Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Về tính Nhân Văn của Công Lý.

 BBT: Mời các bạn cùng đọc câu chuyện sau đây để thấy một xã hội pháp trị dù vẫn đảm bảo tính nguyên tắc nhưng vẫn không bỏ qua tính nhân văn... Thần Công Lý cũng đôi khi cũng phải nhỏ lệ...
Cám ơn bạn Lanle đã gởi bài viết này.
(Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)

Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp
“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.

 

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Thơ - Bạch Xuân Lộc


Vô Đề 1

Một mai mai một không cùng,
Vô ưu trỗ giữa một vùng đất sâu.
Tiếc xuân xuân tiếc bạch đầu,
An nhiên hóa giữ nhịp cầu tĩnh tâm .


Vô đề 02.

Chiếc lá khô rơi động,
Nước mặt hồ lăn tăn,
Lá mùa thu rơi động,
Gọi nhau lòng nhớ nhung.

Lá nằm trên mái ngói,
Trong trạng thái an nhiên,
Không gây chút lụy phiền,
Thảnh thơi hồn tự tại.

Gío hiu vờn lá nhẹ,
Bay la đà khoảng không,
Ta nhìn theo chiếc lá,
Tâm có vờn động không?

An nhiên lá cứ rơi,
Bình thản trong làn hơi,
Tịnh tâm phút giây ấy,
Là Thiền ngộ đến rồi.

Bạch Xuân Lộc

Thầy trong ký ức tuổi thơ tôi.



Gửi tặng các Anh Chị , cựu Giáo sinh SPQN liên khoá 3,4,5 đã từng theo học với thầy Tuân                      
thay Ton that Tuan va Giao sinh SPQN khoa 4:
   Chi Nguyen thi CAM va chi Que CHI

thay TUAN va giao sinh Ngo le Tu              (Chup tai truoc chua Long Khanh -Quinhon )

“ Tuổi thơ tôi có một ông tiên thật tuyệt vời ,đó là thầy TÔN THẤT TUÂN ,người đã dạy tôi ở trường tiểu học.Tôi muốn nói thầy là một ông tiên , đúng như thế ,thầy làm những động tác trước ngọn đèn cho chúng tôi xem phim “ hoạt hình”trên tường ; thầy cắt giấy thành hàng chục trò chơi ,nào quả , nào cây , hoa , chim,thú rất ngộ nghỉnh.Thầy xếp giấy rất tàitinhf ,mảnh giấy báo cũ,tờ rơi trang vở, thầy biến ngay thành hình tàu bay,tàu thủy, xe lửa ,quả banh , con công,con hươu cao cổ …..Thầy vẽ và tô màu rất tuyệt,mỗi cuối tuần ,thầy dạy chúng tôi vẽ một cái gì đó trong tập vở bài học,khi thì vẽ con trâu đang cày trên cánh đồng ,khi thì vẽ con mèo đang vờn bắt con chuồn chuồn.Sau này tôi vào học Cao đẳng Mỹ thuật nhưng đã có năng khiếu học vẽ từ ngày ấy.
          Thỉnh thoảng,thầy dẫn lớp chúng tôi đi du ngoạn, vào Đại nội, lên núi Ngự bình , đến chùa Thiên mụ….vừa ngắm cảnh vừa nghe thầy giảng bao điều , lúc về, thế nào thầy cũng cho một đề tập làm văn : tả lại buổi đi chơi ấy .Có hôm , thầy cho đi xem vườn nuôi thú , vườn chỉ có một ít động vật như : khỉ, nai, ngựa và các giống chim mà thôi , nhưng thầy cũng giảng thêm hình dáng và đời sống của các thú rừng khác như : voi, cọp,sư tử ….Hôm sau ,thầy cho một đề luận : “Em hãy tả một con cọp”.Trong lớp có bạn Nam hôm trước trốn không đi du ngoạn ,bạn Nam có đoạn đã viết trong bài luận như thế này: “Tuần qua ,trên đường đi học về ,em thấy một con cọp đang ngồi trên cành cây …”,thầy đọc làm cả lớp cười no bụng.Từ đó,bạn Nam biết được lợi ích của những buổi du ngoạn do thầy tổ chức ,không dám trốn nữa.
          Mỗi cuối tuần thầy dạy chúng tôi một bài hát,gom lại chúng tôi thuộc rất nhiều bài ,đó chưa kể vô số bài thơ học thuộc lòng.
          Năm học lớp 5 , có một bạn bị bệnh nặng chết .Thầy bảo chúng tôi mỗi người hái ở nhà vaì bông hoa , mang đến , thầy dạy cho chúng tôi kết thành một vòng hoa lá, rất trang trọng ,rồi thầy lấy một băng giấy dài nắn nót viết hàng chữ bằng mực tím” Thương tiếc bạn hiền “ghim nằm ngang trên vòng hoa rồi cùng nhau đem đến thăm bạn .Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết được nghi thức và ý nghĩa của tràng hoa phúng lễ tang.
          Trường chúng tôi , diện tích rất rộng ,sau trường có vườn trường, dành cho mỗi lớp một khoảnh.Chúng tôi ,mỗi người đều trang bị “ nông cụ”là dao cùn ,xẻng mẻ,hoặc cái cuốc chim bằng nửa bàn tay, mỗi buổi chiều có nửa giờ để chăm sóc vườn của lớp mình.Các lớp khác thì trồng hoa .Riêng lớp tôi , ngay đầu năm học thầy đã lên “ kế hoạch mùa màng “ , nào trồng mía , trồng bắp , trồng đậu xanh, khoai lang .Đến ngày cắm trại chia tay nghỉ hè , trại lớp tôi có một nồi chè nấu bằng đậu xanh do chính cả lớp trồng tưới và một bịch đường đen thầy đem đến .Lại thêm một nồi khoai luộc đầy nhóc , một đống mía vỏ tím hồng ngọt mọng.Buổi tiệc suốt đời không quên được.Lớp tôi sau này có rất nhiều bạn là Kỷ sư nông, lâm nghiệp và cũng có lẽ cũng có sự tác động phần nào từ bửa tiệc nhớ đời ấy .
          Khi tôi lên Đại học thì được tin vui ,thầy tôi do nhiều năm dạy học xuất sắc , đạo đức toàn vẹn , thầy được điều về dạy tại trường Sư Phạm Qui nhơn khi trường này mới được thành lập.Trước năm 1975 tôi được gặp thầy lần cuối khi thầy về họp ở Bộ Giáo dục Sài gòn ,tóc thầy trắng bạc như bông , nhưng dáng vẻ vẫn vui tươi nhanh nhẹn.Gặp tôi , thầy vui cười nhưng không còn hai chiếc răng khểnh nữa, thầy nắm chặt tay tôi bảo : “Thầy vui lắm ,biết con tốt nghiệp và dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia định và vui hơn nữa khi đọc được nhiều thơ văn của con trên các báo . Ái chà , một cô học trò nhỏ xíu , gầy còm năm xưa của thầy mà quả thật nay thành danh như thế !”

          Từ dạo đó tôi không được gặp lại thầy , gần đây được tin thầy đã mất, nhưng biết tin quá muộn ,tôi không thể về để tiễn thầy đến nơi an nghỉ cuối cùng được,nhưng trong lòng luôn nhớ thầy.Nhớ đã cho tuổi thơ đôi cánh tuyệt đẹp để bay cao .”

        Ngoài chị Trang ra,trong những ngày cuối đời của ba tôi ,người có kể cho tôi nghe về một số học trò cũ ở Hanoi , ở Huế , và trường Sư phạm Qui nhơn (nơi đây người đã dạy từ ngày thành lập đến năm 1975).Quá trình họ đã thành danh trên ba miền đất nước.
        Mỗi lần có dịp về Saigon ,tôi ghé thăm gia đình chị Trang .Bản chất dung dị của chị luôn mang phong cách tổng hợp của một họa sĩ -một nhà thơ.Riêng lần về Qui nhơn, ghé thăm trường Sư Phạm và trường Trung học Cường dể, tôi chạnh lòng khi tưởng nhớ đến Ba tôi và người anh ruột tôi Bác sĩ Tôn thất Minh ,nơi ấy họ đã cống hiến nghề nghiệp một thời gian, và họ đã qua đời trong thập niên 1980 tại Nha trang.


TÔN THẤT QUYẾN
Nhựt Quảng
 (con trai thày TUÂN)






Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Nơi những dòng sông gặp lại

Nơi những dòng sông gặp lại , đó cũng là nơi mà từ đó những dòng sông đã chia xa , rẽ nhánh . Rồi cứ thế mỗi dòng sông lớn dần lên , chảy xa hơn . Trên quãng đường đi qua , sông lại mang theo từ hạt cát nhỏ , rồi lá vàng rơi từ nhánh cây ven đường , cũng có thể là xác một con vật nào đó ...tất cả đã quyện lại thành dòng phù sa và sông để lại hai bên bờ rồi cứ thế sông tiếp tục đi , mặc cho lòng sông có đau xót bởi vết xước của đá sỏi , mặc cho vẩn đục bởi sự tan rữa của xác vật làm ô nhiễm nhưng dòng sông vẫn thong thả trôi qua , êm ả như từng tờ lịch bị xé rách , bị bỏ quên khi hôm qua đã không còn là hôm nay .
Những dòng sông kia đã đi nhưng phù sa vẫn còn đó , ở đó đời vẫn thấy những cây non lớn lên mỗi ngày . Có những dòng sông chưa kịp về lại nơi bắt đầu đã vội qua đời - có ai biết không (?)- một khoảng trống ghi dấu chỗ ngồi hay bước chân , hay chỉ là tiếng cười , hay vẫn chỉ là khoảng không gian yêu thương ...
Câu chuyện về những dòng sông là một chuỗi những bãng lãng như khói mây , có khúc quanh dằng dặc muộn phiền , nhưng làm sao quên phù sa kia đã nuôi lớn những con người hiện hữu trên đời có phần xương thịt được mang hồn của những dòng sông xưa . Sông đã để lại tất cả cho đời .
Để có một ngày gặp lại ,vỡ òa trong nỗi nhớ một tình yêu bao la , rộng lớn như bầu trời , một gần gũi bình thường như cái bắt tay ... chúng tôi đó , cười nói như trẻ thơ , bao dung bác ái như người già ,mạnh mẽ oai dũng như tuổi thanh xuân ...Ôi ! những dòng sông không bao giờ có tuổi .

( Nghĩ về chuyến đi Về thăm trường cũ )
Thanh Bình K11

Thị Trấn Mù Sương - Hương Thủy

Có một bài hát hay, xin thân tặng đến bạn bè có quê nhà ở Pleiku cũng như quí đồng môn đã từng nhận nhiệm sở công tác tại nơi đây...

Hình ảnh cũ

BBT: SPQN vừa nhận được một số hình ảnh cũ do thầy Hoàng Hy gởi, số hình ảnh này được thầy Hoàng Hy sưu tầm từ thầy Tôn trong chuyến đi Sydney, Australia trong dịp cuối năm vừa qua... Chân thành cám ơn Thầy H. Hy và Thầy Tôn về những tư liệu quí này.








LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...