-Lại Đình Bạch-
K4 SPQN
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm chưa dễ đã ai quên”.
(Thế
Lữ)
Thật vậy, thời gian đã qua lâu rồi nhưng tôi vẫn nhớ về “cái
thuở ban đầu lưu luyến ấy”, nhớ về mối tình sư phạm cách nay đã mấy
chục năm….
Năm 1965, sau khi đỗ tú tài, tôi thi vào trường Sư Phạm Quy Nhơn.
Kết quả trúng tuyển và tôi rời Huế vào Quy Nhơn nhập học. Vào một
ngày mùa thu, chiếc máy bay DC3 đưa tôi từ phi trường Phú Bài vào Quy
Nhơn. Sau khoảng một giờ, máy bay đáp xuống sân bay nằm trong thành
phố. Tôi may mắn có một người chú đem ôtô đến đón tại sân bay mặc dù
từ sân bay về nhà chỉ một đoạn đường ngắn. Quy Nhơn sau cơn mưa bầu
trời xám đục, con đường đất đỏ loang lổ những ổ gà đọng nước. Lần
đầu tiên xa nhà lòng tôi buồn mênh mang.
Thế rồi những ngày học hành cuốn hút và thời gian trôi qua nhanh. Tết đến, các bạn háo hức về thăm nhà, đón xuân. Tôi không nhớ rõ vì sao mùa xuân đầu tiên xa nhà tôi đã không về mà ở lại Quy Nhơn. Có lẽ bấy giờ chỉ có phương tiện máy bay mà việc mua vé đi về thật khó khăn. Những ngày vắng bóng các bạn giáo sinh sao mà buồn! Và càng buồn hơn với người sống xa nhà khi mùa xuân đến. Chiều chiều tôi thường đi bộ ra đường Gia Long, ghé nhà sách Khánh Hưng tìm mua sách để đọc rồi trở về quán kem Phi Điệp ăn “Lục tàu xá – Trứng gà”. Cũng may tôi có một người ở cùng quê là sĩ quan thông dịch viên, thỉnh thoảng rủ tôi đi chơi. Ngày mồng 5 tết anh bạn rủ tôi đi lễ hội Đống Đa ở Phú Phong. Anh lái xe đưa tôi đi. Chiếc xe Jeep lao vút qua Tuy Phước, An Nhơn rồi lên Bình Khê. Đến nơi chúng tôi đi quanh quanh, thỉnh thoảng dừng lại để chụp ảnh. Người đi hội khá đông, ai cũng ăn mặc đẹp nhưng tôi đi giữa những người xa lạ, không thấy một gương mặt quen thuộc nào. Chợt anh bạn của tôi gặp một người quen. Đó là một phụ nữ đứng tuổi, đi cạnh là một cô gái. Người phụ nữ dáng mập mạp, gương mặt tròn phúc hậu, bên cạnh cô gái dáng mảnh khảnh, cặp mắt lá răm, gương mặt thanh tú trông như một cô gái Nhật, dáng vẻ e lệ. Anh bạn chào và hỏi chuyện hai mẹ con. Hai người nói giọng bắc, âm thanh nhẹ nhàng. Sau khi được anh bạn giới thiệu cô gái nhìn tôi mỉm cười chào và lòng tôi cũng cảm thấy bối rối. Tôi được biết cô nàng tên P. Ngay từ phút đầu tiên, cô ấy đã để lại ấn tượng với nụ cười tươi, cử chỉ bẽn lẽn và giọng nói nghe rất êm tai. Thế rồi chia tay và trong lòng tôi cứ vấn vương hình bóng ấy. Tôi hỏi anh bạn về chỗ ở của hai mẹ con thì anh ấy cũng không biết, chỉ nói rằng quen đã lâu và tình cờ gặp lại. Thế rồi khi tôi lên học năm 2 thì vào ngày đầu năm học tôi lại thấy cô nàng vào học năm thứ nhất của trường sư phạm. Tôi thật vui vì được gặp lại bóng hình trong mộng tưởng. Nhưng thật là éo le: tôi học buổi sáng mà cô ấy học buổi chiều. Thời gian qua nhanh, cả một năm mà tôi không có dịp để làm quen. Tôi ra trường, với kết quả thi tốt nghiệp của mình tôi có thể về Huế nhưng tôi quyết định chọn nhiệm sở ở Bình Định để hy vọng gặp cô ấy. Tôi được dạy một trường trong thành phố. Hàng ngày tôi thấy nàng đi học bằng xe Lam, tôi chạy xe máy theo sau và giữ khoảng cách chỉ có thể nhìn thấy nàng còn cô ấy thì cứ ngồi nhìn thẳng và nghiêm trang. Rồi cũng đến ngày cô ấy ra trường, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là chọn nhiệm sở. Tôi nghĩ rồi cô ấy sẽ đi dạy ở tỉnh khác và thế là…hết!
Thế rồi những ngày học hành cuốn hút và thời gian trôi qua nhanh. Tết đến, các bạn háo hức về thăm nhà, đón xuân. Tôi không nhớ rõ vì sao mùa xuân đầu tiên xa nhà tôi đã không về mà ở lại Quy Nhơn. Có lẽ bấy giờ chỉ có phương tiện máy bay mà việc mua vé đi về thật khó khăn. Những ngày vắng bóng các bạn giáo sinh sao mà buồn! Và càng buồn hơn với người sống xa nhà khi mùa xuân đến. Chiều chiều tôi thường đi bộ ra đường Gia Long, ghé nhà sách Khánh Hưng tìm mua sách để đọc rồi trở về quán kem Phi Điệp ăn “Lục tàu xá – Trứng gà”. Cũng may tôi có một người ở cùng quê là sĩ quan thông dịch viên, thỉnh thoảng rủ tôi đi chơi. Ngày mồng 5 tết anh bạn rủ tôi đi lễ hội Đống Đa ở Phú Phong. Anh lái xe đưa tôi đi. Chiếc xe Jeep lao vút qua Tuy Phước, An Nhơn rồi lên Bình Khê. Đến nơi chúng tôi đi quanh quanh, thỉnh thoảng dừng lại để chụp ảnh. Người đi hội khá đông, ai cũng ăn mặc đẹp nhưng tôi đi giữa những người xa lạ, không thấy một gương mặt quen thuộc nào. Chợt anh bạn của tôi gặp một người quen. Đó là một phụ nữ đứng tuổi, đi cạnh là một cô gái. Người phụ nữ dáng mập mạp, gương mặt tròn phúc hậu, bên cạnh cô gái dáng mảnh khảnh, cặp mắt lá răm, gương mặt thanh tú trông như một cô gái Nhật, dáng vẻ e lệ. Anh bạn chào và hỏi chuyện hai mẹ con. Hai người nói giọng bắc, âm thanh nhẹ nhàng. Sau khi được anh bạn giới thiệu cô gái nhìn tôi mỉm cười chào và lòng tôi cũng cảm thấy bối rối. Tôi được biết cô nàng tên P. Ngay từ phút đầu tiên, cô ấy đã để lại ấn tượng với nụ cười tươi, cử chỉ bẽn lẽn và giọng nói nghe rất êm tai. Thế rồi chia tay và trong lòng tôi cứ vấn vương hình bóng ấy. Tôi hỏi anh bạn về chỗ ở của hai mẹ con thì anh ấy cũng không biết, chỉ nói rằng quen đã lâu và tình cờ gặp lại. Thế rồi khi tôi lên học năm 2 thì vào ngày đầu năm học tôi lại thấy cô nàng vào học năm thứ nhất của trường sư phạm. Tôi thật vui vì được gặp lại bóng hình trong mộng tưởng. Nhưng thật là éo le: tôi học buổi sáng mà cô ấy học buổi chiều. Thời gian qua nhanh, cả một năm mà tôi không có dịp để làm quen. Tôi ra trường, với kết quả thi tốt nghiệp của mình tôi có thể về Huế nhưng tôi quyết định chọn nhiệm sở ở Bình Định để hy vọng gặp cô ấy. Tôi được dạy một trường trong thành phố. Hàng ngày tôi thấy nàng đi học bằng xe Lam, tôi chạy xe máy theo sau và giữ khoảng cách chỉ có thể nhìn thấy nàng còn cô ấy thì cứ ngồi nhìn thẳng và nghiêm trang. Rồi cũng đến ngày cô ấy ra trường, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là chọn nhiệm sở. Tôi nghĩ rồi cô ấy sẽ đi dạy ở tỉnh khác và thế là…hết!
Một buổi trưa trên đường đi dạy về thì gặp một anh bạn cùng
học một lớp với P. Anh ta bảo thấy P trong sân bay. Tôi liền nhờ anh
ấy đi với tôi. Đến nơi anh ấy gặp P và hỏi:
-
P có muốn đổi nhiệm sở không? Có người muốn
đổi đó.
Nói xong, anh ấy chỉ tôi. P. cười và bảo:
-
Anh ấy thì P biết rồi.
Thì ra nàng cũng có để ý đến tôi. Tôi liền đến chào P và hỏi:
-
P đi Sài Gòn à ?
-
P trả lời: Vâng
Tôi lộ vẻ
thất vọng:
-
Không ngờ gặp P lần đầu cũng là lần cuối!
Có lẽ thấy
tôi thiểu não, tội nghiệp, cô nàng nói:
-
P đùa vậy chứ P đưa hai em đi. P còn chọn nhiệm
sở và còn nhờ anh đổi nữa mà.
Nói xong, P
cười, tôi cũng cười và cảm thấy mình quê một cục.!
Buổi chiều tôi
phải đi dạy và muốn gặp lại P nên tôi nói:
-
Thôi, tôi phải về, không biết khi nào được gặp
lại P.?
Cô nàng chỉ
cười
-
Thành phố Quy Nhơn nhỏ mà anh!
Tôi giả vờ nói chuyện loanh quanh rồi hỏi lại một lần nữa nhưng
P cũng chỉ trả lời như thế. Tôi nghĩ đó là lời từ chối lịch sự, P không muốn gặp mình, hoặc có lẽ P đã
có người yêu. Thế rồi chiều nào đi dạy về tôi cũng xách xe chạy
quanh phố hy vọng được gặp P, nhưng không
thấy bóng dáng nàng đâu cả.
Một hôm tôi đang ngồi trong lớp chăm chú chấm bài thì một em học
sinh lên thưa:
- Thưa thầy, hình như có ai muốn gặp thầy.
Tôi nhìn ra cửa và thấy bóng dáng một tà áo dài trắng tinh
khôi, đúng là “áo em trắng quá nhìn không ra”. Tim tôi đập rộn ràng
vì cuộc gặp bất ngờ. Tôi mời P qua văn phòng nói chuyện nhưng P bảo:
“Thôi để anh dạy. Nhà P ở … khi nào mời anh về chơi”
Chiều hôm sau
tôi đến và có ý định mời P ra quán nước để dễ trò chuyện. Tôi
chuẩn bị trước trong đầu những câu hỏi. Đến nhà tôi nói ngay:
-
Hôm nay tôi đến P chơi, không biết P có rảnh không?
Nếu bận thì tôi về.
Tôi đoán ngay câu trả lời của một người lịch sự:
-
Chiều nay P rảnh, mời anh vào chơi.
P vẫn bình
thường, tươi tỉnh nhưng tôi vẫn giả bộ hỏi:
-
P khỏe không? Sao thấy mặt hơi xanh vậy?
P ngạc nhiên
một chút rồi nói:
-
Không, P vẫn khỏe mà.
Tôi liền “quy
nạp”:
-
Này, chiều nay P rảnh và khỏe vậy mời P ra quán nước, mình ngồi nói
chuyện nghe nhạc cho vui.
Nàng đáp:
-
Thôi, ở nhà nói chuyện cũng được. Anh muốn uống
gì để P bảo các em đi mua. Rồi P mở nhạc cho anh nghe, nhà P có cái
Akai nghe cũng hay.
Tôi liền đứng
dậy và giả bộ lẫy:
-
Thôi, để tôi về.
Nàng mở to
mắt cười và hỏi:
-
Này anh, cho P hỏi: mình đi dạy thì nên đứng hay
ngồi?
Tôi thật thà đáp
ngay:
-
Đi dạy thì ngồi cho khỏe chứ dại gì mà đứng.
Cô nàng nhỏ
nhẻ:
-
Chết, nảy giờ anh đứng mà không mỏi sao? Thôi, ngồi xuống đây một
chút đã
Thế là tôi bị
“mắc mưu” ngồi suốt cả buổi. Tôi nghĩ mình là người chủ động, hóa ra
lại bị động. Nàng đi vào nhà trong mở nhạc, không hiểu vô tình hay
cố ý P mở một bản nhạc mà tôi nghe có lời mở đầu là một câu nói: “Tình
yêu như một cái bóng, khi ta đi, nó theo ta nhưng khi ta tìm đến, nó
lại xa ta và xa ta mãi. Vô lý thật!”. Sau đó là những lời hát:
“Người ấy và tôi vẫn thường gặp nhau. Gặp nhau nhưng mà chẳng nói
một câu…” Lời nhạc ấy cứ ám ảnh mãi tôi về sau, phải chăng nó báo
hiệu tình yêu như một định mệnh?
Trước khi tôi
ra về, P nói :
-
Sáng mai em định lên trường xem thông báo về chọn
nhiệm sở.
Tôi chụp ngay
cơ hội:
-
Ngày mai tôi đi cùng P nhé!
Được nàng nhận lời, tôi thật vui. Hôm sau, tôi mượn chiếc xe
Lambretta của ông chú chở nàng đi. Lần đầu tiên chở một người con gái
ngồi sau xe, lòng tôi thật hạnh phúc, rộn ràng. Tôi nói chuyện huyên
thuyên chẳng đâu vào đâu. Chở P lên trường sư phạm một lát rồi tôi chở
nàng lên Ghềnh Ráng nơi có mộ Hàn Mặc Tử, sau đó chạy ra đại lộ
Quang Trung rồi trở về ghé quán Phi Điệp ăn kem và trở về nhà. Suốt
cả buổi sáng tôi chẳng bộc lộ được tình cảm gì với nàng. Ôi tuổi
trẻ tôi sao mà khù khờ, ngu ngơ quá !
Ngày
chọn nhiệm sở đến, tôi cùng P lên trường. Nàng cao, duyên dáng đứng
cạnh tôi, mọi người đều nhìn làm tôi cũng cảm thấy tự hào. Chúng
tôi hồi hộp, theo dõi các nhiệm sở và những người lên chọn đầu tiên
theo thứ tự tốt nghiệp. May mắn P cũng chọn được một nhiệm sở còn
lại cuối cùng là Đà Lạt. Một buổi sáng tôi tiễn nàng ở sân bay và
lần này P đi thật. Xa cách P tôi buồn và nhớ, những lá thư liên tiếp
gửi cho nhau. Tôi rất thích đọc những bức thư của P biểu lộ tình cảm
của mình một cách chân thực. Một lần P viết :
Ở đây mỗi lớp được ông Hiệu trưởng dành cho một khu đất để
trồng hoa. P muốn làm một vườn hoa cho anh. Định viết thư hỏi anh thích
hoa gì và trồng như thế nào nhưng ông Hiệu trưởng hối quá nên P đã
trồng hoa glaieul theo hàng thẳng. Bữa nay đã có những cánh hoa đầu
tiên nở, “cánh hoa cao và gầy như cô giáo” - lời ông hiệu trưởng nói. Giá
có anh ở đây P phải dẫn anh đến khoe mới được.
Tuần
nào P cũng có thư cho tôi, có khi gởi những tấm carte postale về phong
cảnh Đà Lạt hoặc những tấm ảnh mà học trò tặng cô giáo. Có lần, P
gởi cho tôi một tờ giấy bạc 20.000 đồng ký tên, ghi ngày tháng và
viết trong thư: “Lần đầu tiên P. làm ra tiền, gởi về anh !”
Một
lần khác, không hiểu sao, nàng viết:
… Lần nào cũng vậy, nhận được thư anh,
P thật vui, nỗi vui như nổ bùng ra bao phủ cả tâm hồn P. Vì thế, P sợ
một ngày nào đó anh lại không viết thư cho P nữa.
Tôi
rất nhớ P, dự định Noel năm ấy tôi sẽ lên Đà Lạt thăm P. Đầu tháng 11
tôi đã viết thư nhờ P đặt vé máy bay về trước vì sợ trễ dạy. Tôi
mong thời gian qua mau lòng chứa chan niềm vui và hy vọng. Bất ngờ,
đầu tháng 12 tôi có quyết định về Huế. Tôi báo tin cho P, nàng viết
thư trả lời:
…Nhận được thư anh báo tin về Huế, P
thật buồn mà đáng lẽ phải mừng cho anh. Nhưng anh về Huế thì mình
khó có cơ hội gặp nhau..
Thế
là tôi về Huế tiêu tan bao hy vọng.
Sau
lễ Noel, nàng viết thư cho tôi:
...Đêm Noel, không có anh như lời hẹn, P đi
chơi với các em.P đến một hội chợ người ta bày ra nhiều trò chơi
trong đó có trò chơi “ máy bay”. Ở giữa một chiếc bàn tròn khá
rộng, có một chiếc “ máy bay”đang đậu sẳn, chung quanh là các sân bay.
Nếu máy bay bay lên rồi hạ cánh
xuống sân bay nào thì người có vé ấy sẽ được lãnh thưởng. Anh biết
không, P đã mua một vé máy bay đi Huế. Khi máy bay bay lên, P thật hồi
hộp và chờ đợi, cuối cùng máy bay hạ cánh xuống Huế. Cầm món quà
trong tay, P bâng khuâng nghĩ ngợi, không biết bao giờ được về Huế thăm
anh.
Năm
1973, tôi vào Sài Gòn dự khóa tu nghiệp “Giáo sư đệ nhất cấp”. Từ Sài Gòn về Đà Lạt
khoảng 300km bằng đường bộ, nghe nói đường đi khá nguy hiểm vì chiến
sự đang ác liệt. Thế nhưng tôi cũng liều, trốn mấy ngày học và đi
Đà Lạt. Gặp nhau sau một thời gian dài nhưng P có vẻ không vui, nàng
hỏi:
-
Anh có gia đình rồi à?
Tôi cười:
-
Có ai ưa mình đâu?! Sao lâu rồi anh gửi thư mà em không trả lời?
Nàng nói: Có
một mùa hè, nhân dịp người bạn từ Sài Gòn ra Huế, P có gửi anh ít
trái cây. Cô ấy đến nhà không gặp anh mà gặp một phụ nữ đang bồng
đứa con nhỏ mới sinh. Thế anh lập gia đình hồi nào vậy?
Tôi giải thích:
-
Ôi em hiểu lầm rồi, đó là em gái của anh. Ở Huế có tục lệ “con so
về nhà mẹ”, em gái anh sinh con đầu lòng nên về nhà nhờ mẹ đấy mà.
Nghe tôi nói,
nàng cúi đầu im lặng, mắt long lanh ngấn lệ, phải chăng nàng xúc
động vì ân hận đã nghĩ oan cho tôi?. Tôi cười nói “Gặp nhau thì phải
vui chứ”! Rồi tôi nắm tay nàng, bàn tay nhỏ nhắn mềm mại nằm yên
trong tay tôi. Nàng vuốt tóc, nở nụ cười, tôi cảm nhận được trong ánh
mắt lấp lánh tình cảm đằm thắm, dịu dàng. Buổi chiều chúng tôi
cùng đi chơi. P đưa tôi đi Thung Lũng Tình Yêu. Phong cảnh ở đây thơ
mộng, hữu tình. Tôi chớp cho P nhiều tấm ảnh, đặc biệt tấm ảnh đứng
trên đồi, phía sau là hồ nước Đa Thiện với những hàng thông soi bóng,
một tấm ảnh đẹp, trông P như “người con gái trong tranh”. Buổi tối
chúng tôi đi dạo ở hồ Xuân Hương.
Sương xuống, khung cảnh mờ ảo, nhìn lên chợ Đà Lạt rực rỡ ánh đèn.Chúng
tôi ôn lại bao chuyện cũ, kể cho nhau nghe những vui buồn trong cuộc
sống, nhắc lại những kỉ niệm dưới mái trường sư phạm, các thầy cô
và bạn bè thân yêu. Đêm Đà Lạt đã cho chúng tôi những phút giây mơ
màng, ngọt ngào và hạnh phúc. Hôm sau tôi trở lại Sài Gòn tiếp tục khóa học sau đó trở về Huế.
Năm
1975.Với biến đổi lớn lao của đất nước, mọi người bị cuốn vào trong
dòng chảy của cuộc sống, tôi và P mất liên lạc với nhau từ đó. Sau
này tôi mới biết P định cư ở nước ngoài.
Ngẫm
nghĩ lại cuộc tình, âu cũng là duyên số. Tôi chợt nhớ đến mấy câu
thơ:
Je t’aimais
Tu m’aimais
Mais la vie
sépare ceux qui s’aiment
(Anh
yêu em, em yêu anh nhưng cuộc đời ngăn cách chúng mình)
Dù
thời gian trôi qua nhưng tôi vẫn luôn nhớ về P, dáng vẻ đoan trang, xinh
đẹp, thông minh và đầy nữ tính. Lúc nào tôi cũng nhớ về P với những
kỉ niệm tươi đẹp và mong P một cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường SPQN
Huế, 18/10/2012
L.Đ.B
(0949.369 189)
Chuyện tình của anh dễ thương quá , trong sáng quá và chân thật quá
Trả lờiXóaChào anh Lại Đình Bạch!
Trả lờiXóaLại thêm một chuyện tình đẹp tuy không trọn ở cái thời còn " ngu ngơ, khù khờ" như anh đã nói!Thiết nghĩ ở một nơi nào đó nếu tình cờ chị ấy có đọc những tâm sự của anh chắc sẽ rất ấm lòng vì bao năm trôi qua rồi nhưng anh vẫn nhớ...Chúc anh vui và ấm áp trong nỗi nhớ này nhé! Mong đọc những bài viết khác của anh!
Cảm ơn BBT đã cho đăng câu chuyện của tôi với cách trình bày đẹp mắt và hình ảnh minh họa sinh động. Thân ái. LĐB.
Trả lờiXóaCám ơn anh LĐB đã kể cho nghe một câu chuyện tình thời Sư Phạm rất chân chất và dễ thương. Chúc anh luôn vui khỏe và có thêm bài viết mới!
Trả lờiXóaSáng sớm mở trang SPQN đọc " Mối tình Sư phạm " , như thơ , như nhạc , rất thánh thiện , rất trong sáng ! Lũ trẻ đọc , chắc ngạc nhiên lắm ... Anh viết tốt lắm ! trang SPQN sẽ phong phú nếu Anh nămg gửi bài ...chờ đọc ...
Trả lờiXóaMột chuyện tình rất trong trẻo , rất tinh khôi !
Trả lờiXóaTHUONG NHAU MAY NUI CUNG TREO
Trả lờiXóaMAY SONG CUNG LOI , VAN DEO CUNG QUA .
TINH YEU LA THE NHUNG KHONG DUYEN NO THI KHONG DEN VOI NHAU DUOC PHAI KHONG ANH BAN ?
Xin chuc mung ...bởi vì LDB có một cuộc tình quá đẹp ..
Trả lờiXóaRa HUE tôi sẽ mời Bác uông Cafe ...
Mặc dù không đến được với nhau nhưng vẫn chúc mừng anh vì đã có một mối tình đẹp. Như vậy là anh đã có được niềm vui mỗi lần nhớ đến " phút đầu tiên ấy'
Trả lờiXóaCám ơn anh Bạch. Trong bài viết của anh có trích lời nhạc:
Trả lờiXóaNgười ấy và tôi vẫn thường gặp nhau
Xin anh Bạch, hay quý anh chị em nào biết câu trả lời, vui lòng cho tôi biết tên bản nhạc và tên nhạc sĩ.
Có phải là bài "Người Ấy" của nhạc sĩ Trần Quí hay không?
Nếu anh Bạch hay quý anh chị nào biết lời nhạc, bản nhạc và nhac sĩ, thì xin vui lòng cho tôi biết ở đây, hay ở email sau đây
hoaiviet2008 @ yahoo . com
Xin cám ơn anh Bạch và quý anh chị em.
Tha hương, những ngày Tết xa nhà thật buồn !Lang thang trên trang nhà, tình cờ đọc được "Mối tình SP" của Anh,DP rất thích...DP cũng có một chuyện tình buồn SP nên rất đồng cảm với Anh. Mong một nơi nào đó, đọc được bài này chắc người xưa của Anh sẽ vui lắm khi hiểu được lòng Anh...
Trả lờiXóaChúc Anh một Năm Mới Đinh Dậu thật nhiều sức khỏe và niềm vui.HDP
Chào anh Lại Đình Bạch !
Trả lờiXóa.Chuyện tình của anh trong sáng quá và dễ thương quá !
Nếu tình cờ chị ấy có đọc những tâm sự của anh Bạch chắc sẽ rất ấm lòng vì bao năm trôi qua rồi nhưng anh vẫn nhớ... Phương chúc anh thường an lạc ạ !
Quí mến