Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Sẽ Ổn Thôi Mà...

 Xuân Đài

(Thân tặng các bạn: T.Bình, Hường, N.Hoàng, Cúc..nhị 8, Ren nhị 6/11...)

         "Sống không thể tự sinh ra mà chúng ta phải được tạo ra từ những đợt sóng nhồi của đại dương. Con người cũng thế! Không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi một mình cả. Ngươc lại chúng ta phải sống hòa đồng trong sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt. "

( Albert Schweitzer )

           Thế ấy! mỗi chúng ta là môt thực thể tồn tại, gắn liền trong mỗi hoàn cảnh khác nhau...Tôi cũng nghĩ: ai đó bỏ ta ra đi..."đó chỉ là dấu chấm sang trang, không bao giờ là dấu chấm hết". Tỉnh giấc trưa, trong căn phòng vắng lặng, gió hiu hiu...qua khung cửa sổ, mây trời lãng đãng, trước mắt minh những hinh ảnh thân quen, kẻ ra đi, người còn ở lại...âu là số phận ! Mình đón nhận cái  được, chấp nhận cái mất, trong muôn màu của cuộc sống...không tránh khỏi sự hụt hẫng, chới với trước sự mất mát lớn trong đời....Rồi " cũng qua đi! qua đi..." với thời gian mang đến cho ta  những bù đắp thân thương từ  người thân, từ bạn bè cho mình nghị lực trên từng bước đường còn lại, vươn lên mà tròn trách nhiệm với chính mình (trước)...rồi với gia đình, với bạn bè...thưc tế là vậy.
  
           Sẽ ổn thôi mà ! " không bao giờ là dấu chấm hết ".Vì quanh ta còn nhiều điều tốt đẹp để nâng đỡ chúng ta "SỐNG ĐẸP " cho đến một ngày đẹp trời nào đó... chúng ta... ra đi !!!  các bạn ơi ! Cố lên...







Thư...

Kính gởi :   Ban Biên Tập
      Qua  bài viết của bạn Huỳnh Thiên Tâm về những tiết mục văn nghệ dự thi của lớp nhị 6, Giang lam nhờ BBT gởi giúp tờ chương trình và hình ảnh kỉ niệm một thời văn nghệ sư phạm mà GLđã có dịp lưu giữ. Tặng các bạn nhị 6 và các anh chị SPQN cùng xem cho vui.
       -Tờ chương trình thi đua văn nghệ dự thi các lớp của hai khóa 10 và 11
         Trưởng Ban Văn Nghệ thời đó là bạn Quảng học lớp nhị 1 quê ở Tuy Hòa.
        -Hình Ban Văn Nghệ của trường gồm giáo sinh hai khóa 10 và 11, trình diễn vào sáng ngày 1 tháng 12 năm1973 tại hội trường của trường Sư Phạm, dưới sự hướng dẫn của thầy Hoàng Hy; hình như trình diễn cho quân, dân, chính xem cùng với tiết mục của các trường trong tỉnh. Nhưng rất tiếc G.Lam không nhớ các ca sĩ Giáo Sinh Sư Phạm thời ấy đã hát bài gì ???
          Cám ơn BBT và chúc các anh chị luôn vui khỏe.
Giang Lam




             Chú thích hình ảnh
         -Hàng trên từ phải sang:
           Các bạn: Việt, Quả, Xuân, Xuân, Thái, Ái.
          -Hàng dưới từ trái sang;
            Các bạn: Lan, Thanh cảm, Phương Dung, Bé, Nhạn, Hà, Yến, Đông Sương, Hảo, Thanh Xuân, Đồng, Then.
             Các bạn nữ thì G.Lam còn nhớ tên đầy đủ, các bạn nam chỉ nhớ được tên của sáu bạn, cố (nặn óc) nhưng rất tiếc bây giờ chỉ số IQ quá tệ nên nhờ bạn nào biết thì lên tiếng giùm G.Lam với nghe. cám ơn các bạn nhiều.
Giang Lam

VUI BUỒN NỘI TRÚ


                           Lê Tự Tín.

Tác giả trong một lần trở lại thăm khu Nội trú.
         Phú Yên tỉnh lẻ, quê nghèo…Suốt bảy năm học trung học, tôi đều học ở Tuy Hòa, trường ốc lẹp xẹp. Lên đến lớp 12 năm cuối Trung học đệ nhị cấp tôi mới được học trường lầu Nguyễn Huệ mới. Trường có khoảng mười phòng học hai tầng, tôi đã cảm thấy là to lớn lắm rồi. Đậu Tú tài phần hai, thi và tôi trúng tuyển vào trường Sư Phạm Qui Nhơn năm 1972.
         Đến ngày, chúng tôi sửa soạn hành trang, khăn gói lên đường nhập học. Trường sừng sững tọa lạc bên bờ biển Đông, ngày đêm nghe tiếng sóng vỗ rì rào, hòa với gió biển vi vút qua hàng phi lao tạo nên một bản hòa tấu, bài ca muôn thuở của biển.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

CHÙM THƠ VỀ BÌNH ĐỊNH


(  Thân tặng các bạn Nhị 6 và các bạn đồng môn quê BÌNH ĐỊNH )

Bình Định có núi VỌNG PHU

Có ĐẦM THỊ NẠI có CÙ LAO XANH (Ca dao )


VỌNG PHU

Ở NÚI BÀ bấy lâu nay
Nàng bồng con đứng đêm ngày nhớ thương
Gập ghềnh lên đỉnh HÒN CHUÔNG
Gian truân tới mũi ĐÁ GIĂNG mịt mờ

Chuyện kể từ thuở ban sơ
Hai anh em nghịch chẳng ngờ nhát dao...
Cuộc đời oan nghiệt làm sao
Anh em gặp lại với bao tình nồng
Se duyên kết tóc vợ chồng
Rồi khi phát hiện ….đau lòng chàng đi
Còn nàng không hiểu chuyện gì
Bồng con đứng đợi đến khi hóa thành...

17/3/2013

QUA ĐẦM THỊ NẠI

Ngày xưa nắng gió hẹn nhau
Cây cầu NHƠN HỘI khi nào xây xong
Sẽ không còn phải ngóng trông
Và không xa mặt cách lòng đôi ta

Chiều nay nắng gió gọi nhau
Cầu xong lâu lắm... khi nào mới sang
Duyên em giờ đã lỡ làng
Bởi dăm hạt cát ngáng chân ai rồi

17/3/2013

CÙ LAO XANH

Sóng xô bờ cát
Bãi trước bãi sau
Trời biển một màu
HẢI ĐĂNG dẫn lối

Nếu anh không vội
Đợi em sang đò
Nếu anh đắn đo
Tình em bọt sóng

Sóng dâng biển động
Bão tố ngập trời
Xa tít mù khơi
Tình em dậy sóng

17/3/2013


EO GIÓ  _ NHƠN LÝ

Hoàng hôn chín đỏ eo gió buông
Lòng người lữ khách với bâng khuâng
Dang tay núi kéo bầu trời xuống
Biển rộng bao la bỗng nhỏ dần

Dưới chân bãi đá nằm yên ả
Lặng lẽ ngắm nhìn dấu chân qua
Sóng hôn đá- gió hôn lên đá
Hôn cả gót hài lữ khách xa

Tình xưa ấy trong như dòng nước
Ngọt yêu thương từ núi chảy ra
GIẾNG TIÊN thấm đẫm làn da ấm
NHƠN LÝ chiều nay gió với ta

17/3/2013
BẠN CỦA NHỊ 6

Cõi Về - Thơ - Lại Giang

Nhân đọc bài : DẤU CHẤM HẾT của bạn THANH BÌNH  bỗng nhớ về một bài thơ ngắn dành tặng cho người bạn mà người bạn đời đã bỏ đi quá vội .
    
    Cõi Về.
 
Dẫu đời mấy nỗi sơn khê
Mong anh một cõi đi về bình an
Dẫu xa rồi giấc mơ vàng
Dẫu là hạt bụi thênh thang giữa trời
Dẫu trần ai, dẫu đổi dời
Xuôi tay nhắm mắt nụ cười mang mang .
                 
Lại Giang

VĂN NGHỆ LỚP TÔI


                           Huỳnh Thiên Tâm.

         Ngày ấy lớp chúng tôi có 56 thành viên. Do thầy Nguyễn Văn Ba làm chủ nhiệm. ban đầu chúng tôi còn xa lạ, rồi dần dần cũng quen thân và trở thành một gia đình êm ấm và đoàn kết.
         Năm thứ nhất, học được vài tháng theo thông lệ thì ngày hội diễn văn nghệ toàn trường cũng sắp đến. Nhận được thông báo, đội văn nghệ của lớp nhanh chóng được thành lập. Thấy trong lớp bạn Ngọc Tượng đàn hay nên cả lớp cử làm đội trưởng cho tiết mục hợp ca của lớp. Các bạn nam và nữ, hễ thấy bạn nào có vóc dáng đường được theo cảm tính của người giới thiệu là đưa vào ngay chẳng cần thử giọng, thử hơi gì cả. Tiếp sau đó Ngọc Tượng chọn bài hát giới thiệu và cả lớp đồng ý có tựa đề : “Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói – Của nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn”. Nội dung bài hát ca ngợi sự khát khao yêu hòa bình chống chiến tranh. Nhạc trầm hùng, lời ca tha thiết, tiết tấu lúc đầu chậm càng về sau nhanh hơn… khiến người nghe sâu lắng man mác …

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

NỢ NGƯỜI - Thơ - Đinh Khoa



Bến sông còn lại con thuyền
Mái chèo hờ hững thiên nhiên ngỡ ngàng
Ngày mai suối có ngược ngàn?
Cho ta đi tới sơn tràng xa xôi
Lẻ loi một bước giữa đời
Trời cao chùng xuống nghe lời thở than
Rằng: Ta buồn quá hát tràn
Lá rừng tuôn đổ muôn ngàn vấn vương
Ta đi – đi cuối con đường
Đoạn trường héo hắt tơ vương nợ người
Nợ người đôi mắt – đôi môi
Nợ người ánh mắt – nụ cười biết không?
Ngày mai trở lại bến sông
Nợ người một chuyến sang sông tìm người

Đinh Khoa

NHÌN LẠI…


                                                                      Thanh Cảm

    Chiều nay trời bỗng trở gió, trên tầng cao này tôi có thể nghe rõ tiếng gió rít ngang  khung trời xám, mây trôi thấp và cơn mưa trái mùa đột ngột đổ về!
    Qua ô cửa kính nhập nhoạng nước, thành phố như bị giăng phủ bởi một màn sương mờ đục. Tiếng mưa lách tách đều đều gõ nhịp cho tôi cái cảm giác êm đềm như đang được vỗ về bằng một tác phẩm âm nhạc được phát ra từ hàng chục cây vĩ cầm của một dàn nhạc giao hưởng nào đó. Gió thốc vào căn phòng lạnh, có tiếng leng keng trong trẻo vút cao của chiếc chuông gió đung đưa. Tôi quay lại nhìn, lặng lẽ và chậm rãi…

Nỗi Niềm - Thơ - Vũ Hải Châu


Gọi đàn tha thiết tiếng chim kêu
Vang vọng tầng không , lay nắng chiều
Hàng dương ru điệu buồn muôn thuở
Biển vắng , sóng vờn , lòng tịch liêu

Người ngồi ngóng mãi người chốn xa
Quê người biết có nhớ quê nhà
Nhớ bạn , nhớ trường bao năm cũ
Thương thầy phiêu bạt tháng ngày qua

Phấn trắng , bảng đen mấy mươi năm
Núi rừng , hải đảo , chốn xa xăm
Thương trò thân giáo nào đâu quản
Gương thầy xưa tựa áng trăng rằm

Thầy trò giờ tóc bạc như nhau
Trăn trở bao điều lòng quặn đau
Giáo dục mãi mong làn gió mới
Tương lai rạng rỡ lớp trò sau .

Vũ Hải Châu

NHỚ ƠI LÀ NHỚ…

                                            Lệ Thu.


         Mỗi lần gặp lại một người bạn nào đó mà có một thời từng học dưới mái trường Sư Phạm Qui Nhơn, lòng tôi không khỏi bồi hồi, dâng trào cảm xúc. Nhớ ơi là nhớ…Nhớ lại một thời thật dễ thương, thật đẹp…và lại nhớ cả cái “duyên may” đã đưa đẩy tôi đến với ngôi trường Sư Phạm mến yêu này.
         Ngày ấy tôi chỉ là cô học sinh thi rớt Tú Tài hai, buồn và chán đời vì con đường vào đại học trước mắt tôi dường như đã khép lại. Thấy tôi u uẩn quá! Nên ba má tôi hướng tôi thi vào trường Sư Phạm Qui Nhơn. Tôi vâng lời vì không còn có sự lựa chọn nào khác.
         Dạo đó, Quảng Ngãi và Bình Định là hai tỉnh sát liền nhau nhưng do chiến tranh bùng phát mạnh nên đường bộ bị gián đoạn không đi được. Vì vậy, tôi phải ra Đà Nẵng để đi máy bay vào Qui Nhơn thi.

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...