Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
XÍCH LÔ
Dung Nguyen
Khi còn bé xíu mỗi dip Xuân về tôi vẫn thường đi theo má lên nhà bác Phó chúc tết , nhà tôi ở đường Nguyễn Huệ gần khoảng cuối đường Võ Tánh còn nhà bác ở đường Phan Bội Châu ngày thường tôi cũng hay lội bộ lên chơi với mấy đứa cháu trạc tuổi , má cũng là dân buôn gánh bán bưng nên đi bộ cũng bình thường lắm nhưng ba ngày xuân lại diện áo dài nữa nên má cũng kêu chiếc xích lô để du xuân , và tôi với bộ đồ mới hí hửng được ngồi cùng má nhìn đường phố rộn ràng tiếng nói cười, râm ran pháo tết trong khi ba cũng diện đồ veston , nón nỉ dắt chiếc xe đạp chở út 10 cùng lên nhà bác.
Khi lớn thêm chút nữa tôi biết đi xe đạp, rồi xe gắn máy thì đi xích lô không còn cần thiết nữa , và bắt đầu thấy kỳ kỳ khi ngồi trên chiếc xích lô trong khi các chị tôi , tối tối vẫn đi hóng mát hay đi xem xi nê bằng xích lô. Nhất là sau này Quy Nhơn có nhiều lính Mỹ và xích lô là phương tiện đi lại rất thanh lịch và bình thường và người đạp xích lô thường là những trung niên vạm vỡ nên người ngồi cũng cảm thấy nhẹ nhàng không áy náy.
Họ là những người lao động chân chính, dùng sức mình để kiếm tiền nuôi con cái ăn học thành tài , thường cũng có nhiều người ở quê bỏ ruộng bỏ vườn vì chiến tranh để vào thành phố sinh sống , chưa biết phải làm gì thì họ chọn nghề này để mưu sinh .
Khi ra trường dạy ở Ninh Hoà ( 1974 )có dịp về Nha Trang vào ngày cuối tuần , tôi và cô bạn cũng có một vài lần di xích lô dạo mát .
Sau 75 cuộc sống người dân miền Nam đảo lộn , chúng tôi lay hoay để thích nghi với những thay đổi khốn cùng và tôi nhớ mãi chuyến xích lô sau cùng năm 1978 ở Sài Gòn khi từ Cầu Bông Bà Chiêu đến chợ cây Điệp khi lên con dốc nhỏ nhìn anh phu xích lô còm cõi ráng đạp mà không nổi , tôi và đứa cháu gái vội nhảy xuống đi bộ , anh phu xích lô sợ mất khách nài nỉ : không sao tui đẩy được mà .
Dạ cứ đi bộ qua dốc cầu này đã anh .
Khi qua hết con dốc nhỏ 2 cô cháu quyết định đi bộ sau khi trả đủ tiền cuốc xe cho anh , nhìn anh còm cõi trong bộ đồ ngã màu khuôn mặt khắc khổ được che khuất dưới vành mũ màu kaki đã bạc màu tôi chạnh lòng nhớ tới thầy tôi, anh tôi , bạn tôi....cũng đang dải nắng dầm sương kiếm cơm trong nghề này . Tôi nhìn lại mình và đứa cháu gái , 2 cô cháu cộng lại cũng cỡ 50 kg chớ mấy .
Hôm nay chiec xích lô chỉ còn là kỷ niệm, nó được trưng bày để nhắc cho người Việt nhớ nó đã từng hiện diện trong cuộc sống , trong cuộc hành trình của thời đại và đời sau sẽ lãng quên như những cỗ xe thổ mộ xa xưa .
Khi còn bé xíu mỗi dip Xuân về tôi vẫn thường đi theo má lên nhà bác Phó chúc tết , nhà tôi ở đường Nguyễn Huệ gần khoảng cuối đường Võ Tánh còn nhà bác ở đường Phan Bội Châu ngày thường tôi cũng hay lội bộ lên chơi với mấy đứa cháu trạc tuổi , má cũng là dân buôn gánh bán bưng nên đi bộ cũng bình thường lắm nhưng ba ngày xuân lại diện áo dài nữa nên má cũng kêu chiếc xích lô để du xuân , và tôi với bộ đồ mới hí hửng được ngồi cùng má nhìn đường phố rộn ràng tiếng nói cười, râm ran pháo tết trong khi ba cũng diện đồ veston , nón nỉ dắt chiếc xe đạp chở út 10 cùng lên nhà bác.
Khi lớn thêm chút nữa tôi biết đi xe đạp, rồi xe gắn máy thì đi xích lô không còn cần thiết nữa , và bắt đầu thấy kỳ kỳ khi ngồi trên chiếc xích lô trong khi các chị tôi , tối tối vẫn đi hóng mát hay đi xem xi nê bằng xích lô. Nhất là sau này Quy Nhơn có nhiều lính Mỹ và xích lô là phương tiện đi lại rất thanh lịch và bình thường và người đạp xích lô thường là những trung niên vạm vỡ nên người ngồi cũng cảm thấy nhẹ nhàng không áy náy.
Họ là những người lao động chân chính, dùng sức mình để kiếm tiền nuôi con cái ăn học thành tài , thường cũng có nhiều người ở quê bỏ ruộng bỏ vườn vì chiến tranh để vào thành phố sinh sống , chưa biết phải làm gì thì họ chọn nghề này để mưu sinh .
Khi ra trường dạy ở Ninh Hoà ( 1974 )có dịp về Nha Trang vào ngày cuối tuần , tôi và cô bạn cũng có một vài lần di xích lô dạo mát .
Sau 75 cuộc sống người dân miền Nam đảo lộn , chúng tôi lay hoay để thích nghi với những thay đổi khốn cùng và tôi nhớ mãi chuyến xích lô sau cùng năm 1978 ở Sài Gòn khi từ Cầu Bông Bà Chiêu đến chợ cây Điệp khi lên con dốc nhỏ nhìn anh phu xích lô còm cõi ráng đạp mà không nổi , tôi và đứa cháu gái vội nhảy xuống đi bộ , anh phu xích lô sợ mất khách nài nỉ : không sao tui đẩy được mà .
Dạ cứ đi bộ qua dốc cầu này đã anh .
Khi qua hết con dốc nhỏ 2 cô cháu quyết định đi bộ sau khi trả đủ tiền cuốc xe cho anh , nhìn anh còm cõi trong bộ đồ ngã màu khuôn mặt khắc khổ được che khuất dưới vành mũ màu kaki đã bạc màu tôi chạnh lòng nhớ tới thầy tôi, anh tôi , bạn tôi....cũng đang dải nắng dầm sương kiếm cơm trong nghề này . Tôi nhìn lại mình và đứa cháu gái , 2 cô cháu cộng lại cũng cỡ 50 kg chớ mấy .
Hôm nay chiec xích lô chỉ còn là kỷ niệm, nó được trưng bày để nhắc cho người Việt nhớ nó đã từng hiện diện trong cuộc sống , trong cuộc hành trình của thời đại và đời sau sẽ lãng quên như những cỗ xe thổ mộ xa xưa .
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Mừng xuân mới Bính Thân 2016
Đặng Nam Phương
Mừng xuân mới Bính Thân 2016 . Nam Phương kính chúc Thầy Cô , thân chúc BBT , anh , chị , bạn đồng môn , bạn đọc một mùa xuân an bình, thịnh vượng và hạnh phúc .
Xuân Nhớ
Xuân về Phương dệt mộng mơ
Làm con én nhỏ vẫn vơ lưng trời
Xuân về Phương nhớ xuân ơi
Nhớ mùa xuân cũ chơi vơi cả lòng.
Xuân đây tuyết trắng lạnh lùng
Nhớ xưa tí tách pháo hồng đầy sân
Hương trầm lòng nhẹ lâng lâng
Biển dâu xuân cũng phong trần xuân ơi.
Nam Phương
Chân thành cảm ơn tất cả quí bạn ! Đã đến với những hình ảnh và các bài viết của Nam Phương bằng những trái tim tràn ngập tình yêu thương , để NP thấy cuộc sống quanh mình càng đẹp đẽ hơn .
Thân ái .... Nam Phương
Mừng xuân mới Bính Thân 2016 . Nam Phương kính chúc Thầy Cô , thân chúc BBT , anh , chị , bạn đồng môn , bạn đọc một mùa xuân an bình, thịnh vượng và hạnh phúc .
Xuân Nhớ
Xuân về Phương dệt mộng mơ
Làm con én nhỏ vẫn vơ lưng trời
Xuân về Phương nhớ xuân ơi
Nhớ mùa xuân cũ chơi vơi cả lòng.
Xuân đây tuyết trắng lạnh lùng
Nhớ xưa tí tách pháo hồng đầy sân
Hương trầm lòng nhẹ lâng lâng
Biển dâu xuân cũng phong trần xuân ơi.
Nam Phương
Chân thành cảm ơn tất cả quí bạn ! Đã đến với những hình ảnh và các bài viết của Nam Phương bằng những trái tim tràn ngập tình yêu thương , để NP thấy cuộc sống quanh mình càng đẹp đẽ hơn .
Thân ái .... Nam Phương
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
SƯ PHẠM QUI NHƠN _ Họp mặt cuối năm Ất Mùi .
Kính Báo
TUN ( Thừa ủy nhiệm ) của THẦY DŨ _ Trưởng Ban liên lạc Cưu giáo sinh Trường Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1975 .
Trân trọng kính mời
* _ Quý Thầy cô ( Cựu Giáo sư Trường SPQN ) .
* _ Quý Anh Chị Em cựu giáo sinh Trường SPQN ( dâu _ rể ) .
Đang cư ngụ tại Sai Gon , các tỉnh lân cận , Quý ACE Hải Ngoại đang về ăn tết tại Việt Nam .
* _ Quý thân hữu của trường .
Về gặp mặt cuối năm Ất Mùi ( thay cho Chủ nhật đầu Tháng 2 dương lịch 2016 ) .
_ Địa điểm : Nhà hàng Trầu Cau
298 Nguyễn Văn Đậu , Phường 11 , Quận Bình Thạnh _ Sai Gon .
_ Thời gian : 8.00 am đến 11.00 am .
Ngày Chủ nhật 31-01-2016 ( nhằm ngày 22 tháng Chạp ) .
Thay thế cho Ngày chủ nhật đầu Tháng 2 ( 07-02-2016 _ 29 Tết ) .
Sự hiện diện của Quý Thầy Cô , quý Anh Chị Em là niềm gắn kết thủy chung tình cảm đồng môn Sư Phạm Qui Nhơn , Qua bao năm tháng bể dâu .
TM . Ban liên lạc Sư Phạm Qui Nhơn
Thầy Dũ ( đã ký ) .
( Trang Nhà chuyển tải ) .
TUN ( Thừa ủy nhiệm ) của THẦY DŨ _ Trưởng Ban liên lạc Cưu giáo sinh Trường Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1975 .
Trân trọng kính mời
* _ Quý Thầy cô ( Cựu Giáo sư Trường SPQN ) .
* _ Quý Anh Chị Em cựu giáo sinh Trường SPQN ( dâu _ rể ) .
Đang cư ngụ tại Sai Gon , các tỉnh lân cận , Quý ACE Hải Ngoại đang về ăn tết tại Việt Nam .
* _ Quý thân hữu của trường .
Về gặp mặt cuối năm Ất Mùi ( thay cho Chủ nhật đầu Tháng 2 dương lịch 2016 ) .
_ Địa điểm : Nhà hàng Trầu Cau
298 Nguyễn Văn Đậu , Phường 11 , Quận Bình Thạnh _ Sai Gon .
_ Thời gian : 8.00 am đến 11.00 am .
Ngày Chủ nhật 31-01-2016 ( nhằm ngày 22 tháng Chạp ) .
Thay thế cho Ngày chủ nhật đầu Tháng 2 ( 07-02-2016 _ 29 Tết ) .
Sự hiện diện của Quý Thầy Cô , quý Anh Chị Em là niềm gắn kết thủy chung tình cảm đồng môn Sư Phạm Qui Nhơn , Qua bao năm tháng bể dâu .
TM . Ban liên lạc Sư Phạm Qui Nhơn
Thầy Dũ ( đã ký ) .
( Trang Nhà chuyển tải ) .
NỤ CƯỜI MÙA XUÂN.
Irene
Chiều buông chầm chậm
trước hiên. Gió cuối đông lởn vởn lúc xa, lúc gần trong hơi sương bàng bạc quẩn
quanh. Không gian yên tĩnh, vài mái nhà lẩn khuất dưới những hàng cây…thỉnh thoảng
đâu đó vang lên tiếng “gù gù” của những con chim gọi nhau bay về tổ…
Cảnh cuối ngày thường rơi xuống những giọt buồn, dội vào
lòng những cảm xúc sâu lắng đong đầy cùng với bao nỗi nhớ nhung vẩn vơ xa vắng.
Khi
bước đi những bước cuối cùng của chặng đường đời, tôi càng trân trọng những gì
đang hiện hữu quanh mình. Tôi nhận thấy cuộc sống quanh đây tươi đẹp. Tôi nâng
niu từng giây phút hiện tại. Tôi vui khi ngắm nhìn những trăn trở, thay đổi của
đất trời với những gam màu sáng tối của cảnh vật cho đến những hương sắc theo
mùa của cỏ cây…tôi yêu những khuôn mặt cho dù thân quen hay xa lạ của mọi người
mà tôi gặp trên đường… Bây giờ, đối với tôi luôn nhìn mọi vật với sự thân thiện,
với lòng nhân ái, với con tim chân thành, ...
Cũng có thể sau một chặng đường dài đã đi, với nhiều va vấp…Ai
đó đã nói: “Có vấp ngã mắt mới nhìn sáng suốt”, mà sáng suốt thì trải nghiệm. Tâm
không còn đồng vọng mà mở rộng thênh thang… mọi chuyện trở nên đơn giản, nhẹ
tênh… Bởi vì tất cả cuối cùng rồi cũng trở
về thinh không….
Mỗi khi chỉ có một mình, tôi thường nhớ lại những chuyện xa
xưa. Thích nhớ những chuyện vui hơn nhớ chuyện
đau buồn. Thích nhớ tuổi thơ êm đềm hơn là nhớ những chuyện khi tuổi đã khôn lớn…rồi
nhớ những người thân… nhớ thầy cô, bạn bè…nhớ nơi chốn mình sống và lớn lên…Vu
vơ luyến tiếc những cuộc tình đi qua…
Tự nhiên tôi liên tưởng đến lời bài hát Vẫn Nhớ Cuộc Đời của
Trịnh Công Sơn.
Mọi người đã tới
Vây quanh cuộc đời
Từng giờ tiếc nuối
Chia tay ngậm ngùi
Sắp
chia tay mới ngậm ngùi, tiếc nuối! Mọi người đã đến đây gặp nhau trong cái cõi
tạm này. Để rồi, người gặp được ta, ta gặp được người. Sự gặp gỡ nhau cũng đều
bắt nguồn từ nhân duyên. Có người chỉ gặp một lần hay vài lần…có người gặp và ở
lại bên nhau lâu hơn nhưng cũng có người chỉ thoáng qua rồi mất hút… cũng có
người đã chia lìa nhưng vì còn duyên với nhau nên lại quay về, có người cuối đời
gặp nhau và trở nên thân tình…cho dù khoảng cách không gian xa vời vợi nhưng mà
có duyên thì lại găp!.
Tôi
không nghĩ rằng, có một ngày mình vào định cư ở đất Phương Nam này. Lúc vào
đây, xung quanh toàn người xa lạ! Thế mà những người tưởng chừng như xa lạ đó dần
dần theo thời gian xích lại gần nhau để rồi trở nên thân thiết! Mỗi sáng bước
ra sân mở cánh cổng nhà, tôi lại bắt gặp những nụ cười: Nào là khuôn mặt tươi
vui của cô gái, người gốc Sơn Tây chở hoa đi bán. Lát sau, lại nghe tiếng cười mời
đon đả giọng Quảng của người bán bánh mì nóng, rồi tôi mỉm cười khi nghe tiếng
chuông xe đạp leng keng và khuôn mặt đen sạm của con bé đưa báo hàng ngày hay cười
cười với những tiếng chào hỏi của những người hàng xóm đi làm ngang qua ngõ…Tôi
đã gặp và trở nên thân tình với cô bạn người Biên Hòa hoặc cô bạn người Bến Tre
nhà ở cuối xóm…hàng ngày, chúng tôi thường tươi cười ngắm hoa vườn nhà, rồi đi
chợ với nhau hay cùng ngồi trước bậc thềm tâm sự chuyện trên trời, dưới đất....
Từng ngày trôi qua, tôi đã góp nhặt biết bao nụ cười của người, của tôi… tạo niềm
vui cho cuộc sống này.
Một
buổi sáng, tôi thấy trước thềm nhà mình có ba đứa trẻ. Con bé nhất cứ dụi đầu
vào con lớn khóc lè nhè. Tôi hỏi con lớn:
-Sao
nó khóc vậy?
Nó
trả lời cộc lốc.
-Nó
đói!
Tôi
nhìn kỹ, ba đứa nhỏ tóc tai bù xù, áo quần lếch thếch, mặt mày nhem nhuốc…con lớn
chắc cỡ mười tuổi, thằng kế tiếp khoảng 6,7 tuổi và con bé nhất 3,4 tuổi. Tôi
ngồi xuống bậc thềm:
-Nhà
con ở đâu?
Nó
chỉ dãy nhà trọ ở cuối con hẻm…Tôi hỏi nó:
-Ba
má con làm gì?
-Ba
chết, má làm thuê.
Cũng
chỉ con lớn nhất trả lời và với cách nói chẳng thưa, chẳng gởi.
Tôi
vào nhà đem ra cho nó ổ bánh mì. Con bé nhỏ thấy bánh mì mắt sáng rỡ chụp lấy
nhai ngấu nghiến. Tôi mang ra cho mấy chị em mấy gói mì tôm, mấy hộp sữa, mấy
cái kẹo trong tủ lạnh…Ăn xong chúng đi về. Nhìn theo ba chị em lếch thếch đi về
cuối xóm mà trong lòng tôi dậy lên mối thương cảm.
Cuộc
sống luôn có sự đối ngược, kẻ mới sinh ra đã gặp cuộc sống khốn cùng, khổ sở,
nghèo đói. Trái lại, có kẻ lại được sống trong nhung lụa hưởng sự giàu sang
sung sướng. Người sinh ra thông minh, lanh lợi, xuất chúng, người thì lại ngu
si, dốt nát. Người sinh ra khỏe mạnh, đẹp đẽ…nhưng có người vừa mới chào đời đã
mắc phải căn bệnh nan y hay tật nguyền. Có người luôn gặp hạnh phúc bên cạnh đó
có người gặp toàn bất hạnh…Tất cả những điều đó mọi người ai cũng đều biết
nhưng để giải thích một cách đúng đắn mang tính thuyết phục thì chưa? Thường
thì mọi người cho đó là số phận.
Trở
lại chuyện ba đứa nhỏ trong xóm. Khi biết hoàn cảnh của chúng, mọi người chung
quanh gom góp lại, người bao gạo, người thùng mì, người vài ba hộp sữa, người
cho vài bộ áo quần cũ, đôi dép…
Một
lần, tôi hỏi con lớn:
-Con
học lớp mấy?
Nó
lắc đầu. Cỡ nó nếu đi học chắc phải là lớp bốn, lớp năm. Thằng em kế chắc cũng
đã vào lớp một…Thế là mọi người đề nghị với tổ trưởng làm đơn lên phường…Một kết
quả vui! Thằng nhỏ được vào lớp Một trường Tiểu học Lê Anh Xuân Quận 7 ở bán
trú miễn phí. Con bé lớn vì quá tuổi đi học nên vào lớp Tình Thương quận.
Thế
là mỗi buổi sáng, mọi người trong xóm lại thấy thằng em quần áo đồng phục nhà
trường, mặt hớn hở đeo cặp đi học. Những buổi chiều hai, tư, sáu…lại thấy con
chị cắp vở đến lớp…
Vài
ba tháng sau chúng đã biết viết và bập bẹ đánh vần từng tiếng. Trước Noel, gặp
lại chúng cũng trước hiên nhà, tôi hỏi con bé lớn.
-
Con biết viết chưa?
Nó
ngoẹo cái đầu cười cười lấy tay chỉ thằng em...
-Được
mà xấu hơn thằng này.
Ngồi
xuống bên chúng, tôi hỏi:
-Con
có biết ông già Noel không?
Thằng
em nhanh nhẩu hơn:
-Phải
ông già mặc bộ đồ màu đỏ, không bà?
-Phải
rồi! Nhưng con thấy ở đâu?
-Sáng
hôm nay, ông phát quà cho các bạn lớp con.
Tôi
chợt nhớ đến các dịch vụ phát quà nhân dịp Giáng Sinh. Tôi nói:
-Các
con có thích quà ông già Noel tặng không?
Chúng
gật đầu. –Vậy thì các con về nhà viết vào mảnh giấy mình thích món quà gì đem đến
đây bà đưa dùm cho…
-Thật
không bà?
-Thật!
Vừa
nói, vừa cười tôi bước vào nhà, chuẩn bị sửa soạn bữa cơm chiều…
…-Bà
ơi, bà!
Mở
cánh cổng, tôi thấy con bé lớn trong tay cầm tờ giấy phất qua phất lại:
-Bà
đưa dùm ông già Noel…
Quay
vào, tôi vội mở ra đọc vội dòng chữ, tuy viết sai chính tả nhưng tôi cũng hiểu
chúng muốn nói gì. Những ước mơ thật giản dị.
Tối
hôm đó, tôi góp nhặt theo ước mơ của chúng, tôi còn gói thêm cho mỗi đứa một bịch
bánh kẹo và sáng hôm sau tôi đem đến cho chúng.
Nhận
quà, đứa nào cũng cười toe toét, khuôn mặt rạng ngời tươi vui…không đưa nào còn
chú ý đến tôi nữa.
Ngoài
trời nắng vàng xôn xao. Gió lay động rì rào hàng cây làm rung rinh muôn đóa hoa
trong vườn…Lại một mùa xuân nữa sắp về! Lại thêm tuổi mới! Tôi mong sao năm mới
đến mọi người có nhiều nụ cười vui…
“Nhìn
lại quanh đây Lô nhô loài người. Một ngày bỗng thấy. Gắn bó cuộc đời. Mọi người
vẫn tới. Ta chưa lạc loài. Dù còn phút cuối. Xin em nụ cười…”
Sài
Gòn, đầu năm 2016.
Irene.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)