Chứng chỉ khả năng sư phạm
Cấp học : giáo học bổ túc
Tấm văn bằng duy nhất của Tôi cho đến nay, chứng minh rằng tôi có học để dạy tiểu học . Mặc dầu muốn học lên cao, nhưng không toại nguyện!
Đầu tiên Tôi xin bàn đến từ “ chứng chỉ ”. Miền Nam trước năm 1975, tất cả văn bằng đều ghi là chứng chỉ ( chứng chỉ tú tài 1, chứng chỉ tú tài 2, chứng chỉ khả năng sư phạm …). Nay chứng chỉ là giấy chứng nhận khóa học ngắn ngày ( chứng chỉ A tin học, chứng chỉ A anh văn …), còn khóa học đào tạo lâu ngày , ra trường cấp văn bằng tốt nghiệp. Với cái tên gọi khác nhau đó mà Tôi không được dự thi tốt nghiệp đại học, khoa cử nhân tiểu học, hệ từ xa, do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức. Sau 5 năm học, trường cấp cho Tôi giấy chứng nhận học xong chương trình đại học ( không chuyển ngạch được ) với lí do : văn bằng của tôi là chứng chỉ? .
Tiếp đến xin bàn đến từ “ bổ túc ”. Không hiểu từ giáo học bổ túc để phân biệt với cấp học sư phạm nào trước đây ở miền Nam? Nhưng nay bổ túc được xem như là học không chính qui, có nghĩa là học không bài bản, không đủ các môn, giúp cho ai không học được chính qui , học để hợp thức hóa …Nên cái chứng chỉ khả năng sư phạm cấp học giáo học bổ túc của tôi, về mặt từ ngữ sử dụng hiện tại là không giống ai! Nhưng sao tôi yêu quí nó, Tôi trân trọng nó, muốn được nó ngoài 12 năm học cật lực ở phổ thông, còn 2 năm đèn sách tại trường Sư Phạm Qui Nhơn thì, là, mà, rằng, khó khỏi phải nói! phải không các bạn đồng môn.
Xin cảm ơn ngàn lần các Thầy, Cô trường Sư Phạm Qui Nhơn đã dạy chúng em , cả về nhân cách, về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lí, về lí tưởng sống... về tất cả … Xin các Thầy yên tâm, chúng em đã thực hiện tốt những điều các Thầy đã dạy.
Sáng 23 tháng 2 năm 2012.
Võ Thủ Tịnh
Chào Thủ Tịnh,
Trả lờiXóaVà, xin được ghi ý chút tâm sự cùng Th.Tịnh ở đây:
-Trước 1975, thời đi học tôi nghe nói học phổ thông thì đỗ các Văn bằng, học chuyên nghiệp thì tốt nghiệp các bằng chuyên môn.Bỡi nghề nào thì có nghiệp nấy. Chẳng hạn,thầy giáo thường bị khẩu nghiệp, văn thi sĩ thường bị ý nghiệp...
-Chứng chỉ hay giấy chứng nhận thường là vị chánh chủ khảo của kỳ thi cấp, nên không có ấn dấu chữ ký của Bộ Giáo Dục. Thực ra vị chánh chủ khảo là do Bộ giáo dục cử đi nên chữ ký và ấn dấu của vị đó vừa có giá trị chuyên môn vừa có giá trị hành chánh,nên hồ sơ cá nhân chỉ dùng chứng chỉ là đủ, còn các Văn bằng ai muốn lãnh về treo để khuyến học cho con cháu cũng được.
- Tôi nghĩ dù là Chứng chỉ, Văn bằng, hay Bảng vàng bia đá, suy cho cùng cũng là do người khác cấp cho mình mà thôi, cho nên, ngoài việc dùng nó để sống với đời, nó còn nhắc cho mình nên khiêm nhường và phải tiếp tục học hỏi bỡi mình là người nhận sự đánh giá của người khác.
- Trong lịch sử cũng có những trường hợp, hoặc do giá trị của người nhận vượt giá giá trị của người cấp, hoặc do ngã chấp, có người không chịu nhận giải thưởng hay bằng cấp.
- Cũng có người nói thực ra không ai dạy ai điều gì hết, và nếu mình chịu làm học trò của mọi người thì không ai là thầy của mình. Bỡi không còn thầy nữa nên mình phải lấy giới luật làm thầy, trong các giới luật thì qui luật của thiên lâu dài hơn luật pháp của con người. Trên bầu trời trước sau ta thấy chỉ có một Mặt Trời và một Mặt Trăng, nhưng luật lệ của con người trên mặt đất thì thay đổi quá nhiều!
Cảm ơn Th. Tịnh nói thật lòng mình.
Chúc sức khỏe và hẹn gặp lại.
Thân chào anh Võ Thủ Tịnh,
Trả lờiXóaHoàn cảnh của anh và của tôi khởi đầu hoàn toàn giống nhau, nhưng kết quả cuối cùng thì hơi khác, với tư cách là đồng môn chân tình trao đổi với anh đôi điều:
1.Tôi đồng ý với anh, những kết quả học tập của mình thời đó thường được khởi đầu từ "Chứng chỉ". Còn 'Bằng' thì sau đó một thời gian khá dài mới được cấp, nhưng không gởi về cho mình, mà đích thân phải vào tận cơ quan "Bộ" mà nhận, hiện nay tôi có thấy một vài tấm "Bằng thật".
2.Theo đánh giá của thời đó, thì ngạch cao nhất của giáo viên tiểu học là ngạch GIÁO HỌC CẤP BỔ TÚC. Thời đó giáo viên tiểu học có rất nhiều NGẠCH, giáo viên ấp tân sinh, giáo viên công nhật, trợ giáo, hương sư phụ khyết, giáo viên tiểu học (Nếu đã hết tập sự và có CC tú tài thì vẫn được chuyển lên ngạch GIÁO HỌC CẤP BỔ TÚC HẠNG 5, hưởng lương như GHCBT tập sự, số nầy rất hiếm, vì đa phần lớn tuổi, khó có CC tú tài, nhưng tôi cũng đã thấy SVL chuyển ngạch nầy ở thầy H... Đà nẵng). Còn GHCBT hết tập sự, là
đủ điều kiện chuyển nghạch giáo sư trung học đệ nhất cấp, nhưng con trai ít người làm hồ sơ, vì lương ở ngạch GHCBT ĐÃ LỚN LẮM RỒI, mặt khác nếu chuyển lên thì hết điều kiện hoãn dịch, vì điều kiện hoãn dịch là "Giáo chức phục vụ xã ấp vùng nông thôn", mà trường trung học thường ở thị trấn, thị xã, thế mà vẫn có số ít người chuyển lên.
Hiện nay, đánh giá GHCBT vô tình bị hạ thấp đúng như Tịnh đã nói. Mình nghĩ do sự trùng hợp ngẫu nhiên của từ "Bổ túc". Nhưng nội hàm từ nầy ở 2 phạm trù rất khác nhau, một bên là "HỆ bổ túc" là cái hiện nay (Đúng như Tịnh đã viết), còn một bên là "NGẠCH bổ túc" là NGẠCH CAO NHẤT CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC thời đó (Ở giòng thứ 3 CC KHẢ NĂNG SP còn ghi rỏ "Ban thường xuyên hai năm, sao gọi là học bổ túc được?"). Nhưng Tịnh ơi!!! Ai có thẩm quyền để xác minh điều đó?
3.Kết quả: Vì danh dự, nên mình quyết so tài, quyết học cho bằng được. Cũng như Tịnh, do chỉ có CC nên mình phải thi lại để lấy BẰNG cấp 3, rồi học đại học sư phạm (Người ta miễn cho mình 2 năm, vì mình đã học "Ban thường xuyên 2 năm" qui đổi là Cao đẵng SP, nhưng mình không yên tâm, nên vẫn học hơn 4 năm). Tốt nghiệp xong là chuyển ngạch. Ôn lại chuyện cũ cho vui, chứ tóc bạc, răng rụng cả rồi, có gì nữa đâu. Thân chào bạn.
Cảm ơn Thầy đã cho em vài lời động viên . Những điều Thầy giảng năm xưa vẫn con in đậm trong tâm trí em , Em đã vận dụng và thấy hiệu quả . Có một điều Em rất cảm phục ,tất cả các anh chị từ SPQN đều giống nhau về ánh mắt, ăn mặc , lời nói ,cách giải quyết tình huống , có "một chút" tác phong của người Thầy chân chính . Em nghĩ được như vậy ,là do công sức người Thầy của trường SPQN .
Trả lờiXóaEm rất đồng quan điểm những điều gì Thầy viết , đọc lời Thầy rồi chợt nhận ra những " khẩu nghiệp " trên 35 năm làm Thầy mình đã tạo ra .Nhưng cũng tự an ủi ! chưa ai gọi bằng" thằng " vì Thầy và thằng cùng bắt phát từ phụ âm (th) , muốn Thầy ra thầy ,muốn thằng ra thằng . Nhưng làm Thầy mà sợ khẩu nghiệp , con nghĩ chắc không trọn vẹn đạo làm Thầy .
Chờ đọc những bài viết của thầy ...
Anh HUUMAI thân ! Cảm ơn anh giải thích , rất rõ ràng , vì ra trường dạy chưa hết năm , cái cũ chưa hiểu hết . Rồi gặp trở ngại .
Trả lờiXóaTịnh ơi,mình cũng đã nhiều lần trăn trở về điều này giống bạn.Nhưng cuối cùng giá trị đích thực của nó vẫn không thể thay đổi,có phải không TV?
Trả lờiXóaChúc TV vui trong công việc của mình.Thân chào nhé!
Nếu bạn đã ra trường , đi dạy mà vẫn chưa có chứng chỉ Tú tài phần thứ hai ( trước 1975 ) hoặc chứng chỉ tốt nghiệp Phổ thông ( cấp 3 - sau 1975 )thì việc bạn không được thi tốt nghiệp đại học là đúng vì chúng chỉ Tú tài phần thứ nhất chỉ tương đương với học xong lớp 11 bậc phổ thông thôi .
XóaTừ khóa 10 trở đi , vào SPQN mà đã có chứng chỉ tú tài phần thứ hai rồi thì được miễn thi viết , chỉ thi vấn đáp thôi , sau 1975 , nếu còn đi dạy tiếp thì chỉ cần học xong 4 năm đại học ( phần lớn là từ xa ) thì đươc cấp bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành mà mình học và được chuyển xếp lương giáo viên trung học và có thể chuyển sang dạy cấp 2 hoặc cấp 3 nếu địa phương bạn có nhu cầu
Trước 75 .Thi tú tái 2 xong , chỉ cấp chứng chỉ, nay T mới biết văn bằng cấp sau , mình phải tự đi lãnh , chỉ cần có chứng chỉ là sử dụng được rồi . T đậu tú tài 2 năm 73 . vào SP khóa 11 . nhưng sau 5 năm học 2000-2005 . Thầy HT Trường SPĐH Hà Nội không cho T thi , liên lạc với Thầy , Thầy bảo bằng của T là Chứng chỉ , nên không được dự thi , Thầy giải thích thế nào là văn bằng , thế nào là chứng chỉ , khác với Anh Hmai giải thích , Thôi tâm sự vài điều với đồng môn , cho vơi đi cái thân phận của mình , chứ mình đã xác định , theo nghề này là nghiệp dĩ , là cống hiến , tới tháng , không biết mình lãnh được bao nhiêu ? nên chuyện chuyển ngạch hay không chuyển ngạch , đối với T không là vấn đề ! Cảm ơn Hải Châu có lời nhận xét ,vài điều chia sẻ của T.
Trả lờiXóaNếu vậy thì tay hiệu trưởng đó là thứ " gà mờ " rồi . Thôi , chúng mình đều già rồi . Những gì mình đã làm được đã có hàng hàng lớp lớp học trò của mình ghi nhận . Hãy vui mà tận hưởng tuổi già bạn nhé, Thân mến !
Trả lờiXóa