Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp Bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp Bút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Người Thầy, Học Trò và Ngôi Trường.

--> Chí Hải K8 .11.2012

    Không biết là viết thế nầy thì có đúng vị trí không?? Nhưng thôi để ý mà làm gì,vì cái trí cái tình và cả cái tâm cũng đã quyện vào nhau để làm thành người thầy mất rồi . …
Có ai đó bảo “ thôi, thì không có thầy cũng được ..”  !!
                 Có ai không …??
 ……cho dù  hình ảnh giáo dục lúc này có nhòe nhòe đi đôi chút,  nhưng  ở trong mỗi một chúng ta , hình ảnh người thầy vẫn còn nguyên vẹn sự cao quí,  đầy kính trọng và yêu thương.
Thủa nhỏ , học lớp ba . Thầy Tùng dạy tôi Bài Quốc sử . (1957)

                                         Mỗi buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
                                         Trên quê hương làng mạc ruộng đồng quê
                                         Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
                                         Tiếng thầy giáo vang vang giờ quốc sử
                                         Thầy giáo bảo các em nên nhớ rõ :
                                         Nước chúng ta là một nước vinh quang
                                         Bao anh hùng thủa trước của giang san
                                         Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc
                                         Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
                                         Để sau nầy nối được chí tiền nhân
                                         Ta chắc rằng sau một cuộc xoay vần
                                         Dân nước Việt lại là dân hùngkiệt
                                         Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
                                         Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm
                                         Đầy chiến thắng, vinh quang, hạnh phúc..

…diễn cảm, trầm ấm .tự hào..…tôi không bao giờ quên, giọng đọc, ánh mắt và niềm tin rực sáng của thầy tôi lúc đó….
Rồi một lần khác lại tâm đắc với bài  Cây thước kẻ...

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

1 tấm vé cho ngày về …


Võ Thủ Tịnh
         Ngày 20/4 hết hạn đăng kí ngày về. Sáng, tranh thủ cỡi con ngựa sắt tên Wave bon bon trên đường nhựa làng ra ngân hàng nông nghiệp,  cách nhà 10km để chuyển khoản cho chị Diệu Minh. Lớn tuổi, sợ sai sót, nhìn số tài khoản trong thẻ 50 năm, nắn nót viết từng chữ số 1010100003614476. Làm thủ tục xong, bỏ giấy biên nhận vào túi rồi quầy quả ra về trực trường. Lòng chưa chắc, móc cái đập đá, nhấn số 0908148680, một giọng nói thân thương vang lên,  Chị chưa nhận được,  trục trặc rồi … Kiểm tra lại số tài khoản phát hiện thừa 1 chữ số 0. Chiều vội vàng chạy ra sớm để điều chỉnh,  ngân hàng chưa mở cửa,  đành vào quán nhâm nhi li cà phê đá cho mát để có sức mà chờ. Lại móc túi đóng thêm 22 000 đ cho lần chuyển thứ hai. Thế là an tâm ra về … Linh tính báo trục trặc …Lại gọi quấy rầy người chị dấu yêu … lại chưa nhận được, quái quỷ cái ngân hàng thôn quê … không lí điềm báo ngày về của mình sau bao nhiêu năm dài chờ đợi lại không toại nguyện … Mẹ già trên 87 tuổi,   tim hẹp tất cả các van ( trên 80%) vài ngày ở nhà, vài ngày nhập viện tim … Nguyện ơn trên cho Mẹ sống lâu,  chí ít nhất là qua khỏi ngày 11/5 … Để con còn có ngày hội ngộ …
         Lần ba quay lại,  xin lại tiền … chờ ngày lên Huyện họp,  vào ngân hàng công thương,  xem mầy trục trặc đàng nào … Lòng đã quyết …Từng nét mặt các bạn sau 38 năm,  giờ nó ra như thế nào?  … Bạn Thu Tịnh,  tớ là Thủ Tịnh đây ! ( Thằng bạn chuyên cứu bồ môn âm nhạc,  nếu là A ngón tay cái,  B ngón tay trỏ …cứ vậy nhé …). Tịnh tự hào nhất lớp mình có bạn Huỳnh Ngọc Tượng. Đàn nào bạn chơi cũng điêu luyện …(  có trừ 1 cái đàn nào không ?  …) Giờ,  thật oai,  giám đốc nhà hát kịch Đam San Tây nguyên …Còn một bạn gái nữa,  hoa khôi lớp nhị 6 ( theo ý cá nhân ),  đó là bạn Hoài Thanh,  họ gì quên rồi ! ( thông cảm nhé ) Thủ khoa khóa 72-74 ( Lớp nhị 6,  tuyệt vời chưa ),  nhưng giờ này bạn “phiu” bạt nơi đâu ? …Rồi bạn Ren,  ngòi bút lá tre tuyệt vời cho trang mạng …Bạn nào còn bạn nào mất …
         Nhớ những ngày đi cù lao xanh,  nhớ tuần đi  thực tập môn giáo dục cộng đồng ở  Tuy phước  cùng nhau ăn xoài tượng chấm mắm đường … Nhất là đêm không ngủ …với lời tự tình  của Thầy Hiệu Trưởng luôn âm vang cho đến ngày nay …Giờ mới chợt vỡ oà ra khi trang mạng SPQN BLOGSPOT,  làm cầu nối để chúng ta tha hồ tâm tình …cho quên đi những ngày cuối đời …Cảm ơn Trang SPQN … cảm ơn bạn Iren,  đã viết rất nhiều điều cho Tịnh đọc. Lòng ao ước làm sao lớp mình gặp nhau đầy đủ ( những người còn hiện diện trên mặt đất …)  vào ngày 11/5 …nguyện ơn trên độ phù … Các bạn tự tưởng tượng  ra cảnh hội ngộ rồi sẽ thấy nó lung linh dường nào … Mong gặp  lại …

Suối nho, 23/4/2012
Võ Thủ Tịnh. Nhị 6 - K11

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Về tấm bằng "Chứng chỉ khả năng sư phạm"


                                    Chứng chỉ khả năng sư phạm
                             Cấp học :  giáo  học  bổ   túc

          Tấm văn bằng duy nhất của Tôi cho đến nay, chứng minh rằng tôi có học để dạy  tiểu học . Mặc dầu muốn học lên cao, nhưng không toại nguyện!
          Đầu tiên Tôi xin bàn đến từ “ chứng chỉ ”. Miền Nam trước năm 1975, tất cả văn bằng đều ghi là chứng chỉ ( chứng chỉ tú tài 1, chứng chỉ tú tài 2, chứng chỉ khả năng sư phạm …). Nay chứng chỉ là giấy chứng nhận khóa học ngắn ngày ( chứng chỉ  A tin học, chứng chỉ A anh văn …), còn khóa học đào tạo lâu ngày , ra trường cấp văn bằng tốt nghiệp. Với cái tên gọi khác nhau đó mà Tôi không được dự thi tốt nghiệp đại học, khoa cử nhân tiểu học, hệ từ xa, do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức. Sau 5 năm học, trường cấp cho Tôi giấy chứng nhận học xong chương trình đại học ( không chuyển ngạch được ) với lí do : văn bằng của tôi là chứng chỉ? .
          Tiếp đến xin bàn đến từ “ bổ túc ”. Không hiểu từ giáo học bổ túc để phân biệt với cấp học sư phạm nào trước đây ở miền Nam? Nhưng nay bổ túc được xem như là học không chính qui, có nghĩa là học không bài bản, không đủ các môn, giúp cho ai không học được chính qui , học để hợp thức hóa …Nên cái chứng chỉ khả năng sư phạm cấp học giáo học bổ túc của tôi, về mặt từ ngữ sử dụng hiện tại là không giống ai! Nhưng sao tôi yêu quí nó, Tôi trân trọng nó, muốn được nó ngoài 12 năm học cật lực ở phổ thông, còn 2 năm  đèn sách tại trường Sư Phạm Qui Nhơn  thì, là, mà, rằng, khó khỏi phải nói! phải không các bạn đồng môn.
          Xin cảm ơn ngàn lần các Thầy, Cô  trường Sư Phạm Qui Nhơn đã dạy chúng em , cả về nhân cách, về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lí, về lí tưởng sống... về tất cả … Xin các Thầy yên tâm, chúng em đã thực hiện tốt những điều các Thầy đã dạy. 

Sáng 23 tháng 2 năm 2012.
Võ Thủ Tịnh 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

SÀI GÒN MÙA XUÂN.

                                      Phương Uyên.
         
          Sài Gòn mùa xuân về dưới những hàng cây, có nhiều tiếng cười như trẻ lại, ngày vội vàng lên bình minh thay đêm tối, nắng phai từ lâu chiều vẫn dài…

          Sài Gòn vào xuân khởi sắc tươi trẻ. Những hàng cây xanh rợp mát. Những bông điệp vàng rơi nhè nhẹ trên mái đầu, trên vai áo, rải xuống hè phố…như quyến luyến như bịn rịn người qua lại trên đường.
          Thời tiết sài Gòn những ngày Tết hơi se lạnh vào những lúc sáng sớm và lúc đêm về. Ngày thì một chút nắng, một chút gió nhẹ. Bầu trời một chút mây trắng vấn vương…tạo cho mùa xuân thêm lãng mạn cũng làm cho khách tha hương một nỗi buồn man mác.
          Không khí xuân ở Sài Gòn dường như đến sớm. Khi mà các của tiệm tràn ngập hàng hóa bán từ lễ Giáng Sinh. Rộn ràng trong những bản nhạc Noel rồi đến tết Tây đi đâu cũng vang lên tiếng hát của ban nhạc Abba trong bài Happy New year. Rồi đến Tết ta thì rộ lên khắp phố phường, nhà nhà cho đến những con hẻm nhỏ các bản nhạc xuân. Các trung tâm mua bán ngày một tấp nập hơn. Các shop với các mặt hàng sale 30% rồi 50% lôi cuốn người mua tìm đến.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Nhỏ không học, lớn đi dạy

BBT: Không nhằm đả kích hoặc phê phán, song SPQN muốn chia xẻ với các bạn về thực trạng của nền giáo dục trong một thời mà hệ lụy của nó vẫn còn kéo dài đến ngày nay... Bài tạp ghi này của thầy giáo Phùng Hi, đang dạy trường Trần Quốc Tuấn ở huyện Phú Hòa, Phú Yên; được đăng trên Blog Lưu Văn  _ Phú Yên



1. Nhỏ không học
Nói chuyện “nhỏ không học, lớn đi dạy” nghe vô lí, nhưng việc học hành của tôi nó đặc biệt lắm. Học xong lớp 12, tôi rành đốt than hơn hiểu về cơ thể, giỏi làm ruộng hơn hiểu định luật III Newton. Lên rừng đẽo cây về làm cột kèo hay đánh tranh lợp nhà, tôi làm tốt hơn viết một bài văn…   
Trước 1975, tôi học nửa chừng lớp 5. Mọi môn học đều được dồn trong bộ sách Tám môn yếu lược. Tôi chỉ nhớ rằng, nếu hồi đó không được học nữa thì bao nhiêu kiến thức đã tiếp thu, đủ “ra đời” làm một công dân tốt cho đất nước vào thời điểm đó và hình như cho cả bây giờ. Tôi biết viết một lá đơn đúng cách, viết một tờ thư bày tỏ được tình cảm. Tôi rành các phép toán cộng trừ nhân chia, nắm bắt được khoa học thường thức phục vụ đời sống. Biết qui tắc xã giao, biết tôn trọng nhân phẩm v.v… Tôi liên tưởng thế này: Trong cái dự án “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” (PEDC) hiện nay, do Bộ Giáo dục và các tổ chức nước ngoài triển khai, nếu được phép dùng bộ sách Tám môn yếu lược cho người học, chắc chắn hiệu quả và đỡ tốn kém biết bao!
Sau 1975 tôi học lớp 6, gọi là lên cấp 2, rồi đến cấp 3, tôi gần như làm nhiều hơn học. Cắp vở (không có sách, hoặc rất ít sách) đến trường “bữa đực bữa cái”, tức là nghỉ học thường xuyên và chưa khi nào mở vở xem bài cũ ở nhà. Không có thời gian làm việc đó. Cứ đến môn học nào, tranh thủ giờ ra chơi, tôi liếc qua một cái đủ đối phó “kiểm tra miệng”, sau đó quên tuốt ngay.
Bây giờ tôi không nhớ lắm kiến thức các môn học, thầy dạy thế nào, sách viết ra sao, nhưng những chuyện tréo ngoe, thiệt thòi cho học sinh, tôi nhớ như in. Cả bốn năm học cấp 2 (lớp 6, 7, 8, 9), bỗng nhiên riêng lớp 8 được học tiếng Anh, mà lại là tiếng Anh lớp 6. Vậy rõ ràng tiếng Anh được học từ cấp 2, tại sao chúng tôi không được học?
Trường cấp 2 tôi học ở đồng bằng, cách thị xã Tuy Hòa, nay là thành phố Tuy Hòa có 3 cây số, đâu phải núi non hiểm trở gì. Lên lớp 9, ông thầy dạy tiếng Anh  chuyển đi đâu mất. Lên cấp 3 (lớp 10, 11, 12), đó là quãng năm 1980 – 1982, tôi nhớ một chuyện lạ thế này: cả ba năm cấp 3, môn Sinh vật chỉ học độc quyển Sinh vật lớp 12, học duy nhất phần nguồn gốc loài người. Môn Hóa bỏ luôn phần “hóa vô cơ” vì thiếu thầy dạy. Môn tiếng Anh mất tiêu luôn. Các bạn thấy phần nào là đúng, khi tôi nói “nhỏ không học” cả khách quan lẫn chủ quan rồi.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

CUỐI NĂM NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN - Và Tháng Ngày Lận Đận…

Tạp Bút
Mang Viên Long


          Ở quê, khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất tại Saigon vì bệnh tiểu đường vào lúc 12 giờ 45 phút ngày 01 tháng 4 năm 2001 ( nhằm ngày mồng 8 tháng 3 Tân Tỵ) – tôi không có diều kiện vào Saigon ngay để được tiễn đưa anh lần cuối. Một năm trước, tôi cũng được bạn văn thông báo một ít tin tức về anh-nhất là về tình trạng sức khỏe ngày mỗi suy kém mà anh không giữ được sự điều độ, hay giới hạn trong sinh hoạt thường nhật. Tôi cũng được biết anh bị bệnh gan và thận khá lâu-nhưng lại mất vỉ bệnh tiểu dường.
          Không vào Saigon được trong ngày linh cửu anh được quàng tại chùa Vĩnh Nghiêm là một niềm ân hận với tôi-nhưng tôi lại nghĩ-sẽ viết “ đôi điều về anh”-để tỏ lòng thương tiếc anh,  như thắp một nén tâm hương gởi theo anh-cho lòng vơi bớt  phần nào sự ân hận, băn khoăn vì nghịch cảnh hiện tại của mình!
          Nghĩ là vậy-mà không viết được gì! Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình-nhà văn-thơ-nhạc sĩ lớn, thân hữu của anh mọi miền  ( trong và ngoài nước ) viết  khá nhiều về anh-một thiên tài âm nhạc Việt Nam-nhin chung, toàn là những bài ngợi ca tài năng anh đã cống hiến cho nền âm nhạc qua hơn 600 ca khúc trong suốt chặng đường sáng tác ( hơn 40 năm ) khởi đầu từ năm 17 tuổi ( 1956 ) với hai ca khúc “ Sương Đêm, “ , “ Sao Chiều “ và “ Ướt Mi “ ( được nhà An Phú XB năm 1959). Trong không khí  “ vàng son của tài năng Trịnh Công Sơn khi đã thành danh“, tôi không thể viết “lùii lại” về chặng đời – có thể gọi là “ lận đận” của anh như tôi đã từng biết về anh những năm đầu thập niên 60.
            Tôi lại tự nghĩ-viết về cái quá khứ gian khó, những tháng ngày lận đận của tài năng TCS cũng là một điều nên làm. Viết về một thiên tài-không hẳn chỉ nói đến các thành công, sự vinh quang- mà cũng cần biết đến chặng ngày truởng thành vươn lên trong gian khó của tài năng ấy. Như một kỷ niệm vui. Một bài học cần thiết để học hỏi.. Những ngày cuối năm-ngồi buồn-lại nhớ đến anh và chặng đời tuổi trẻ của mình-tôi viết những dòng tuởng nhớ này để ghi lại vài kỷ niệm một thời…

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...