Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

THƯƠNG NHỚ MẸ CHA

                                                                                                                  Hạc Ngàn

                                      
                     *( Ước gì ngày này mà mình có Mẹ ở bên nhỉ
                     Đã 60 năm chẵng bao giờ kêu được tiếng Mẹ ơi!)
                                       *****

Ánh hồng trĩu nặng chiều hôm
Trông vời thăm thẳm nẻo buồn mông mênh
Tha ma chiều lạnh buồn tênh
Dăm con nhạn trắng cuối ghềnh về non
Hơi sương chùng xuống lối mòn
Mẹ cha tịch lặng bãi cồn bơ vơ
Không gian mỏng tợ đường tơ
Phải đi trọn kiếp mới chờ gặp nhau
Dương trần ,âm cảnh lòng đau
Tiếng quyên trầm mặc,tiếng lau lách buồn
Thương cha nhớ mẹ vô cùng
Ân sâu nghĩa nặng đáp đền được chăng
Thuyền mơ chở nặng ánh trăng
Và bao nhung nhớ vết hằn tháng năm

                        *****


Nguyện cầu huyền lực ơn trên
Độ cha mẹ thoát trược phiền vô minh
Tà huy muôn kiếp tử sinh
Phút giây đoạn dứt bóng hình thiên thu
Thuyền “ Từ” bát nhã vô dư
Long hoa Phật nhị hội Như vĩnh hằng
Nơi đây có Phật-Thánh-Tăng
Cả muôn phương tiện,cả ngàn pháp môn
Cha dâng bi nguyện vẹn toàn
Tròn Tin-Vâng-Kính làm con Phật Thầy
 Mẹ cha hãy nhớ lời này
                                                              Hạc ngàn(LêThanhSơn N10/K8)                                                          
                                                      (Viết nhân ngày của Mẹ  9/5/2015)

2 nhận xét:

  1. Các khái niệm căn bản tập trung ở câu thứ 5, đoạn 2 của bài thơ.
    Cái tánh linh nơi người là Trí Huệ. Cái nâng đỡ được trí huệ là Từ Bi. Thấy sanh linh khốn khó mà thương gọi là từ tâm, hành động cứu giúp thoát khổ gọi là bi tâm. Trí huệ đứa con nâng đỡ bỡi từ bi tâm của cha mẹ, như thuyền Bát nhã nổi trên dòng nước Từ Bi. Thuyền đã cập bờ, dẫu nước sông trong mát mẻ, thuyền quí giá đẹp đẽ đến đâu cũng không ai vác thuyền, gánh nước lên bộ mà đi. Hạnh phúc khi còn đang giữa dòng, còn thuyền còn nước là "hạnh phúc hữu dư"; hạnh phúc khi bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ cả một dòng sông là "hạnh phúc vô dư". Hiếu hạnh là lực hồi qui của trí huệ giúp con người đạt được hạnh phúc hoặc hữu dư, hoặc vô dư. Về chủng loại xã hội, hiếu kính là tấm "thẻ nhân quyền" mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người để sống cùng các chủng khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cảm ơn bạn đã có lời góp ý và chỉ bảo Ngay tên hiệu của bạn cũng thấy thật là thấu đạt lý chân
      Tôi xin bái phục Chúc bạn vui,khỏe LêThanhSơn

      Xóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...