà soát công việc chuẩn bị cho ngày họp mặt 01/7/2012 sắp tới.
Tham dự cuộc họp gồm có :
-          Anh Võ Ngọc Chuyển – Đại diện Khóa 12 –  Trưởng ban Tổ chức
-          Anh Phan Quang Đán – Đại diện Khóa 8 –  Phó Trưởng ban Tổ chức – Trưởng Tiểu ban Tổ chức sự kiện
-          Anh Lê Trung Thận – Đại diện Khóa 12 – Trưởng Tiểu ban thực hiện kỷ yếu
-          Anh Nguyễn Đình Chúc – Đại diện Khóa 11 – Thành viên Ban Tổ chức
-          Anh Nguyễn Chí Hải  – Đại diện khóa 8 – Thành viên Tiểu ban tổ chức sự kiện
-          Chị Nguyễn Tấn Diệu Minh – Đại diện khóa 8 – Thành viên phụ trách Thủ quỹ
-          Anh Nguyễn Dũ – Trưởng Ban Liên lạc Cựu giáo sinh SPQN tại TP.HCM
Qua rà soát tình hình triển khai công việc, các thành viên Ban Tổ chức thống nhất một số kết quả đã thực hiện và nội dung công việc sắp tới sau đây :
1/  Công tác vận động tài chánh :
Tính đến nay, tiểu ban Vận động tài chánh đã nhận được số tiền của các cựu giáo sư và cựu giáo sinh gửi về ủng hộ việc tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập trường là 30.700.000 đồng và 200 USD. Danh sách cụ thể đang được thông báo công khai trên địa chỉ weblog http://spqn.blogspot.com/
Số tiền tài trợ sẽ được sử dụng cho công tác tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập trường như : ứng trước chi phí thu thập tài liệu biên soạn bài vở, trình bày, in ấn kỷ yếu; biên soạn hòa âm, ghi đĩa cho những người đăng ký tham gia văn nghệ tự tập luyện; thu thập tài liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày trong ngày họp mặt; đặt cọc tiền thuê địa điểm họp mặt; tài trợ chi phí ăn ở cho một số cựu giáo sư được mời từ các tỉnh về SG dự họp mặt; mua quà lưu niệm tặng Trường Đại học Qui Nhơn nhân chuyến đi của các cựu giáo sinh về thăm trường cũ 12/5/2012 …
Số tiền tài trợ đã thu nhận được chưa đủ để thực hiện những công việc nêu trên, nên Ban Tổ chức tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của các cựu giáo sinh để có nguồn chi phí cho công tác tổ chức được chu đáo. Những anh chị đã đăng ký tài trợ xin gửi số tiền tài trợ về cho BTC.
Mọi sự ủng hộ giúp đỡ xin gửi về địa chỉ của thủ quỹ BTC :
Chị Nguyễn Tấn Diệu Minh - Tài khoản số 1010100003614476 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Phòng Giao dịch Phan Xích Long TP Hồ Chí Minh
Ngay sau khi kết thúc ngày họp mặt 01/7/2012, BTC sẽ công khai các khoản chi phí sử dụng từ nguồn vận động tài trợ trên địa chỉ weblog http://spqn.blogspot.com/
2/ Công tác Thực hiện kỷ yếu và trưng bày hình ảnh:
Tiếp tục thu nhận bài vở, hình ảnh của các cựu giáo sư và giáo sinh từ các nơi gửi về tham gia nội dung kỷ yếu và trưng bày hình ảnh lưu niệm riêng của từng khóa trong ngày họp mặt. Hạn chót là ngày 15/5/2012 để có thời gian biên tập, trình bày, in ấn hoàn thành kỷ yếu trước 15/6/2012.
Đồng thời tiếp tục tiếp nhận đăng ký mua kỷ yếu để dự kiến số lượng in ấn cho phù hợp.
  • Địa chỉ tiếp nhận bài vở, hình ảnh, tài liệu đóng góp cho kỷ yếu, và đăng ký mua kỷ yếu :
-          Anh Lê Trung Thận – ĐT 0903929702 , email : letrungthan@gmail.com
-          Anh Nguyễn Đình Chúc – ĐT 0909583041 , email : spqn1962@gmail.com
  • Địa chỉ tiếp nhận hình ảnh, hiện vật trưng bày của từng khóa:
-                 Anh Nguyễn Chí Hải – ĐT 0905924689, email : thaonguyenhtv@yahoo.com  
3/ Công tác văn nghệ :
Tiếp tục tiếp nhận các tác phẩm đăng ký biểu diễn. Xin cho biết họ tên người biểu diễn, khóa học, tên ca khúc (nếu ca khúc ít được phổ biến xin gửi về trước phần nhạc và lời) để tổ chức soạn hòa âm, ghi dĩa gửi cho người đăng ký biểu diễn tự tập luyện trước.
Địa chỉ tiếp nhận đăng ký tham gia biểu diễn văn nghệ :
-          Anh Phan Bá Chức – ĐT 0903663241 , email : bachuc@gmail.com
4/ Công tác tổ chức sự kiện :
-          Tiếp tục thu thập thông tin bổ sung đầy đủ danh sách và địa chỉ liên lạc của các cựu giáo sư và cựu giáo sinh SPQN để gửi thư mời họp mặt và thông tin trên kỷ yếu. Thông tin về danh sách, địa chỉ cựu giáo sư và giáo sinh xin gửi về anh Phan Quang Đán – 0987029948 , email : phqudan@gmail.com
-          Thống nhất chọn địa điểm tổ chức họp mặt ngày 01/7/2012 là Nhà hàng Trầu Cau – số  298 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
-          Tập họp nhân sự và phát huy kinh nghiệm của các anh chị Ban Liên lạc khóa 8 để tổ chức chu đáo chuyến về thăm trường cũ 12/5/2012 và ngày gặp mặt 01/7/2012.
5/ Tổ chức chuyến tham quan “Về thăm trường cũ”:
Ban liên lạc cựu giáo sinh SPQN tại TpHCM đã liên lạc và được Ban Giám hiệu Trường Đại học Qui Nhơn (đơn vị đang sử dụng cơ sở Trường Sư Phạm Qui Nhơn trước đây) thống nhất đón tiếp các cựu giáo sinh SPQN về thăm trường cũ vào chiều thứ bảy 12/5/2012.
Do đó, Ban Tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trường Sư phạm Qui Nhơn sẽ tổ chức chuyến tham quan Về thăm trường cũ khởi hành tại SG lúc 4 giờ sáng 11/5 và trở về đến SG tối 13/5/2012. Trong thời gian ở Qui Nhơn có kết hợp thăm Bảo tàng Quang Trung, xem biểu diễn trống trận Tây Sơn, múa võ Bình Định và tham quan KDL Gềnh Ráng, bãi tắm Hoàng Hâu, viếng mộ Hàn Mạc Tử. Dự kiến chi phí đi lại, ăn ở suốt chuyến đi mỗi người khoảng 2.200.000 đồng.
Đăng ký ghi tên và đóng tiền tham gia chuyến đi Về thăm trường cũ trước ngày 20/4/2012 tại chị thủ quỹ Nguyễn Tấn Diệu Minh – ĐT 0908148680 , email : dieuminh34@yahoo.com.
Đối với cựu giáo sinh ở các tỉnh khác có thể tự túc về Qui Nhơn và gặp nhau tại trường cũ vào chiều 12/5/2012, chỉ góp chi phí cho tiệc buffet tối mỗi người là 250.000 đồng
Các cựu giáo sinh ở ngoài Tp Hồ Chí Minh có thể liên hệ với các anh chị sau đây để có thêm thông tin về kế hoạch tập trung đi chung cho từng địa phương:

-          Quảng Ngãi:      Chị Bùi Thị Trâm, K9.                                   Số ĐT : 0121 361 1360
-          Huế:                  Chị Võ Thị Bé, K6.                                        Số ĐT : 0164 725 9255
-          Đà Nẵng:           Anh Lê Toàn, K6.                                          Số ĐT : 0194 081 244
-          Tam Kỳ:            Anh Ngôn, K7.                                              Số ĐT : 0984 562 179
-          Tuy Hòa:           Anh Nguyễn Đình Quảng, K10.                    Số ĐT : 0914 074 890
-          Nha Trang:        Anh Ngô Sanh, K7.                                       Số ĐT : 0903 580 150
-          Dalat:                Anh Trung, K4.                                              Số ĐT : 0918 138 948

                                                                                                            TM. Ban Tổ chức
                                                                                                       VÕ NGỌC CHUYỂN

Cáo lỗi: 

Do lỗi đánh máy nên BBT đã đăng sai giá chi phí cho bữa tiệc Buffer tối; giờ xin đính chính lại:
Giá mỗi phần ăn Buffer chiều tối 12/5/2012 là 250.000 đồng, chứ không phải là 220.000 đồng như trong bài thông báo được dăng từ 6:00 sáng đến 18:00 chiều ngày 3/2/2012 
- Theo yêu cầu của Sagotour, Ban Tổ chức xin thông báo lại thời hạn cuối để đăng ký tham dự chuyến đi là ngày 20/4/2012 để kịp cho đơn vị du lịch sắp xếp tổ chức. Mong các anh chị kịp thời đăng ký và đóng tiền để việc tổ chức chuyến đi được hoàn hảo.

BBT xin thành thật cáo lỗi cùng các anh chị.


Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Thư của Thầy Trần Văn Mẫn gởi anh Nguyễn Dũ.

BBT: Được phép của anh N.Dũ, SPQN xin đánh máy lại thư tay của thầy Mẫn vùa gởi cho anh Dũ; Thiết nghĩ tấm lòng của thầy Hiệu trưởng Trần Văn Mẫn đối với anh Dũ cũng là tấm lòng đối với toàn anh chị em Giáo sinh chúng ta nên xin được đăng thư này để tất cả chúng ta cùng chia xẻ.


Garden  Grove, Fabruary 7 / 2012

Dũ thân mến,

Nhà tôi và tôi có lời mến thăm Dũ và Hiền (tôi nhớ tên cô Hiền, không biết có đúng không?)(*) được bình an, gặp nhiều điều vui luôn.
Chúng tôi có lời kính chúc các bác luôn được vạn sự an lành.
Chắc Dũ đã nhận thư tôi gởi trả lời thư Dũ gởi tháng 11/2011, trong đó tôi có nhờ Dũ cho tôi địa chỉ của anh Phan Thâm ở Qui Nhơn, mong Dũ sớm gởi sang cho tôi nhé! Tôi muốn liên hệ với anh Thâm vì được biết anh ấy có nhã ý thăm hỏi và luôn tỏ ra thân tình với chúng tôi khi chúng tôi còn ở VN. Cũng như đối với Dũ tôi luôn có lòng biết ơn Dũ đã luôn có thịnh tình với chúng tôi lúc ở Qui Nhơn cũng như ở Sài Gòn.
Những hình ảnh – những hàng thông trầm lặng – và âm thanh – nghe mỗi khi đêm xuống từ lòng đại dương sóng xa vọng lại – như thì thầm nhắc lại bao kỷ niệm vui buồn chúng ta đã có với nhau nơi trường cũ! “Câu chuyện nên quen, chuyến đò nên nghĩa”: chúng ta đã cùng nhau đi chung một chuyến đò dài, sao chẳng giữ được trong lòng nhau bao thương nhớ bâng khuâng, ưu tư vời vợi… phải không Dũ thân mến! Chúng tôi cầu chúc anh chị Dũ gặp nhiều niềm vui trong đời, những niềm vui sâu xa từ trong lòng mà có, hơn là từ bên ngoài mà nên. Giây phút chia ly nào chẳng đượm buồn và đó cũng là thân phận con người trên cõi thế; và ly hợp cũng là lẽ thường của cuộc sống, miễn sao trong xa cách mà vẫn không cách xa và miễn sao mỗi đổi thay đều mang mãi một chiều hướng, hay nói cách khác là trong tất cả lòng ta vẫn thủy chung, phải không Dũ? Tôi biết chắc những lời tôi nhắc ở đây trong “Câu chuyện lửa tàn” Dũ đã nhẩm thuộc lòng vì tôi nhận ra được rằng Dũ đã rất cảm thông những điều tôi đã phát biểu tự đáy lòng với các thính giả, trong đó có Dũ nữa đấy, phải không Dũ?!
Trên vạn nẻo đường đời, những hình ảnh và âm thanh mà tôi đã nhắc đến trên kia sẽ còn ít nhiều đậm nét vấn vương bên lòng chúng ta chứ không đến nỗi tàn phai như những vang bóng một thời bị chìm quên vào quá vãng! Cả Dũ và tôi hãy thỉnh thoảng nhớ đến trường cũ, và nhất là nhớ đến nhau, thương mến nhau trên những bước đường đời.
Năm nay tôi đã ngoài tám mươi nhưng vẫn còn nhớ trường xưa, nhớ hai nội trú trong đó có nội trú nam nơi Dũ là quản đốc…
Nay chuyến đò chung đã đến lúc rẽ bến, mỗi lữ khách phải rời đò để đi tiếp lộ trình còn dài… chặng đường sẽ vắng vẻ hơn, và lữ khách sẽ cảm thấy thấm thía nỗi cô đơn trên đường đời… nhưng cô đơn mà đừng cô độc; trong cô đơn ta gặp được mình, ta gặp được người, và ta gặp được trời… Muốn vậy chúng ta hãy luôn nhớ đến nhau, thương mến nhau trên những bước đường đời…
Trời lạnh và tay cứng nên nét chữ khó đọc, tôi tạm dừng nơi đây để mai ngày sẽ còn nói với nhau nhiều nữa. Dũ biết đấy! những dòng chữ trong “Câu chuyện lửa tàn” tôi đã nói lên sau nhiều năm sống với ACE giáo sinh, sau cả 3 năm trau dồi triết lý ở ĐHSP và 2 năm ở một Đại chủng viện nơi đào tạo các linh mục, cùng những năm đại học ở nước ngoài mới giúp tôi nói lên được những ý tôi đã nói với các thính giả thân thương trong “Câu chuyện lửa tàn”, những ý chân tình đó tôi vẫn ấp ủ trong lòng cũng như tôi vừa nói với Dũ bây giờ… Thôi nhé, thư vắn tình dài. Trời lạnh, ngón tay viết chữ nghuệch ngoạc, tôi tạm dừng bút. Thân ái chào tạm biệt, hẹn thư sau!
                                                                                          Mẫn

Tái bút: Dũ cho tôi có lời mến thăm ACE cựu giáo sinh SPQN, những người tôi rất thân thương! Ở đây ACE hội ái hữu SPQN hải ngoại cũng tỏ ra rất thân mến nhau, thân mến Thầy xưa, nghĩa cũ.
Tôi nghĩ sự liên hệ cộng tác với cô Nguyễn Thị Nghĩa, hội trượng hội Ái hữu SPQN hải ngoại là cơ hội rất thuận tiện cho tiến trình phát triển 2 hội ái hữu: 1 ở quốc nội và 1 ở hải ngoại.
Mong anh Nguyễn Dũ và chị Nguyễn Thị Nghĩa xúc tiến việc gặp gỡ, bàn bạc với nhau sớm!

(*) Thầy Mẫn nhầm, thực ra là Cô Hằng. (chú thích của BBT)

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Về tấm bằng "Chứng chỉ khả năng sư phạm"


                                    Chứng chỉ khả năng sư phạm
                             Cấp học :  giáo  học  bổ   túc

          Tấm văn bằng duy nhất của Tôi cho đến nay, chứng minh rằng tôi có học để dạy  tiểu học . Mặc dầu muốn học lên cao, nhưng không toại nguyện!
          Đầu tiên Tôi xin bàn đến từ “ chứng chỉ ”. Miền Nam trước năm 1975, tất cả văn bằng đều ghi là chứng chỉ ( chứng chỉ tú tài 1, chứng chỉ tú tài 2, chứng chỉ khả năng sư phạm …). Nay chứng chỉ là giấy chứng nhận khóa học ngắn ngày ( chứng chỉ  A tin học, chứng chỉ A anh văn …), còn khóa học đào tạo lâu ngày , ra trường cấp văn bằng tốt nghiệp. Với cái tên gọi khác nhau đó mà Tôi không được dự thi tốt nghiệp đại học, khoa cử nhân tiểu học, hệ từ xa, do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức. Sau 5 năm học, trường cấp cho Tôi giấy chứng nhận học xong chương trình đại học ( không chuyển ngạch được ) với lí do : văn bằng của tôi là chứng chỉ? .
          Tiếp đến xin bàn đến từ “ bổ túc ”. Không hiểu từ giáo học bổ túc để phân biệt với cấp học sư phạm nào trước đây ở miền Nam? Nhưng nay bổ túc được xem như là học không chính qui, có nghĩa là học không bài bản, không đủ các môn, giúp cho ai không học được chính qui , học để hợp thức hóa …Nên cái chứng chỉ khả năng sư phạm cấp học giáo học bổ túc của tôi, về mặt từ ngữ sử dụng hiện tại là không giống ai! Nhưng sao tôi yêu quí nó, Tôi trân trọng nó, muốn được nó ngoài 12 năm học cật lực ở phổ thông, còn 2 năm  đèn sách tại trường Sư Phạm Qui Nhơn  thì, là, mà, rằng, khó khỏi phải nói! phải không các bạn đồng môn.
          Xin cảm ơn ngàn lần các Thầy, Cô  trường Sư Phạm Qui Nhơn đã dạy chúng em , cả về nhân cách, về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lí, về lí tưởng sống... về tất cả … Xin các Thầy yên tâm, chúng em đã thực hiện tốt những điều các Thầy đã dạy. 

Sáng 23 tháng 2 năm 2012.
Võ Thủ Tịnh 

HÃY NHỚ VỀ NHAU.

                                    Irene.

          Có những bài hát khi giai điệu vang lên làm cho ta nhớ quay quắt về một nơi chốn hay một kỉ niệm nào đó của một thời dấu yêu.
          “…Xin cảm ơn thành phố có em, xin cảm ơn một mái tóc mềm. Mai xa lắc bên đồn biên giới. Còn một chút gì để nhớ để thương.”
          Còn một chút gì để nhớ để thương hay còn chăng là những kỉ niệm đẹp và trân quí của một thời là giáo sinh Sư phạm Qui Nhơn.

          Năm 1973, tôi học năm hai trường Sư Phạm. Qua một năm học, trong lớp, chúng tôi trở nên thân thiết và gắn bó với nhau hơn. Tuy rằng  chúng tôi từ khắp mọi nơi hội tụ về đây  : Quảng Tín, Quảng Ngãi đến Bình Định, Tuy Hòa, Khánh Hòa hay Pleiku...
          Hai năm học trôi qua nhanh. Giờ đây, chỉ còn lại một thời gian ngắn thôi vì chẳng còn bao lâu nữa chúng tôi phải chia tay nhau sau đợt thực tập và thi ra trường. Rồi đây nhiệm sở của chúng tôi là đi khắp miền Trung. Biết ai sẽ đi về đâu? Chốn nào? Hai năm học chung với nhau đã để lại trong lòng mỗi người  biết bao nhiêu kỉ niệm đáng nhớ : Một lớp trưởng Đào Văn Tuấn đạo mạo và trách nhiệm, Lê Xuân Thanh lúc nào cũng bận rộn công việc Ban Xã Hội, Nguyễn Sĩ Tạo nhiệt tình với ban Văn Nghệ. Huỳnh Ngọc Tượng rất nghệ sĩ với cây đàn guitar đầy ấn tượng cất cao giọng hát : “ …Anh yêu em anh yêu em như rừng yêu thú dữ. Anh yêu em anh yêu em như tình cây với gió. Anh yêu em không còn chi nói nữa. Biết nói gì đã yêu rồi, biết nói gì em ơi…( Yêu em vào cõi chết-Phạm Duy) ” làm cả lớp sôi động hẳn. Tất cả các bạn nam đồng loạt cùng đứng lên hát vang…

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...