Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Sư phạm Qui Nhơn _ Chào Xuân Bính thân .

             Thầy Dũ _ Ban liên cựu giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn 1962 - 1975 .
Chúc mừng năm mới , đến Quý Thầy Cô ( cựu giáo sư ) cùng quý Anh Chị em cựu giáo sinh SPQN . 
Tạm biệt Ất Mùi , Chào xuân Bính thân .
                                        HAPPY NEW YEAR .

Sư Phạm Qui Nhơn Gặp nhau cuối năm Ất Mùi _ Phần 5 .

Sư Phạm Qui Nhơn Gặp nhau cuối năm Ất Mùi _ Phần 4

Sư Phạm Qui Nhơn Gặp nhau cuối năm Ất Mùi _ Phần 3

Sư Phạm Qui Nhơn Gặp nhau cuối năm Ất Mùi _ Phần 2

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

XÍCH LÔ

                                                                                                                            Dung Nguyen

                                         

                                               




      Khi còn bé xíu mỗi dip Xuân về tôi vẫn thường đi theo má lên nhà bác Phó chúc tết , nhà tôi ở đường Nguyễn Huệ gần khoảng cuối đường Võ Tánh còn nhà bác ở đường Phan Bội Châu ngày thường tôi cũng hay lội bộ lên chơi với mấy đứa cháu trạc tuổi , má cũng là dân buôn gánh bán bưng nên đi bộ cũng bình thường lắm nhưng ba ngày xuân lại diện áo dài nữa nên má cũng kêu chiếc xích lô để du xuân , và tôi với bộ đồ mới hí hửng được ngồi cùng má nhìn đường phố rộn ràng tiếng nói cười, râm ran pháo tết trong khi ba cũng diện đồ veston , nón nỉ dắt chiếc xe đạp chở út 10 cùng lên nhà bác.
       Khi lớn thêm chút nữa tôi biết đi xe đạp, rồi xe gắn máy thì đi xích lô không còn cần thiết nữa , và bắt đầu thấy kỳ kỳ khi ngồi trên chiếc xích lô trong khi các chị tôi , tối tối vẫn đi hóng mát hay đi xem xi nê bằng xích lô. Nhất là sau này Quy Nhơn có nhiều lính Mỹ và xích lô là phương tiện đi lại rất thanh lịch và bình thường và người đạp xích lô thường là những trung niên vạm vỡ nên người ngồi cũng cảm thấy nhẹ nhàng không áy náy.
Họ là những người lao động chân chính, dùng sức mình để kiếm tiền nuôi con cái ăn học thành tài , thường cũng có nhiều người ở quê bỏ ruộng bỏ vườn vì chiến tranh để vào thành phố sinh sống , chưa biết phải làm gì thì họ chọn nghề này để mưu sinh .
Khi ra trường dạy ở Ninh Hoà ( 1974 )có dịp về Nha Trang vào ngày cuối tuần , tôi và cô bạn cũng có một vài lần di xích lô dạo mát .
       Sau 75 cuộc sống người dân miền Nam đảo lộn , chúng tôi lay hoay để thích nghi với những thay đổi khốn cùng và tôi nhớ mãi chuyến xích lô sau cùng năm 1978 ở Sài Gòn khi từ Cầu Bông Bà Chiêu đến chợ cây Điệp khi lên con dốc nhỏ nhìn anh phu xích lô còm cõi ráng đạp mà không nổi , tôi và đứa cháu gái vội nhảy xuống đi bộ , anh phu xích lô sợ mất khách nài nỉ : không sao tui đẩy được mà .
Dạ cứ đi bộ qua dốc cầu này đã anh .
Khi qua hết con dốc nhỏ 2 cô cháu quyết định đi bộ sau khi trả đủ tiền cuốc xe cho anh , nhìn anh còm cõi trong bộ đồ ngã màu khuôn mặt khắc khổ được che khuất dưới vành mũ màu kaki đã bạc màu tôi chạnh lòng nhớ tới thầy tôi, anh tôi , bạn tôi....cũng đang dải nắng dầm sương kiếm cơm trong nghề này . Tôi nhìn lại mình và đứa cháu gái , 2 cô cháu cộng lại cũng cỡ 50 kg chớ mấy .
       Hôm nay chiec xích lô chỉ còn là kỷ niệm, nó được trưng bày để nhắc cho người Việt nhớ nó đã từng hiện diện trong cuộc sống , trong cuộc hành trình của thời đại và đời sau sẽ lãng quên như những cỗ xe thổ mộ xa xưa .




Sư Phạm Qui Nhơn , Gặp nhau cuối năm Ất Mùi












LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...