Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

BỐC MỘ

-->
                           Ky Nguyen

       Từ khi học đệ Thất ( lớp 6 bây giờ ) tôi đã được học bài văn Bốc mộ của tác giả Nguyễn thị  Vinh, tôi nhớ mãi đoạn văn " mảnh vải đen nổi lềnh phềnh trong áo quan..." tôi sợ chết khiếp, nhưng vẫn phải học để trả bài cho cô giáo. Ai ngờ, mấy chục năm sau tôi lại có mặt trong một lần bốc môt cho người thân. Bà là thông gia của mẹ tôi,  mất đã mấy chục năm. Nay con cháu muốn cải táng, đưa bà về quê, chôn cất trong khuôn viên mộ của gia tộc.
       Tháng 11, trời Đalạt lạnh buốt, sắp Noel mà. Chúng tôi, ai cũng áo đơn áo kép mà vẫn run cầm cập... Hai giờ sáng đã phải rời khách sạn, lên xe đến nghĩa trang cách thành phố 8km. Trời tối om, gió vù vù, mỗi người một cái đèn pin, rồng rắn nhau đi lên đồi. Đường khó đi, chốc chốc lại có người trượt chân, la oai oái, thêm tiếng chó sủa râm ran, càng làm cho khung cảnh thêm phần rờn rợn.  Anh tài xế ban đầu ngồi lại trong xe cho đỡ lạnh, nhưng khi chúng tôi lên đến mộ đã thấy
anh ta sau lưng rồi, thì ra cu cậu cũng ... sợ ma!
        Sau phần cúng vái, xin phép được động thổ, nhang vừa tàn, mấy ông thợ bốc mộ đã bắt tay vào việc. Tiếng búa khô khốc gõ vào thành mộ, xi-măng rơi ào ào, rồi tiếng cuốc bổ xuống, đất đồi khô cứng làm nhát cuốc cứ nẩy tưng lên. Họ làm rất chuyên nghiệp, chả mấy chốc đã thấy nắp quan tài. Đám phụ nữ từ đầu chỉ biết niệm Phật, lúc này càng niệm to hơn, nhiều hơn vì sợ rằng khui nắp hòm ra mà thấy thịt vẫn còn dính theo xương thì thật là "đại họa". Một là phải đy hòm lại, chờ cho đến khi thịt rã hết, hai là " róc thịt " tại chỗ để khỏi phải lỡ-ngày-lỡ-việc. Sợ quá đi thôi!  Điện thoại ngoài quê gọi vào liên tục hỏi thăm tình hình. Thật may, ông thợ cả hô lên " xương khô ", mọi người thở phào nhẹ nhõm. Lúc ấy tôi mới dám lò dò lại gần, nhìn xuống đáy mộ, một bộ xương đen nằm ngay ngắn trên nền đất. Cảm giác của tôi lúc đó thật khó tả, vừa chua xót, ngậm ngùi, vừa thấy chán ngán. Kiếp người là thế này ư?
      Bộ  xương được  đưa lên, xếp trên mấy tờ báo,  theo đúng thứ tự trên dưới để kiểm lại xem có thiếu phần nào. Xong đâu đấy, họ gói từng phần lại bỏ vào túi ni- lông, ghi rõ:  đầu, tay phải, tay trái... Rồi bọc tất cả lại trong một vuông vải đỏ, bỏ gọn trong cái túi du lịch mới toanh, trên phủ một lớp trầu tươi thật dày. Xong việc, trời vừa hừng sáng. Chúng tôi lên xe về thẳng SG, gửi hài cốt tại chùa Vĩnh Nghiêm, nhờ nhà chùa tụng niệm, đợi đến 9 giờ tối là lên tàu ra Bắc.
     Tại  ngôi miếu nhỏ đầu nghĩa trang, bà con họ hàng đã chờ sẵn để làm lễ hạ huyệt. Bó nhang lớn cắm ở hàng rào trước cửa miếu bốc cháy ngùn ngụt, mọi người cười reo " hóa chân nhang rồi ", thế là bà đã mãn nguyện. Tôi không tin lắm, vì hôm ấy gió  rất to và trời cũng rất lạnh. Đến lúc hạ huyệt, lại một bó nhang nữa bốc cháy... Xong việc, mọi người kéo về chùa dự cái lễ " Quy âm ", tức là quy y cho người đã khuất. Lần này,  bó nhang tôi cắm vào cái đỉnh đồng lớn đặt trước gian Tam Bảo lại bốc cháy...Tôi đã tin là linh hồn cũng biết vui, biết buồn.
     Mươi ngày ở lại quê, thăm thú hết nơi này, nơi khác, chúng tôi trở về Nam. Lòng dạ ai cũng bần thần, vừa vui, vừa buồn. Đưa bà về quê rồi đâu dễ thăm viếng thường xuyên nữa. Thôi đành lưu giữ hình ảnh bà trong tim vậy, để được thấy bà vẫn luôn bên con cháu.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Thư của BLL CGS SPQN tại Đà Lạt


Kính thưa Quý Thầy Cô giáo cũ , cùng Quý bạn Cựu GSSPQN !!

Tại Dalat, Ban Liên lạc cựu GSSPQN chúng tôi dự định sẽ tổ chức khá hoành tráng "NGÀY HỌP MẶT QUÝ THẦY CÔ GIÁO QUÝ BẠN CỰU GS SPQN KỶ NIỆM MUỘN 50 năm ngày thành lập trường xưa SPQN " dự kiến tổ chức vào ngày 12/12/2012.
 Chúng tôi sẽ có thư mời  và tha thiết kính mong QÚY THẦY CÔ & QUÝ BẠN tham dự cùng tham quan du lịch vùng đất lạnh cao nguyên nhưng mãi ấm áp tình thân !
TRÂN TRỌNG kính thông tin sớm đến Quý vị !

 ĐẶNG NHẬT TRUNG K4 P/Ban LLSPQN tại Lâm Đồng Dà Lạt .IP :0918138948 . EMail: nhantamtrung@yahoo.com hoặc :bamedalat@yahoo.com
Ad : 90 Bùi thị Xuân, P 2, T.P. DALAT ; ĐT nhà: 0633836265

K9 THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ HỌP MẶT


Thay mặt Ban tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày ra trường K9.
Chúng tôi xin thông báo  : Vì số thư hồi đáp và cuộc gọi của các
anh chị về ban tổ chức ngày một nhiều hơn so với dự kiến 
Do đó BTC phải chuyển địa chỉ họp mặt về :

Nhà hàng   TRẦU CAU
Số 298 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận  Bình Thạnh
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08 38060139 .
Thời gian từ 14 giờ  đến 19 giờ ngày thứ bảy 17 tháng 11 năm 2012
Với nội dung chương trình không thay đổi .
 
Ban tổ chức họp mặt 40 năm K9 trân trọng thông báo để quí thầy cô. quí bằng hữu và các anh chị K9 kịp thời tiếp nhận với ước mong có được một lần họp mặt thật đầy đủ và ấm áp sau 40 năm gặp
lại nhau.  Trân trọng kính mời.

Mọi chi tiết xin liên hệ :
Nguyễn Tấn Đông  0903327583
Đặng Lê Binh         0907296539
Lê Bích Tuyền        0913677294

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Một Phụ Nữ Việt Nam đoạt giải nhất International Book Award 2012 ( toàn văn cuộc phỏng vấn)

"Cô Gái Sông Hương" đoạt giải nhất International Book Award 2012
Cám ơn anh Bạch Xuân Lộc đã gởi thông tin

LGT: Sách của W. Nicole Dương (Dương Như Nguyện), nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng clip_image006 sách quốc tế 2012  (International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

 Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975,  Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984.  Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver . Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương”  xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

CĂN NHÀ XÙ XÌ.


 Kynguyen

 
  Căn nhà gỗ nhỏ bé, tuềnh toàng, đơn sơ, nằm chênh vênh trên sườn đồi, phía sau có mấy cây thông già, trước mặt là thung lũng sâu hun hút. Nhà vách  gỗ thông  đóng chồng mí lên nhau, mưa nắng làm mép gỗ cong vênh, nâu xỉn. Thi thoảng có những cái lỗ tròn tròn, meo méo, là do mắt gỗ bị long ra... Lũ trẻ gọi là căn nhà xù xì, cũng đúng thôi, vì căn nhà thấp lè tè, mái tôn cũ kỹ, cửa sổ, cửa ra vào mỗi lần đóng mở kêu cót két, ghê tai...Vậy mà hết lượt í lượt khác, tiếp đón từng đoàn "du khách " đến nghỉ ngơi.. chỉ. toàn là người nhà và bạn  bè thân thiết  thôi...
   Tối, trẻ con và phụ nữ dồn hết vào hai cái giường phòng trong, trời lạnh, ngủ chật càng ấm. Phòng ngoài, kê bộ bàn ghế và cái đi - văng cũng bằng gỗ thông, mép cong mép thẳng. Đàn ông con trai chất hết lên đây. Tên nào sợ ma chui  vào giữa, đứa nào muốn yên thân thì nằm sát vách, vừa được ngửi mùi gỗ thông thơm thơm ngai ngái, vừa được hít từng luồng gió lạnh lùa qua khe gỗ...
    Ban ngày lũ trẻ chạy nhảy khắp nơi, lúc trên đồi, lúc xuống thung lũng, chốc chốc chúng lại í ới gọi nhau ở xa xa. Chỉ đến giờ cơm mới thấy chúng bò về, phờ  phạc, nhếch nhác như đoàn quân bại trận... chúng ăn ào ào rồi lăn ra ngủ, chiều lại tiếp tục..

   Người lớn thì thảnh thơi nhâm nhi ngụm cafe nóng hay tách trà, vừa đọc sách, vừa nghe nhạc nhè nhẹ, chả cần tham quan chỗ nọ chỗ kia.
... Sáng sớm đón nắng mai xuyên qua tán lá thành những vệt dài xiên xiên.Chiều tà, nhìn sương từ từ  phủ đầy thung lũng.Tối, đốt vài khúc củi làm lửa trại nướng con mực hay vùi vài củ khoai lang, nhâm nhi bên tiếng đàn ghita bập bùng, tiếng hát ấm nồng hơi rượu...đến khi sương khuya rơi lộp độp, lạnh buốt mới chịu vào nhà.
   Lũ trẻ nay đã  trưởng thành, lo công việc, đã quên mất căn nhà xù xì,  còn người lớn, mỗi khi có dịp về thăm chốn cũ, lại chỉ nhắc mãi đến những chuyện đã qua. Có cái gì mâu thuẫn ở đây,  vừa muốn con cái mau trưởng thành, lại vừa muốn chúng mãi quây quần bên mình như xưa...
  Căn nhà xù xì nay đã đổi chủ, một ngôi biệt thự xinh xắn mọc lên.
  Mỗi lần về thăm, lớp người già lại trầm ngâm, thở dài, tiếc nuối
...
 Kynguyen.

ĐÃ CÓ MỘT THỜI!


                                                                                    Irene

         Sau chuyến đi Đaøø Lt maáy ngaøy vôùi chò gaùi vaø gia ñình coâ con gaùi, toái hoâm qua toâi ñaõ trở lại Sài Gòn. Saùng nay thức dậy thoải mái tôi mở máy check mail. Bất ngờ trong số thư bạn bè, tôi nhận được thư của anh. Trong thư có đoạn anh viết như những lời tự sự kể lại một thời trai  trẻ của mình…

         Sáng nay, anh đến quán café khi sương đêm vẫn chưa tan hết. Anh chọn một chiếc bàn ngồi xuống nhìn ra Hồ Xuân Hương. Vừng đông lóe sáng, những rặng thông đứng lặng như vẫn còn lãng bãng trong sương.
         Đêm qua anh lại mất ngủ vì sự đến thăm của hai người em gái ca L. Cuoäc gaëp gôõ naøy đã làm sống dậy những kỷ niệm một thời xa xưa khi anh còn học ở trường Sư Phạm Qui Nhơn. Và rồi như những thước phim lần lượt quay chậm, đều đều,  hiện rõ quãng đời aáu thô vaø trai trẻ của mình….

CƠN BÃO NGHIÊNG ĐÊM

-->                                                             Thanh Cảm

     Cuối tháng mười, Quảng Ngãi đã chớm vào đông, gió đã chuyển mùa và bầu trời như xuống thấp! Vài tia nắng nhạt cuối ngày đuổi theo dòng nước đục ngầu đang cuốn theo những cành cây khô cuộn trên dòng chảy của con sông Phước Giang từ thượng nguồn ào ạt đổ về mang theo cả hơi lạnh se sắt của mùa đông.
     Tôi trở lại Quãng Ngãi vào những ngày bầu trời xám xịt khi đợt áp thấp tràn về và cơn gió se lạnh mang mùa đông tới! Tôi trở về thăm lại miền quê nghèo, nơi hơn hai mươi năm tôi từng được sống với những ngọt bùi chiu chắt và là nơi đã cho tôi nhiều ân nghĩa giữa một đời người. Tuy không phải là nơi tôi sinh ra lớn lên, không phải là quê hương tuổi thơ tôi và cũng không phải là nơi tôi gắn trọn cả cuộc đời mình, nhưng ở đó, là quãng thời gian tôi đắng ngọt với nỗi nhọc nhằn chung của quê hương sau một cuộc chiến chinh dài, một quãng thời gian khá dài kỷ niệm và đủ rộng yêu thương để khi xa rồi tôi mới thấy lòng mình đau đáu nhớ! 

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Cơn Gió Lạ - Phương Linh

 

(...)
Ngoài đời sương gió tội lắm đôi vai gầy
Giờ anh nơi ấy, hình dung em chốn này
Rất cần hơi ấm, rất sợ đêm trắng
Em thường vẫn ước ao rằng.

Một ngày đang tới, ngày ấy không xa vời
Và anh sẽ đến nhìn em hé môi cười
Anh về đi nhé, hãy về đi nhé
Chính nơi mà ta hẹn thề...

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

MẸ VÀ CON.



 Ky Nguyen


     Từ khi được lũ nhỏ dạy cho cách sử dụng máy vi tính, mẹ già vui hẳn lên. Nhớ dạo đầu, học trước quên sau, mỗi khi bí mẹ lại " bớ thầy ", con cái đứa nào ở gần lúc đó vội chạy lại cứu bồ ngay. Khi đã khá thành thạo, mẹ đòi học cách " chat - chit "... Thằng  út gạt phăng  Mẹ không được học cái đó. toàn lũ nhí nhố, không hợp với mẹ đâu.... Mới ngày nào cu cậu bé tí, mỗi lần mẹ ôm về chồng sách mới, mượn ở tiệm sách quen gần nhà, hai đứa vội nhào đến hỏi rối rít quyển này con đọc được không hả mẹ ? Được mẹ gật đầu, chúng ôm sách chạy tới góc nhà đọc ngấu nghiến, say mê... vậy mà giờ đã biết lựa từng trang web cho mẹ vào xem...
      Sách, con đọc ban ngày, sau khi đã xong bài vở. Còn mẹ, xong hết việc nhà, việc trường... phải đến 9, 10 giờ đêm mới được lên giường, vừa đọc sách, vừa đan. Nhất cử... tam tứ tiện. Đan, để có thêm thu nhập. Đọc, để giết thời gian trống trải, để quên đi cái cảm giác " láng giềng lạnh ít, sao tôi lạnh nhiều... " Từ khi bố mất, mẹ rất sợ những đêm dài trằn trọc, suy nghĩ muốn vỡ cả đầu, vì thế sách là người bạn tốt nhất...
      Đến lúc bé biết bi bô, nhà mình càng thêm hương vị. Chỉ cần nghe điệu nhạc " Kìa con bướm vàng... " là bé nhún nhảy, đong đưa. Bà và bố mẹ múa phụ họa theo đủ mọi thể loại : hip hop, rock, chachacha... Bé làm theo  được tất. Rộn rã tiếng cười. Rộn rã niềm vui. Một ngày vất vả... như tan biến.






MỐI TÌNH SƯ PHẠM




       -Lại Đình Bạch-
      K4 SPQN
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm chưa dễ đã ai quên”.
                                                                             (Thế Lữ)



Thật vậy, thời gian đã qua lâu rồi nhưng tôi vẫn nhớ về “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, nhớ về mối tình sư phạm cách nay đã mấy chục năm….
Năm 1965, sau khi đỗ tú tài, tôi thi vào trường Sư Phạm Quy Nhơn. Kết quả trúng tuyển và tôi rời Huế vào Quy Nhơn nhập học. Vào một ngày mùa thu, chiếc máy bay DC3 đưa tôi từ phi trường Phú Bài vào Quy Nhơn. Sau khoảng một giờ, máy bay đáp xuống sân bay nằm trong thành phố. Tôi may mắn có một người chú đem ôtô đến đón tại sân bay mặc dù từ sân bay về nhà chỉ một đoạn đường ngắn. Quy Nhơn sau cơn mưa bầu trời xám đục, con đường đất đỏ loang lổ những ổ gà đọng nước. Lần đầu tiên xa nhà lòng tôi buồn mênh mang. 

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...