Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

NHỚ LỚP NHẤT NIÊN BỐN !

                                                                                                         Đặng Nam Phương


         



                     Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
                     Nhớ thời áo trắng tuổi hoa mơ
                     Thời của hồn nhiên thời trong sáng 
                     Đầy vui đầy mộng đầy vu vơ.

          Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
          Nhớ thầy nhớ bạn nhớ trường xưa
          Nhớ kỷ niệm vui buồn sách vở
          Nhớ hoài nội trú những chiều mưa.

                      Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
                      Biển xanh cát trắng sóng trùng khơi
                      Nhớ quá đi thôi thời thơ ấy
                      Áo trắng đâu rồi áo trắng ơi..!

                                                                                            Đặng Nam Phương

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

TIN BUỒN

                 
                       
           




     

     BBT/ Sư Phạm Qui Nhơn. Blogspot.com THÀNH KÍNH PHÂN ƯU cùng anh Nguyễn Chí Thành và tang quyến. Nguyện cho hương linh Bà yên nghỉ nơi chốn vĩnh hằng (nguồn: anh Nguyễn Chí Hải K8).




Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Viết cho bạn… Những ngày gặp lại

                                                                                                                             Kim Loan
                                                                                                                     (Nhị 5 / K11 - SPQN)
        Các bạn mến,

     Về đây vừa hơn tuần lễ thì tình cờ lại sắp đến Ngày Sinh Nhật của mình. Thế là mình đã đến tuổi “Hưu Non” chứ không phải “Hưu Già” như các bạn đâu. Xem như mình tạm rảnh rỗi để viết cho các bạn đây.

     Đã mấy lần về thăm quê nhà, nhưng chưa lần nào mình về sau dịp Tết Âm Lịch cả; cho nên dư âm của ngày Tết trong chuyến đi lần này đã để lại long mình những xúc cảm thật bồi hồi không sao quên được.

         Giờ mình ghi lại Những Ngày Gặp Lại nhé !


     Tuần lễ đầu có mặt tại Sài Gòn, bọn mình thật bận rộn với gia đình hai bên Nội Ngoại, kế đến là họ hàng ruột thịt. Ôi thôi ăn ăn uống uống liên tục muốn “ngộp” luôn.

             



     Đến tuần lễ thứ hai thì lại được bạn Trần Thị Ren (Nhị 6 / K11) rủ đến nhà chơi. Té ra cô nàng muốn họp mặt các bạn cũ, đãi bữa tiệc bỏ túi cùng vui chơi ca hát vì vẫn còn dư âm ngày Xuân mà. Cám ơn Ren đã nhớ đến bọn mình.

Các bạn biết sao không… Vừa bước chân vào cửa bọn mình ngạc nhiên ghê ! Đông vui lắm và thật tình cờ được gặp lại những khuôn mặt quen thuộc khóa 11 của mình, chỉ khác lớp thôi.

Chợt có tiếng bạn nào đó hỏi :

- Có phải Kim Loan “Viết cho anh” có bài đăng trên trang web Sư Phạm Qui Nhơn không ?
Mình mỉm cười rồi “hí hố” trả lời :

- Yes, I do !

Khi gia chủ giới thiệu tên từng bạn để biết nhau, mình mới biết mặt Nguyễn đình Chúc (Nhị 2 / K11), trước đây bạn ấy là Admin của trang web Sư Phạm Qui Nhơn mình đấy. Đã thế cả nhóm còn được thưởng thức bạn ấy hát nhạc tiền chiến, nghe ấm áp làm sao. Gởi đến bạn Chúc một lon beer nhé !

Kế tiếp mình lại được “diện kiến” bạn Trần Hữu An (Nhị 1 / K11), bạn ấy hiện là Admin của trang nhà mình. Nghe thế mình méc vốn liền :

- Admin lo ăn Tết dzữ quá, nên “lơ” bài Những Ngày Lễ Lạc mà mình đã gởi lâu rồi đó.

- Sorry Kim Loan… Bởi do trục trặc kỹ thuật của máy điện toán “đời Cô Lựu” nên chậm vậy thôi. Để mai mình sẽ post bài lên. Kim Loan thông cảm cho nghen !

- May quá ! Cám ơn bạn, trễ còn hơn quên. Hì hì hì… !

Đến bạn ngồi bên phải mình, Ren không giới thiệu mà lại hỏi :

- Đố Loan biết bạn nào đây không ?

Nhìn một lúc mình trả lời ngay :

- Nguyễn Thị Loan ngồi cùng bàn với mình suốt hai năm Sư Phạm đây mà ! Làm sao quên được dáng dấp nhỏ nhắn và nụ cười bẽn lẽn vẫn như xưa của cô nàng. Có đúng không nào ?

                       
Nguyễn Thị Loan đứng đầu bên trái


ANH ĐI RỒI !

                                                                                                                Irene

         





     Anh đi rồi ! ai đưa em đi dạy 
     Những chiều mưa ai đón bước em về 
     Chuyện vui buồn em kể cho ai nghe 
     Chủ nhật hồng ai đưa em đi dạo .

Anh đi rồi ! cánh tay nào em gối 
Bờ vai nào em tựa để làm thơ 
Ai khẽ cười vuốt nhẹ mái tóc em 
Và lặng yên ngồi bên nghe em hát .

     Anh đi rồi ! tháng ngày sao trống vắng 
     Sáng trưa chiều rệu rã với đơn côi 
     Ngày tháng hạ mà bỗng dưng chợt buốt 
     Rồi giá băng tê tái lúc đêm về .

Anh đi rồi ! Mặt Trời không thấy mọc 
Không thấy trăng và sao cũng đi đâu ?
Giữa hư không là vũng tối mịt mùng 
Em ngồi lại để đếm ngày tháng cũ .
                                 Sài gòn , tháng 7 / 2011 
                                 Irene 
( Trong Kỷ yếu Sư Phạm Qui Nhơn , kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường SPQN 1962-2012 ) .

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Lịch tổ chức họp mặt Sư Phạm Qui Nhơn

                                                   
         





     Ban biên tập trân trọng chia sẻ , những mốc thời gian SƯ PHẠM QUI NHƠN trên các tỉnh thành , Họp mặt , hội ngộ từ nay đến cuối Tháng 7 _ 2016 .
     Nguồn : Tham khảo qua Điện thoại với Thầy Trần đình Trắc , Thầy Phan Thâm _ Thành phố Qui Nhơn 
  Tại Sai Gon : Qua phổ biến của Thầy Dũ 
  Qua Facebook : Bạn Le Trung Tien _ Quảng Ngãi .
  Bạn Thanhtuyen Le Khóa 12 _ Qui Nhơn .
  Bạn Thanh Nguyen Khóa 10 _ Sai Gon .
  Bạn Yen Pham Thành phố Nha Trang .
     * Chủ nhật 29-05-2016 
SPQN Quảng Ngãi toàn trường 
     * Chủ nhật 12-06-2016 
SPQN Nha Trang _ Khánh Hòa toàn trường 
     * Chủ nhật 03-07-2016 
SPQN Sài Gòn toàn trường 
     * Chủ nhật 10-07-2016 tại Thành phố biển Qui Nhơn 
SPQN Khóa 10 và Khóa 12 cùng ban đại diện Các khóa ( từ khóa 1 đến Khóa 13 ) .

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Ghi lại một chuyến đi

                                                                                                                 Phạm lê Huy

      “Xin đừng ai vội chê trách chúng tôi sao lại nỡ “áo gấm về làng, cỡi ngựa xem hoa” trên nỗi cơ cực của bao thân phận “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Xin thưa, chúng tôi nay đã thất thập rồi, cần phải an hưởng tuổi già qua việc đi đây đi đó để ngắm nhìn phong cảnh quê mình mà trước đây hằng nửa thế kỷ qua chúng tôi không có dịp để ngao du sơn thủy... ”.
                                             
                                                    * * *
       Sau “cú heart attack thập tử nhất sinh” vào năm 2014 đó, năm này nhất định tôi phải đi Việt Nam một chuyến mới được vì nghĩ rằng mình đâu còn nhiều ngày tháng nào nữa.
Vậy là vợ chồng tôi chạy đi “shop around” giá vé máy bay. Được giá vé vừa túi tiền là chúng tôi “chớp” hai vé ngay, không chần chừ chút nào.
       Lúc chưa có vé trong tay thì chúng tôi háo hức lắm; trong đầu hăm hở mở ra sẵn một “chương trình đi dài ngày thật thú vị”. Nhưng khi cầm vé trên tay rồi thì lại thấy… lo lo. Lo nhất là chẳng biết chuyện “nhập / xuất” có suôn sẻ không, có bị “ách lại” ngay tại Tân Sơn Nhất như một vài người bạn đã bị không ? Nỗi lo này tôi giữ riêng trong lòng, không cho bà xã biết vì sợ bả lo thêm. Nhưng rồi cũng “xuôi chèo mát mái” thôi.
Đến phi trường, qua “ải hải quan” xong là lo “đối phó” với… taxi. Cũng may, bây giờ taxi không còn cái nạn tài xế “chạy vòng vòng” hoặc “độ lại taxi-mét”. Ấy là nhờ hai hãng taxi VS và ML cạnh tranh nhau nên hành khách được hưởng theo giá… taxi-mét. Vào thời điểm này, báo chí cùng đài truyền hình có phàn nàn giùm cho bà con là “Giá xăng xuống mà sao giá đi taxi không xuống theo”. Và, lời phàn nàn vẫn cứ “vô tư”… phàn nàn tiếp… 
                                    

       Từ phi trường về nhà, thấy mà phát khiếp. Người đi bộ chen chân với xe gắn máy, xe gắn máy chen bánh với “ô-tô nhớn, ô-tô con”. Tôi thấy rõ ràng xe gắn máy cứ nhắm ngay giò người đi bộ mà lao tới. Nếu băng qua đường mà người đi bộ “nhát đòn” thì còn lâu mới qua được bên kia. 
Nhớ lại lời nói vui vui nhưng thực tế của chú Tour Guide khi đi miền Tây mà thấy đúng y boong : “Người nước ngoài thích đến Việt Nam thăm chơi là vì ba lý do. Thứ nhứt giá sinh hoạt rẻ, thứ hai thức ăn ngon, và thứ ba khi ra đường nhớ… cầu nguyện”. Có lần vợ chồng tôi đánh bạo cầm chặt tay nhau vừa băng qua một ngả tư vừa… cầu nguyện. Thấy bộ tịch vợ chồng tôi như “Mán ở rừng mới về”, có tiếng chọc quê vói theo: “Không phải lối đó, qua không được đâu… Dừng lại đi… !”.
Lại nhớ năm trước xa, tôi mượn  xe gắn máy của chú em, liều mạng dạo thử một vòng quanh Phú Nhuận. Đến một ngả tư gặp đèn đỏ, tôi dừng lại chờ đèn xanh. Bỗng có bàn tay ấn mạnh vai tôi, và một cái giọng oai phong lẫm liệt thét lên :   
- Đi đi chớ… Cha nội !
- Đèn đỏ mà anh ! – Tôi giựt mình trả lời.
Cái giọng oai phong lẫm liệt đó lại gằn lên : 
- Đỏ cái con mẹ gì ! 
Rồi cái “con người hùng” đó lách xe qua một bên lao vút qua bên kia ngả tư một cách rất chi là… “yên hùng”. Tôi lắc đầu… Phục lăn.
        Về nhà nhỏ em, vợ chồng tôi nghỉ “hoàn hồn” mấy ngày. Nhỏ em gợi ý : “Nhà dư xe gắn máy, anh chị có đi đâu thì lấy đi”. Tôi nói : “Cám ơn em. Anh không dám, vì sợ người ta tông mình, chớ không phải sợ mình tông người ta” - Nhỏ em cong mỏ lên, nói khích: “Anh chị ở bển lái xe bốn bánh, dzề đây lái xe hai bánh mà sợ gì” - Tôi “hùng hồn” đáp lại : “Hừừmm… Xe bốn bánh có vỏ che cho mình, còn xe hai bánh thì đâu có gì che”. 

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Logo kỷ niệm ngày họp mặt khóa 12 - Ánh Trăng Vàng

                                                                                                                 Nguồn : Thanh Tuyen Le
                                                                                                  Trên : Facebook _spqn,blogspot .
             VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ - Logo kỷ niệm ngày họp mặt khóa                                                             12 - Ánh Trăng Vàng

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

NHẬN ĐỊNH VỀ “ LƯỠNG NGUYÊN ĐỐI TÁC” QUA ĐIỆU MÚA HÁT “ DÙI - CHIÊNG “

                                                                         Tuy Hòa, 1.4. 2016
     Kính Gửi: Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu GSSPQN,
Trước hết, xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tổ Chức ngày Hội Ngộ Cựu GSSPQN 20. 3. 2016, tại Đà Nẵng, đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi vui mừng gặp lại một số Thầy, Cô, và Anh, Chị Em cựu GSSPQN. Đồng thời đã cho chúng tôi thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc nói lên nét đặc trưng của SPQN là vui nhộn trong trang nghiêm, cá biệt trong cộng đồng. Qua tiết mục “Điệu Múa Dùi Chiêng” do Khóa IX diễn xuất làm tôi nhớ lại phong cách kiến trúc đối xứng của hai khu nhà nội trú Nam và Nữ của trường Sư Phạm Qui Nhơn trước 1975, hàm chứa ý nghĩa giáo dục sâu xa của triết lý “Lưỡng nguyên nhất thể” trong tư tưởng Á Đông khởi đi từ văn minh Việt tộc.
     Để được đón nhận nhiều ý kiến xây dựng giá trị hơn, tôi xin gửi đến Ban BT. bài “Nhận Định về Lưỡng Nguyên Đối Tác Qua Điệu Múa Hát Dùi-Chiêng”.
     Xin cảm ơn và chúc Anh, Chị Em sức khỏe, an vui.
                                              Đàm Khánh Hỷ, cựu Gs. SPQN

               



                             NHẬN ĐỊNH VỀ “ LƯỠNG NGUYÊN ĐỐI TÁC”
                           QUA ĐIỆU MÚA  HÁT “ DÙI - CHIÊNG “ 

         Trong cuộc Hội Ngộ cựu SPQN ngày 20.3.2016 tại Đà Nẵng, triết lý "Lưỡng Nguyên Nhất Thể " theo biến dịch  đối tác tánh tướng của truyền thống văn hóa Việt Nam  đã được thể hiện qua tiết mục  dân ca tình cảm "Dùi Chiêng" . Ý  nghĩa  đối tác này   đã  được các Cô giáo cựu GSSPQN  giả trang diễn xuất theo điệu hát dân ca “Dùi Chiêng”,  vừa  dí dỏm  vui nhộn , vừa  cảm thương lưu luyến , vừa triết lý thâm trầm, làm cho cả hội trường rộn lên tiếng cười, tiếng vỗ tay, máy ảnh máy quay giơ lên nhấp nháy. 
   
   1/ Trong bài hát theo điệu dân ca “Dùi Chiêng”  này, đặc biệt có bốn từ chủ chốt   tạo thành hai cặp  đối tác  trừu tượng và cụ thể là:   Có-Không, và   Dùi-Chiêng. Tùy theo quan điểm tư duy mà  mỗi cặp có thể khai triển  diễn tả  cho  bốn tình  huống khác nhau. Chẳng hạn, trong “Tứ  Cú”    của    Trung Quán Luận  thì  cặp đối tác thứ nhất “Có-Không” khai triển thành bốn trường hợp:
  -   Có,    chứ không phải là Không,  nếu  trả lời cho câu hỏi  là  “Yes,”
  -  Không,  chứ  không phải là Có,  trả lời    là     “ No,”
  -  Vừa Có vừa Không,  trả lời   là “ Either  Yes or  No,”
  -  Vừa không Có  vừa không Không, trả lời   là “Neither Yes nor  No.”
      Bây giờ  kết   cặp “Có-Không” với     “Dùi”   sẽ có các  trường hợp :
    (1) Có Dùi,  chứ không phải  là Không Dùi (Dùi is existing and isn’t  non-existing).
   (2) Không Dùi,  chứ không phải  là Có Dùi (Dùi is non-existing and isn’t existing).
  (3) Dùi vừa  Có vừa Không (Dùi is either existing or non-existing).
  (4) Dùi vừa không Có vừa không Không (Dùi is  neither existing nor non-existing).
    Và, kết cặp  “Có-Không “ với “Chiêng” cũng sẽ có bốn trường hợp tương tự như trên. 
    Trong số các trường hợp nêu trên, bài dân ca đã  phối kết   hai cặp “ Có-Không” và  “Dùi-Chiêng’   để diễn tả ba trạng huống  tình cảm  là:
   (1) Có Dùi mà Không Chiêng ( Dùi is existing, but  Chiêng is non-existing).
  (2) Có Chiêng mà Không Dùi ( Chiêng is existing, but Dùi is non-existing).
  (3) Vừa Có Dùi vừa Có Chiêng (Dùi and Chiêng both are existing).
Còn một  tình huống: “Dùi và Chiêng vừa  không Có vừa không Không ” ( Dùi and Chiêng both are neither existing nor non-existing ) hay Dùi, Chiêng phi hữu phi vô thì không thấy nói đến. Phải chăng  trạng huống này là  phủ định tuyệt đối cái hiện tại để  tự  siêu vượt qua chính mình mà vào cõi “bất  khả tư nghì “ nên không thể diễn tả được ( ?)
  
    2/ Nhận định về  các giá trị  biểu trưng trong bài   ca  đối tác ‘Dùi Chiêng”   thì: 
 - Dùi, biểu thị cho  nguyên tắc chủ động (active principle), nó   xuôi ngược khắp miền, nó  là sự chuyển tải, giao  nạp và cho. Về tâm lý nó liên hệ tới ánh sáng và mắt thấy, nó thuộc  tính nam, là   cảm năng và tình yêu  thương.
  - Chiêng, biểu thị  cho nguyên tắc   thụ động (passive principle), nó  định tĩnh, tàng trử  và  thụ nhận. Về tâm lý   nó liên hệ tới âm thanh và tai nghe, nó thuộc tính nữ, là trí  năng và tính ẩn tàng, thường đều của qui luật .
   Giá trị  thực tiễn của đối tác  Dùi-Chiêng chính là âm thanh do chúng tạo nên khi “Vừa có Dùi vừa có Chiêng”,  có sự tương tác, và có mắt thấy tai nghe. Âm thanh này giúp   tổ chức ,  bảo vệ và phát huy giá trị  cuộc    sống  như:  trong các lễ hội, trong   giờ lao động, học tập, nghỉ ngơi, hoặc báo động  cứu nguy, né tránh thiên tai địch họa... 
    Đối với  trường hợp “Có Dùi mà không Chiêng” hoặc “Có Chiêng mà không Dùi”  thì cho dù  Dùi, Chiêng    ấy làm bằng bảo vật     đi nữa cũng không tạo được   giá trị  hữu dụng cho sự sống. Tuy nhiên, gặp đường cùng  thì hai cái Dùi cũng có thể  gõ vào nhau   để báo hiệu,  nhưng  chỉ  tạo được một  âm thanh rất nhỏ nên vô hiệu dụng . Hoặc hai cái Chiêng cũng có thể  đập vào nhau, nhưng  âm thanh sẽ loạn động vô nghĩa,  và  hai cái Chiêng sớm sẽ bị   vỡ vụn! Những trường hợp  độc diễn , độc điệu kỳ quái  như vậy làm sao  có  được âm vang với  giá trị sống  thực dụng,  hài hòa như âm thanh phát ra do đối tác thích ứng  của Dùi  và Chiêng  ? 
   
    3/ Nguyên tắc “ Lưỡng nguyên đối tác ” vốn đã nằm  trong sự  vận hành của vũ trụ,  trong  sự sống của con người , và trong cơ cấu hoạt động   xã hội. Vũ trụ vận hành và  tồn tại  nhờ  sự đối tác cân bằng giữa dẫn lực và hấp lực của các thiên thể, từ đó mà  các quỹ đạo của chúng  được định hình. Sự tương tác giữa đức hạnh và tài năng tạo nên giá trị  thực tiễn nơi  con người . Sự đối tác giữa các chính đảng tạo nên các giá trị dân chủ tốt đẹp  cho một nền cộng hòa  trong    xã hội văn minh. Trong ẩn dụ đối tác “Dùi-Chiêng”  thì  giá trị  hữu dụng không  riêng  nằm ở cái Dùi hay cái Chiêng  mà là ở phẩm tính âm thanh do cả  Dùi  lẫn Chiêng  tạo nên. Giá trị sự dụng hay chức năng này còn  tùy thuộc vào giá trị thể tánh hay cấu trúc của Dùi, Chiêng, nghĩa là chúng  được làm bằng chất liệu gì, khối lượng , hình dáng ra sao?.  Cũng vậy,  giá trị hữu dụng của  một người  không phải riêng ở tài   hay  đức,  nhưng ở sự  đối tác  thích ứng   giữa tài và đức, đồng thời nó còn  tùy thuộc vào thể tánh của tài đức ấy là gì?  được hun đúc ra sao, xuẩt xứ từ môn phong trường phái nào? Giá trị dân chủ tiến bộ của một xã hội văn minh  không  riêng nằm   ở tầng lớp  cai trị hay ở nhân  dân,   nhưng ở sự đối tác thích ứng  giữa người lãnh đạo và người dân, giữa   chánh quyền và dân quyền. Đồng thời  các giá trị đó còn tùy thuộc bản tánh phẩm chất  của người lãnh đạo từ các  điều kiện bẩm sinh và tập thành, cũng như  người dân được  lớn lên,  hấp thu, tập nhiễm bỡi   một nền văn hóa    giáo dục ra sao? 
   
     4/ Thể tánh hay   lý phổ quát nơi  hữu thể (Beings) là đơn nhất, bình đẳng  , là Một , gọi nó là “Nhất Thể”. Và,  cái Một, cái Nhất Thể ấy tồn tại , vận hành được là nhờ  ở sự biến  tác đối tánh của chính nó, đối tánh này gọi là Lưỡng Nguyên . Chẳng hạn, Thái Cực  là  Nhất Thể trọn đầy,  và Âm Dương  là Lưỡng Nguyên đối tánhtrong Thái Cực ấy.  Nhìn theo  cấu trúc thể tánh thì trong Âm có Dương, và trong Dương có Âm, Cũng như trong Dùi có tánh Chiêng và trong Chiêng có tánh Dùi, cho nên hai cái Dùi hoặc hai cái Chiêng gõ vào nhau cũng tạo được âm, nhưng nó thuộc thể tánh nên không phải là âm thanh hiệu dụng. Nhìn theo  chức năng sự dụng thì Thái Cực  trọn đầy hay cân bằng    đối tánh, nên nó là tổng trì của mọi biến hóa. Cũng như chỗ nào đã sẵn sàng có  sự tương tác cân bằng  Dùi-Chiêng  mới  có thể làm chủ điều khiển các sinh hoạt của cộng đồng.
    
    5/ Khi nói đến đơn nhất  thì thực  thể tự  tánh vô vi  thanh tịnh, đầy đủ mọi món, cho nên không cần phải hỏi, và cũng không cần  trả lời là Có hay Không, Cũng như   “Dùi và Chiêng vừa  không Có vừa không Không ” nên đừng có hỏi là Có hay Không, cũng đừng trả lời, cũng đừng suy lường quanh quẩn , cũng đừng bàn tán lăng xăng. Bỡi vì nó đã  vào  trong miền    vô ngôn, vô niệm, ” bất khả tư nghì”.
    6/ Khi nói đến đa tạp thì tự tánh hữu thể sẽ có vô số hóa hiện do tư niệm và theo cơ duyên sự dụng mà mắt thấy tai nghe. Trong số đó, hóa hiện theo đối tác lưỡng nguyên  hay biến tác nhị phân là căn bản bền vững. Cụ thể như hóa hiện theo  các đối pháp:Thiện-Ác,  Động-Tĩnh, Dùi-Chiêng, Có-Không, Có Dùi- Không Dùi, Có Chiêng-Không Chiêng, Có Dùi Có Chiêng-Không Dùi Không Chiêng, .... Biến tác nhị phân  này từ lâu  tìm thấy trong tiến trình phân liệt và  tăng trưởng các tế bào sống, các thiết bị kỹ thuật  và các mạch điện toán ngày nay cũng áp dụng nguyên tắc  nhị phân phản hồi này (binary and feedback principle).
   7/  Và, khi nói đến giá trị cứu  cánh thì thực thể theo tự tánh  của nó luôn hướng đến chỗ   đạt được  mục đích  sau cùng, thuộc tánh của nó  là  sự viên mãn, lợi phúc và an lạc. Cụ thể như, Dùi từ miền xuôi hướng lên miền ngược là để  gõ Chiêng, chứ không phải để làm chuyện gì khác. Anh, Chị Em cựu GSSPQN phải  chịu vất vả , mệt nhọc trên đường   đến Đà Nẵng   là để “Hội Ngộ”  đồng môn, ôm nhau tay bắt mặt mừng, chứ không  để làm chuyện gì khác (?)
    Trong các cuộc hội ngộ thì  sự  gặp  lại    chính mình, nhìn lại “ Bản lai diện mục” nguyên sơ của mình khi chưa bị bao phủ bỡi lớp lớp phiền não,trần ai lưu lạc như mặt mũi bây giờ, đó là  hội ngộ viên mãn,  tròn đầy hạnh phúc nhất . Nhưng,   biết mặt người thì nhìn trực tiếp; biết mặt mình thì phải soi gương. Biết người  như gãi ngứa trước bụng, tự biết  mình  như gãi ngứa sau lưng,  bỡi có những vùng tầm tay không vói tới, nên ta phải nhờ người khác hoặc  dùng  một cái que roi . Vậy thì  việc “minh tâm kiến tánh” , tự kỷ  tự tri không phải là chuyện dễ làm,  nên trong đời  ta cần  có  người tri kỷ hay một vị Thầy, đó chính là mục đích  và lý tưởng mà trường sư phạm muốn đạt đến.
  8/ Nền giáo dục Việt Nam ngày trước dựa trên  các nguyên tắc: (1) Nhân Bản, là  nhằm phát triển  con người toàn diện về trí, đức, thể dục và thẩm mỹ  với   giá trị thiêng liêng  cao quí của nó là tự do và trách nhiệm . (2) Dân Tộc, là nhằm  ngăn trừ mầm mống văn hóa  độc hại nội phát hoặc ngoại xâm, nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước, yêu đồng bào,  đồng thời với sự   phát huy  tinh hoa văn hóa vốn có của  người Việt để cùng   chung  sống hòa bình với   các dân tộc khác  trên thế giới. (3) Khai Phóng, là để  mở đường  cho    xã hội thoát khỏi tình  cảnh chiến tranh,  chậm tiến lạc hậu, đồng thời  xây dựng một nước Việt Nam văn minh với các giá trị nhân văn  tốt đẹp,   áp dụng các  tiến bộ khoa học, kỹ thuật  . Nói chung, mục đích     sau cùng  của  nền giáo dục nhân bản tự do    không ngoài việc giúp con người  đạt đến     hạnh phúc, an vui,  và sự vinh quang nơi chính  con người. 
    
    Tất cả những gì nói trên đây không phải là để  tô son điểm phấn, hay mang hia đội mũ cho một bài ca điệu múa  “Dùi-Chiêng “ nghe   như  ví von thô tục. Thực ra,  cái thô kệch phàm phu  và   cái  vi diệu  thánh thiện chỉ là biến tác đối tướng của một  tự tánh mà thôi. Vì vậy, trong các trường hợp lịch sử  cũng có lúc rận rệp bò ra từ chiếc  áo gấm,  và ngược lại dưới lớp áo vải nông phu bạc màu   cũng  đã  xuất hiện  các vị  anh hùng cứu quốc. “ Lưỡng Nguyên Nhất Thể” là một nguyên lý phổ quát cho nên Phật pháp  dạy rằng :”Trong cái Sắc thân da thịt   vô thường    đã có   thường trụ   Tam Thân Phật Thể”. Và, thánh Giăng cũng nói: “ Ngôi Lời đã trở thành xác thịt” , tức là trong  cái thân xác phàm phu  thế tục    đã có    Tánh Linh của Thiên Chúa rồi. Vậy thì ta phải ra công tìm Phật cầu Chúa ở đâu xa mà không chịu soi ngược trở lại chính mình?  Cũng vậy, khi bấm nhầm  vào cái  công tắt  khiến đèn    tối om, thì tại sao cũng tại cái công tắt ấy, ta không bấm ngược trở lại   xem ánh  sáng có xuất hiện không? Và khi xem  diễn xuất  điệu ca múa “Dùi-Chiêng”,  ta thử nhìn ngược trở lại xem bên kia tấm màn ví von đùa bỡn  có vẻ thô tục đó có ẩn chứa  cái gì tinh anh thánh thiện  hay không?
    Chỉ một bài  ca  Dùi-Chiêng theo điệu dân ca  ngắn gọn cũng đã hàm chứa biết bao nghĩa  lý  sâu xa,  điều đó cho thấy văn học dân gian Việt Nam  là cả  một kho tàng  bảo vật  đã  nuôi dưỡng và phát triển sự sống người dân  Việt trong quá trình dựng nước và giữ nước./-


                                                                              Đàm Khánh Hỷ,  
    
        
     


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

VIDEO Ngày hội ngộ Sư Phạm Qui Nhơn Đà Nẵng _ 20-03-2016

                                                                                                                Nguồn : An Vo
                                                                                                                Trên Youtube .
KHÓA 9 thể hiện điệu múa: Dùi chiên

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...