Giang Lam
Buổi sáng
đến trường, tôi dắt chiếc xe đạp vào cổng và mang đến dựng bên hông hội trường
rồi khóa cẩn thận vì nhà trường không có nhà để xe. Tôi băng qua một cái sân
rộng trước mặt, bước lên những bậc tam cấp đi vào lớp. Không đợi tôi bước vào
lớp. Ba, bốn học sinh đã tíu tít giành nhau cùng nói với cô giáo của mình,
chừng như sợ bạn nói mất điều mà mình cũng biết:
- Cô ơi! Cô Hiệu Trưởng nói: Mời cô lên văn phòng họp.
Thói quen của tôi là lúc nào cũng đến lớp sớm quan sát, nhắc nhở các em những
công việc của lớp để kịp giờ học. Mặc dù, nhà cũng ở gần chỉ cần đi bộ mười
phút là đến trường, nhưng lúc nào tôi cũng trừ hao cho mình đến ba mươi phút.
Sau khi bước vào lớp nhắc nhở các em một số công việc đầu buổi học, tôi đến
phòng Hội Đồng Giáo Viên để tham dự buổi họp.
Trong phòng lúc này đã có một số thầy, cô cũng đến sớm. Ngồi được một lát thì
tiếng trống báo hiệu giờ học vang lên và buổi họp bắt đầu. Cô Hiệu Trưởng phổ
biến nội dung buổi họp:
“ Sáng nay
hai tiết đầu học sinh hai khối lớp Bốn và Năm được nghỉ học, giáo viên hai khối
đưa các em lên đường lê Hồng Phong (Võ Tánh cũ) làm hàng rào danh dự để tiễn
đoàn của Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ về thăm tỉnh ta đã mấy hôm rồi bây giờ
trở về lại Hà Nội. Thôi! Các thầy, cô về lớp và đưa học sinh đến địa điểm cho
kịp giờ”.
Rời phòng họp, tôi trở về lớp mang theo nội dung vừa họp truyền lại cho học
sinh. Nghe xong, các em vỗ tay rần rần làm tôi cũng buồn cười nhưng kịp chấn
chỉnh học sinh ngay vì đừng làm ồn để các lớp chung quanh học. Tôi còn nhớ,
ngày tôi đi học cũng vậy, dù đã lớn chúng tôi cũng từng bị Soeur Giám Thị nhắc
nhở là khi nghe được nghỉ học hai tiết môn Triết vì thầy Nguyễn Mộng Giác bị
ốm, tôi và cả lớp cũng vỗ tay rào rào như thế. Học sinh mà, cứ nghe nghỉ học là
vui chứ không còn biết đến chuyện ốm đau của thầy cô giáo.
Ngôi trường mà tôi đang dạy là trường Mai Xuân Thưởng. Trường nằm trên đường
Nguyễn trãi, được xây trên nền cao ráo với các bậc tam cấp bước lên những dãy
hành lang dẫn vào các phòng học, từ cổng chính đi vào đó là một dãy lầu, hai
dãy hai bên là nhà trệt tất cả tạo thành hình chữ u, quay mặt ra hướng Nam đón
ngọn gió nồm từ biển thổi vào hàng ngày quạt mát cho cô, trò chúng tôi suốt
trong những buổi học, chứ thời ấy làm gì lớp học có quạt máy. Quanh năm chỉ nhờ
ngọn gió trời này. Trong sân trường trồng rất nhiều loại cây: ngay trước văn
phòng hai cây phượng được trồng hai bên, mùa hè hoa nở đỏ rực và những chú ve
tha hồ hát hò râm ran báo hiệu mùa thi đến. Cũng là lúc cô, trò chúng tôi lại
bịn rịn chia tay nhau, trong sân còn có những cây bàng xòe những tán lá như
những cây dù màu xanh, ngoài ra còn có những cây me Tây to lớn tỏa bóng mát cho
học sinh tha hồ nô đùa vào những giờ ra chơi.
Ngày còn là một Giáo Sinh, tôi đã có dịp về thực tập ở trường này.Vị Hiệu
Trưởng ngày đó là thầy Hồ Phú Quế, thầy cũng dạy tại trường Sư Phạm lớp chúng
tôi môn Quản Trị và Thanh Tra Học Đường. Hôm lớp chúng tôi về thực tập gặp lúc
trường đang chuẩn bị cho các học sinh đi thi văn nghệ, hình ảnh thầy Hiệu
Trưởng ôm đàn Mandoline tập cho học sinh hát đã là một hình ảnh đẹp trong mắt
tôi, để tôi còn nhớ mãi cho tới bây giờ.
Sân trường
lúc nào cũng sạch sẽ, từ hành lang của các lớp cho đến những lối đi dẫn từ cổng
vào. Sát cổng trường thường có những người bán quà cho học sinh. Những năm
79-80 quà vặt cũng chả có gì ngoài me, cốc, ổi, xoài, mía…Thỉnh thoảng có cà
rem hoặc kẹo cà…Nhưng có mấy học sinh có tiền để mua? Vì ngay cả việc ăn sáng
thì cũng đã là một vấn đề xa xỉ rồi, chứ nói gì đến quà vặt.
Hai bên cổng trường và sát tường là những đám đất
chưa được láng xi-măng, đây cũng là nơi mà những nhà dân trong xóm thường mang
rác và chất thải ném ra bãi đất này để xe rác đến lấy, đây cũng là bãi vệ sinh
của những chú chó thường loăng quăng dạo chơi. Khi đêm đến đèn đường không có,
nơi đây biến thành địa điểm phóng uế của những khách bộ hành lỡ đường, nên lúc
nào cũng nhớp nháp, hôi hám nhà trường đã nhờ Tổ dân phố nhưng được ít bữa rồi
đâu lại vào đấy! Khổ thân cho cô, trò chúng tôi lâu lâu lại phải lao động vệ
sinh một bửa bở hơi tai nhưng cảnh cũ vẫn tái diễn hàng ngày như thế! Còn học
sinh thì vô ý cứ dẫm những chất thải tha vào lớp học và hình như sự vô ý của
các em cứ tăng dần vài ba hôm lại bị như thế. Đến nỗi tôi thấy đã đến lúc phải
đưa ra một biện pháp cứng rắn hơn tí nửa để đảm bảo giờ học và vệ sinh lớp. Tôi
dặn cả lớp:”Từ nay khi xếp hàng vào lớp Tổ trưởng các tổ sẽ kiểm tra dép, em
nào lỡ thì cho đi rửa để khỏi mang vào lớp mất vệ sinh, tổ nào có học sinh vi
phạm sẽ bị mất điểm thi đua của tuần.”
Tôi giao hai học sinh trực ở lại trông lớp rồi đưa tất cả học sinh ra sân. Chỉ
một loáng những chú lính tí hon của tôi đã hàng ngũ chỉnh tề và đợi lệnh của cô
giáo.Tôi tuần tự đưa các em di chuyển đến địa điểm. Thông thường khi đi cùng
học sinh ra khỏi trường dù là đưa các em đi cổ động hay xem phim hoặc coi văn
nghệ lúc nào người dân hai bên đường cũng đổ ra xem nên tôi ngại và thường có
thói quen hay đi vào phía trong lề để tránh bị mọi người nhìn. Thời đó, chưa có
xe cộ nhiều chủ yếu là xe đạp và họ sẵn sàng nhường đường cho học sinh nên cũng
không sợ học sinh mình bị tai nạn, gặp như thời bây giờ thì cô giáo phải đi
ngoài để bảo vệ học sinh.
Chỉ cần năm phút là đến nơi vì trường ở gần và học sinh lúc nào cũng đi
nhanh nên giáo viên phải đi theo cho kịp các em lớp của mình. Chia các em đứng
hai bên đường cùng với học sinh các lớp khác và khoảng hai mươi phút sau thì
phái đoàn xuất hiện. Từ xa mấy chiếc xe màu nhà binh, xe chạy ngang qua, cửa
đóng nên không thấy được ai cả? Xe chạy qua, thế là công việc đưa tiễn
xong. Giáo viên lại đưa học sinh về và tôi cũng đi vào phía bên trong như
vậy.
Về đến trường, chưa đến giờ ra chơi mà nãy giờ cô, trò đứng ngoài nắng nên cũng
khát nước. Thế là tôi cho học sinh đi uống nước. Trưởng lớp điều khiển cho từng
bàn các em đi vệ sinh và uống nước, lần lượt cứ hết bàn này đến bàn khác, vì
lớp đông, sĩ số trên năm mươi học sinh nên không thể cho các em ra cùng một
lần, nếu ra như thế các em nô đùa làm ảnh hưởng lớp khác đang học.
Thời đó thì tất cả học sinh đều uống nước ở một cái giếng sát nhà Bác Cai trong
khuôn viên của trường. Cứ múc một gàu lên là các em cùng nhau uống những ngụm
nước trong và mát thế thôi! Chứ chẳng có thứ nước nào khác nữa.
Trong khi đó, tôi ngồi ở bàn của giáo viên vừa nghỉ mệt và cũng vừa trông lớp.
Bàn của giáo viên thì thường được đặt trên một cái bục cao khoảng ba mươi cm
làm bằng xi-măng, để ở đây chúng tôi có thể quan sát cả lớp dễ dàng hơn. Lật
Giáo Án ra để xem, hôm nay tôi chỉ dạy ba tiết chính là Tập Đọc, Toán, Chính
Tả, còn hai tiết Thể Dục, Tập Viết tôi sẽ hướng dẫn cho các em rồi về nhà các
em làm. Nhìn xuống lớp, lúc này các em đã thay phiên nhau đi cũng được khoảng
hơn nửa lớp. Tôi nghỉ cho học sinh uống nước xong trước. Sau đó, tôi cũng lên
văn phòng để uống nước sau. Bỗng nhiên tôi thấy những học sinh ngồi dãy bàn
phía trước mặt tôi lấy tay bịt mũi, một số em thì nói nhỏ với nhau là: Hôi lắm!
Lúc này tôi cũng đã xem xong bài nên lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ và nói:
- Em nào dẫm phải thì Trưởng lớp cho ra ngoài đi!
Cả lớp im lặng không em nào nói gì cả.Thấy vậy tôi ra lệnh tiếp, lần này thì có
vẻ bức bách hơn, kẻo sợ những hậu quả xấu xảy ra như những lần trước.
- Các em tự kiểm tra dép mình xem, em nào dẫm thì
đi rửa nhanh!
Cả lớp cũng im lặng, tuy nhiên các em ngồi các bàn đầu vẫn đưa tay lên bịt mũi.
Lúc này tôi bắt đầu thúc giục với giọng gay gắt hơn:
- Em nào lỡ thì ra khỏi lớp ngay!
Cả lớp cũng vẫn lặng thinh, cái không khí im lặng bao trùm lớp học.
Tôi chẳng hiểu chuyện gì? Rồi các em thầm thì to nhỏ gì đó với nhau. Em Trưởng
Lớp đứng dậy nói:
-
Thưa cô! Đã kiểm tra rồi, không có bạn nào cả.
-
Không có bạn nào sao các em bịt mũi?
Lúc này thấy bực nên tôi hỏi lại Trưởng Lớp với giọng không vui. Học sinh lại
xầm xì gì đó với nhau. Cuối cùng trưởng lớp đến bên bàn cô giáo và lấy hết can
đảm nói nhỏ vào tai:
-Thưa cô! … Dép cô…
Tôi nhìn xuống dép của mình thì ra chính là … Mặt tôi đỏ bừng, nóng ran lên...
Không nói nên lời tôi đi thật nhanh ra khỏi lớp…
Khắc phục sự cố xong tôi đến Văn Phòng. Đầu óc miên man bần thần, tự trách mình
sao vô ý thế, hết giờ chơi tôi lại về lớp dạy cho kịp những tiết học.
Từ tai nạn ấy! Tôi giữ kín trong lòng không dám nói với đồng nghiệp vì xấu hổ.
Mãi đến mấy năm sau nhân một hôm sau giờ dạy vào Thư Viện trường tìm sách đọc,
tình cờ tôi đọc được tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, trong đó có
câu chuyện của một thầy giáo dạy lớp Đồng Ấu ở trường làng cũng gặp sự cố như
tôi. Câu chuyện được tác giả viết thật vui và dễ thương đến nỗi tôi đọc say
sưa, đọc đến đâu tôi tự cười một mình và nghỉ thầm may quá thế là từ nay tôi
cũng có đồng minh rồi.
Cũng từ hôm đó trở đi tôi thấy vui, mới dám
đem câu chuyện gặp sự cố của mình kể cho các đồng nghiệp nghe. Nghe xong ai
cũng òa lên cười vui vẻ.
Nhiều năm trôi qua, bây giờ đôi lúc ngồi nhớ lại. Tôi vẫn thấy xấu hổ và đâu đó
hiện lên hình ảnh ngô nghê dễ thương của học sinh tôi. Cô cũng có lỗi vậy,
không phải lúc nào trong mắt các em cô giáo cũng là thần tượng, không bao giờ
mắc sai lầm. Nhưng các em có biết không ? “ Cô cũng là người và là người thì
không tránh khỏi những khuyết điểm. Cô sẽ sửa chữa.” Từ hôm đó trở đi mỗi lúc
ngang qua đám đất trước trường, tôi tự nhủ phải cẩn thận hơn để tôi không rơi
vào tình huống khó khăn trước học sinh tôi một lần nữa...
Qui Nhơn tháng 10/2012
Giang
Lam
Chao Giang Lam
Trả lờiXóaLop Nhat nien bon nguoi tu trai qua thu nam la
chi .Tran thi Len Chi Len o ngoai tru Trong lop
chi ay thuong Phuong lam do Doc bai viet cua
Giang Lam vui ghe Chuc Lam vui khoe va
sang tac nhieu nha Than ai
Cám ơn chị Nam Phương đã đọc bài viết của em . Chúc chị luôn vui khỏe !
XóaSáng sớm , lên mạng , mở trang SPQN đã thành thói quen . Xuất hiện bài mới , không thấy tên bài cùng người viết , chắc vừa mở thấy chữ là đọc ngay , càng đọc , càng lôi cuốn , văn như một học sinh TH , học xuất sắc ! hồn nhien , thơ ngây , từ toàn từ dễ hiểu ,dành riêng cho HS TH , nhưng sao lôi cướn , tình cảm đến ;ạ lùng , chỉ một kỉ niệm nho nhỏ , nhưng chuyển tải tính giáo dục , tính sư phạm cao ... d0o5c liền 1 hơi , Giang Lam xuất hiện , à là chị Giang Lam , 1 cây viết trang SPQN mà em rát ngưởng mộ , không trau chuốt bóng bảy như người em ...nhưng Tịnh rất mê đọc vì , hợp với mình , đơn sơ như HS TH , hồn nhiên như HS TH , chân tình như HS TH ...chúc chị luôn khỏe ...viết nhiều ...chỉ cần đề tài vậy thôi ! Em sẽ bắt chước chị , sẽ viết như chị ...
Trả lờiXóaTịnh Võ ơi ! Những lời nhận xét của bạn thật chính xác . Rất cám ơn những lời động viên của bạn . Chúc bạn vui và đang chờ đọc bài viết của bạn !
XóaChị Giang Lam ơi
Trả lờiXóaMột kỷ niệm nhỏ nhoi mà dễ thương thiệt , đọc thấy vui vui và với dòng văn trong sáng chị đã cho một nụ cười rất nhẹ nhàng .
Chúc chị vui khỏe và viết bài đều đặn
Lời nhận xét của bạn nhẹ nhàng và dễ thương làm cho Giang Lam rất vui . Cám ơn dzungnguyen !
XóaĐọc câu chuyện cô giáo với học trò mà mình cứ cười một mình , vui ghê hí . Lối viết như kể chuyện cho nhau nghe . Cám ơn Giang Lam !
Trả lờiXóaChị đọc mà thấy vui là em mừng rồi . Em cứ sợ khi đọc chuyện ni, mình phải "thọc léc" mới cười được . Cám ơn chị nghe !
XóaĐọc câu chuyện chị kể nghe vui vui...Đời GV có biết bao kỷ niệm, chị nhỉ?
Trả lờiXóaT. Cảm ơi ! Mấy chục năm trong nghề nên có nhiều kỷ niệm lắm ! Cám ơn em !
XóaCám ơn chị Nam Phương đã đọc bài viết của em . Chúc chị luôn vui khỏe !
Trả lờiXóaCau chuyen vui , loi viet gan gui voi nguoi doc . Cam on G.L , mong duoc doc them bai viet cua ban !
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé đọc ! Nói thật Giang Lam chỉ viết được như thế thôi !
Trả lờiXóaCám ơn Giang Lam đã kể một câu chuyện vui, dễ thương trong đời đi dạy.Phương cũng có nhiều chuyện vui, buồn và tức cười trong đời đi dạy học ở xứ người lắm, để hè hay khi rỗi rảnh P sẽ kể cho GL và các bạn nghe. Chúc GL vui nhiều trong sứ mạng "trồng người "của mình. Thân ái. DP
Trả lờiXóaDiệu Phương ơi! Nhớ kể cho mình và các bạn đọc nghe chuyện vui buồn đi dạy của Phương . Xin cám ơn D.Phương đã ghé đọc !
XóaMột câu chuyện vui để lại cho tôi nhớ rất nhiều những kỷ niệm thời còn đi dạy . Cám ơn bạn với bài viết nhẹ nhàng .
Trả lờiXóaCám ơn T.Huân ghé đọc và để lại lời nhận xét . Chúc bạn nhiều niềm vui và may mắn !
XóaCâu chuyện của chị vui quá khiến cho em cứ tủm tỉm cười hoài . Chị nhắc đến chi tiết uống nước bằng gàu làm cho em nhớ quê nhà và tuổi thơ của mình quá . Em thích đi đâu về ra thẳng giếng nước lấy gàu múc nước uống một hơi thật sảng khoái , đó là chưa kể ra giếng dùng gàu múc nước tắm , dội từng gàu nước mát lên đầu thích thú vô cùng . Ai đã từng ở quê cũng đều hưởng cái thú này phải không chị?
Trả lờiXóabaoanh nhắc lại những chuyện lúc còn bé ở quê thật thú vị . Giang Lam cũng có một tuổi thơ thích thú như thế .
XóaChúc baoanh luôn vui khỏe !
MỘT KỶ NIỆM ĐÁNG QUÝ CỦA MỘT THỜI CÒN ĐI DẠY CỦA BẠN THẬT LÀ VUI, ĐỌC XONG TÔI CỨ NGẪM NGHĨ VÀ CƯỜI HOÀI.
Trả lờiXóaBây giờ mỗi khi nghĩ lại thời gian còn đi dạy sao lúc đó có nhiều chuyện vui quá! Để lần lượt nhớ lại Giang lam sẽ kể cho các bạn . Cám ơn V.CUONG thật nhiều !
Xóa