Ky Nguyen
Cô cháu nhỏ đi mẫu giáo về nghêu ngao “ Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…” thế là hai bà cháu “ song ca” đến hết bài thơ. Cháu hỏi bà sao lại phải lạy trời cho mưa xuống vậy? À, thì tại nắng quá nên ai cũng mong trời mưa để có nước tưới cho ruộng đồng, cho cây cối được tốt tươi, đơm hoa , kết trái…
Còn tôi, trong cái nắng nóng như nung của thời tiết tháng 4 này…lại cứ hay nhớ về miền đất lạnh ngày nào…Hồi đó tôi vừa nghỉ hưu non, lãnh lương hưu một lần, sắm được 2 chỉ vàng, vừa đủ mua được căn nhà gỗ nho nhỏ để mẹ con ‘ra riêng”. Ở cái xóm nhỏ mới thành lập này, chỉ lác đác 5, 6 căn nhà của các cặp vợ chồng trẻ. Tôi dọn đến, được phong ngay cái chức “Già làng”, nhà lại ở ngay đầu dốc, mỗi ngày đi làm ai cũng gửi gắm “ Cô ngó chừng nhà giùm con nghe”. Ngày ngày tôi vừa cuốc đất trồng hoa, trồng rau, vừa nghe nhạc phát ra từ cái radio “ấp chiến lược”, quà của thằng con mua tặng mẹ bằng tiền chơi bài ngày Tết với đám anh em họ hàng bên nội. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được nghe Y Moan hát Ơi Madrak, nghe Giọt nắng bên thềm… Nhờ thế, những ngày đầu nghỉ hưu cũng bớt chống chếnh.
Mùa mưa đến, những cơn mưa đầu mùa thường hay giông bão. Chiều ấy, xóm vắng hoe, trời chuyển mưa , mây đen vần vũ, gió đùng đùng, sấm chớp nhoang nhoáng, những trái thông khô rụng lộp độp. Rừng thông không còn reo vi vu nữa, mà như đang gào rú. Tôi nhìn lên cây thông già, cao vút trước sân cũng đang nghiêng ngả, mà lo quá chừng…Rồi thì mưa như trút nước, lại là mưa đá nữa chứ, không khéo sập nhà mất…” Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” của mẹ con tôi thì lại quá đơn sơ, mộc mạc. Mái nhà, một nửa lợp tôn, một nửa lợp giấy dầu…mưa bão kiểu này…hồi hộp muốn chết luôn…Tôi không dám nghĩ tiếp nữa… chỉ còn mỗi cách…chui vào giường, mặc kệ, muốn ra sao thì ra, nếu lỡ có chết vì cây đổ, nhà sập thì …ít nhất cũng được chết trong êm ấm…Thế là tôi nằm nghe mưa , nghe đá rơi rào rào trên mái nhà …rồi…ngủ mất lúc nào không hay…
Khi bừng tỉnh, nghe ngóng hồi lâu, thấy sao im lặng đáng ngờ… rồi ngơ ngác nhìn quanh nhà, có tia sáng lọt qua khe vách, thế là tung chăn bật dậy, rón rén ra mở cửa… Một cảnh tượng kinh hoàng hiên ra trước mắt: vườn tược tả tơi, cây cối gãy đổ, cành lớn, cành nhỏ rơi đầy sân, rơi cả trên mái nhà nữa. Góc thềm, góc sân, góc vườn, cống rãnh, những viên đá to như hòn bi, trắng xóa, còn dồn ứ từng đống chưa tan hết. Sợ đến lạnh người, tôi đi một vòng xem xét quanh nhà, may quá, nhà cửa không sao.
Mưa đá thế này, chỉ khổ cho nhà vườn. Những cây bắp sú sẽ nát bét, rau cải, xà lách cũng bầm dập, đất mặt trôi hết phân tro, màu mỡ, be bờ cũng bị nước cuốn sạch, thật là hại đơn, hại kép!
Hồi đó cũng chưa mấy ai biết làm “nhà kính” ( thực ra là nhà phủ nilon) như bây giờ, nên những vườn dâu , vườn hoa cũng chịu chung số phận…
Mưa Sài gòn thì ngập đường, ngập lối xóm.” Phố cũng là dòng sông uốn quanh”…
Mưa cũng khổ. Không mưa cũng khổ. Có đôi khi nhắc lại lời của người xưa “ cầu cho mưa thuận, gió hòa” mà lòng cứ thấy sao sao. Khí hậu toàn cầu đã biến đổi. Cách tính toán của con người cũng… biến đổi…Cuộc chiến giành sự sống của mỗi con người, mỗi dân tộc ngày càng cam go, càng nghiệt ngã…
Bài học thuộc lòng ngày bé vẫn chưa quên:
“ Lạy trời mưa xuống.
Lấy nước tôi uống.
Lấy ruộng tôi cày.
Lấy đầy bát cơm…”
Đôi lúc, sao thấy thèm cuộc sống êm đềm ngày xưa quá.!
KYNGUYEN
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016
Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1975 _ Chủ nhật đầu tháng 5 _ 2016 .
Những tâm tình của Anh Nguyễn Dũ
Trưởng ban liên lạc Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1975 tại buổi họp mặt đầu tháng 5 _ 2016 .
Chị Diệp Đặng Thị , Tm . Ban lên lạc SPQN 1962-1975 Phổ biến chương trình , mời gọi ACE cựu giáo sinh về tham dự Họp mặt truyền thống hàng năm của SPQN Khánh Hòa _ Nha Trang và SPQN Quảng Ngãi .
Trưởng ban liên lạc Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1975 tại buổi họp mặt đầu tháng 5 _ 2016 .
Chị Diệp Đặng Thị , Tm . Ban lên lạc SPQN 1962-1975 Phổ biến chương trình , mời gọi ACE cựu giáo sinh về tham dự Họp mặt truyền thống hàng năm của SPQN Khánh Hòa _ Nha Trang và SPQN Quảng Ngãi .
Sư Phạm Qui Nhơn gặp nhau đầu tháng 5 _ 2016
Ảnh nguồn : Trên Group spqn,blogspot _ Facebook .
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
Chào mừng Anh Nguyễn Dũ
Chào mừng Anh Nguyễn Dũ
Trưởng Ban liên lạc Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1975 .
Tham gia Group spqn.blogspot trên Mạng xã hội Facebook .
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
NHỚ LỚP NHẤT NIÊN BỐN !
Đặng Nam Phương
Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
Nhớ thời áo trắng tuổi hoa mơ
Thời của hồn nhiên thời trong sáng
Đầy vui đầy mộng đầy vu vơ.
Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
Nhớ thầy nhớ bạn nhớ trường xưa
Nhớ kỷ niệm vui buồn sách vở
Nhớ hoài nội trú những chiều mưa.
Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
Biển xanh cát trắng sóng trùng khơi
Nhớ quá đi thôi thời thơ ấy
Áo trắng đâu rồi áo trắng ơi..!
Đặng Nam Phương
Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
Nhớ thời áo trắng tuổi hoa mơ
Thời của hồn nhiên thời trong sáng
Đầy vui đầy mộng đầy vu vơ.
Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
Nhớ thầy nhớ bạn nhớ trường xưa
Nhớ kỷ niệm vui buồn sách vở
Nhớ hoài nội trú những chiều mưa.
Kỷ niệm xưa gợi thương gợi nhớ
Biển xanh cát trắng sóng trùng khơi
Nhớ quá đi thôi thời thơ ấy
Áo trắng đâu rồi áo trắng ơi..!
Đặng Nam Phương
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
TIN BUỒN
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016
Viết cho bạn… Những ngày gặp lại
Kim Loan
(Nhị 5 / K11 - SPQN)
Các bạn mến,
Về đây vừa hơn tuần lễ thì tình cờ lại sắp đến Ngày Sinh Nhật của mình. Thế là mình đã đến tuổi “Hưu Non” chứ không phải “Hưu Già” như các bạn đâu. Xem như mình tạm rảnh rỗi để viết cho các bạn đây.
Đã mấy lần về thăm quê nhà, nhưng chưa lần nào mình về sau dịp Tết Âm Lịch cả; cho nên dư âm của ngày Tết trong chuyến đi lần này đã để lại long mình những xúc cảm thật bồi hồi không sao quên được.
Giờ mình ghi lại Những Ngày Gặp Lại nhé !
Tuần lễ đầu có mặt tại Sài Gòn, bọn mình thật bận rộn với gia đình hai bên Nội Ngoại, kế đến là họ hàng ruột thịt. Ôi thôi ăn ăn uống uống liên tục muốn “ngộp” luôn.
Đến tuần lễ thứ hai thì lại được bạn Trần Thị Ren (Nhị 6 / K11) rủ đến nhà chơi. Té ra cô nàng muốn họp mặt các bạn cũ, đãi bữa tiệc bỏ túi cùng vui chơi ca hát vì vẫn còn dư âm ngày Xuân mà. Cám ơn Ren đã nhớ đến bọn mình.
Các bạn biết sao không… Vừa bước chân vào cửa bọn mình ngạc nhiên ghê ! Đông vui lắm và thật tình cờ được gặp lại những khuôn mặt quen thuộc khóa 11 của mình, chỉ khác lớp thôi.
Chợt có tiếng bạn nào đó hỏi :
- Có phải Kim Loan “Viết cho anh” có bài đăng trên trang web Sư Phạm Qui Nhơn không ?
Mình mỉm cười rồi “hí hố” trả lời :
- Yes, I do !
Khi gia chủ giới thiệu tên từng bạn để biết nhau, mình mới biết mặt Nguyễn đình Chúc (Nhị 2 / K11), trước đây bạn ấy là Admin của trang web Sư Phạm Qui Nhơn mình đấy. Đã thế cả nhóm còn được thưởng thức bạn ấy hát nhạc tiền chiến, nghe ấm áp làm sao. Gởi đến bạn Chúc một lon beer nhé !
Kế tiếp mình lại được “diện kiến” bạn Trần Hữu An (Nhị 1 / K11), bạn ấy hiện là Admin của trang nhà mình. Nghe thế mình méc vốn liền :
- Admin lo ăn Tết dzữ quá, nên “lơ” bài Những Ngày Lễ Lạc mà mình đã gởi lâu rồi đó.
- Sorry Kim Loan… Bởi do trục trặc kỹ thuật của máy điện toán “đời Cô Lựu” nên chậm vậy thôi. Để mai mình sẽ post bài lên. Kim Loan thông cảm cho nghen !
- May quá ! Cám ơn bạn, trễ còn hơn quên. Hì hì hì… !
Đến bạn ngồi bên phải mình, Ren không giới thiệu mà lại hỏi :
- Đố Loan biết bạn nào đây không ?
Nhìn một lúc mình trả lời ngay :
- Nguyễn Thị Loan ngồi cùng bàn với mình suốt hai năm Sư Phạm đây mà ! Làm sao quên được dáng dấp nhỏ nhắn và nụ cười bẽn lẽn vẫn như xưa của cô nàng. Có đúng không nào ?
(Nhị 5 / K11 - SPQN)
Các bạn mến,
Về đây vừa hơn tuần lễ thì tình cờ lại sắp đến Ngày Sinh Nhật của mình. Thế là mình đã đến tuổi “Hưu Non” chứ không phải “Hưu Già” như các bạn đâu. Xem như mình tạm rảnh rỗi để viết cho các bạn đây.
Đã mấy lần về thăm quê nhà, nhưng chưa lần nào mình về sau dịp Tết Âm Lịch cả; cho nên dư âm của ngày Tết trong chuyến đi lần này đã để lại long mình những xúc cảm thật bồi hồi không sao quên được.
Giờ mình ghi lại Những Ngày Gặp Lại nhé !
Đến tuần lễ thứ hai thì lại được bạn Trần Thị Ren (Nhị 6 / K11) rủ đến nhà chơi. Té ra cô nàng muốn họp mặt các bạn cũ, đãi bữa tiệc bỏ túi cùng vui chơi ca hát vì vẫn còn dư âm ngày Xuân mà. Cám ơn Ren đã nhớ đến bọn mình.
Các bạn biết sao không… Vừa bước chân vào cửa bọn mình ngạc nhiên ghê ! Đông vui lắm và thật tình cờ được gặp lại những khuôn mặt quen thuộc khóa 11 của mình, chỉ khác lớp thôi.
Chợt có tiếng bạn nào đó hỏi :
- Có phải Kim Loan “Viết cho anh” có bài đăng trên trang web Sư Phạm Qui Nhơn không ?
Mình mỉm cười rồi “hí hố” trả lời :
- Yes, I do !
Khi gia chủ giới thiệu tên từng bạn để biết nhau, mình mới biết mặt Nguyễn đình Chúc (Nhị 2 / K11), trước đây bạn ấy là Admin của trang web Sư Phạm Qui Nhơn mình đấy. Đã thế cả nhóm còn được thưởng thức bạn ấy hát nhạc tiền chiến, nghe ấm áp làm sao. Gởi đến bạn Chúc một lon beer nhé !
Kế tiếp mình lại được “diện kiến” bạn Trần Hữu An (Nhị 1 / K11), bạn ấy hiện là Admin của trang nhà mình. Nghe thế mình méc vốn liền :
- Admin lo ăn Tết dzữ quá, nên “lơ” bài Những Ngày Lễ Lạc mà mình đã gởi lâu rồi đó.
- Sorry Kim Loan… Bởi do trục trặc kỹ thuật của máy điện toán “đời Cô Lựu” nên chậm vậy thôi. Để mai mình sẽ post bài lên. Kim Loan thông cảm cho nghen !
- May quá ! Cám ơn bạn, trễ còn hơn quên. Hì hì hì… !
Đến bạn ngồi bên phải mình, Ren không giới thiệu mà lại hỏi :
- Đố Loan biết bạn nào đây không ?
Nhìn một lúc mình trả lời ngay :
- Nguyễn Thị Loan ngồi cùng bàn với mình suốt hai năm Sư Phạm đây mà ! Làm sao quên được dáng dấp nhỏ nhắn và nụ cười bẽn lẽn vẫn như xưa của cô nàng. Có đúng không nào ?
Nguyễn Thị Loan đứng đầu bên trái |
ANH ĐI RỒI !
Irene
Anh đi rồi ! ai đưa em đi dạy
Những chiều mưa ai đón bước em về
Chuyện vui buồn em kể cho ai nghe
Chủ nhật hồng ai đưa em đi dạo .
Anh đi rồi ! cánh tay nào em gối
Bờ vai nào em tựa để làm thơ
Ai khẽ cười vuốt nhẹ mái tóc em
Và lặng yên ngồi bên nghe em hát .
Anh đi rồi ! tháng ngày sao trống vắng
Sáng trưa chiều rệu rã với đơn côi
Ngày tháng hạ mà bỗng dưng chợt buốt
Rồi giá băng tê tái lúc đêm về .
Anh đi rồi ! Mặt Trời không thấy mọc
Không thấy trăng và sao cũng đi đâu ?
Giữa hư không là vũng tối mịt mùng
Em ngồi lại để đếm ngày tháng cũ .
Sài gòn , tháng 7 / 2011
Irene
( Trong Kỷ yếu Sư Phạm Qui Nhơn , kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường SPQN 1962-2012 ) .
Anh đi rồi ! ai đưa em đi dạy
Những chiều mưa ai đón bước em về
Chuyện vui buồn em kể cho ai nghe
Chủ nhật hồng ai đưa em đi dạo .
Anh đi rồi ! cánh tay nào em gối
Bờ vai nào em tựa để làm thơ
Ai khẽ cười vuốt nhẹ mái tóc em
Và lặng yên ngồi bên nghe em hát .
Anh đi rồi ! tháng ngày sao trống vắng
Sáng trưa chiều rệu rã với đơn côi
Ngày tháng hạ mà bỗng dưng chợt buốt
Rồi giá băng tê tái lúc đêm về .
Anh đi rồi ! Mặt Trời không thấy mọc
Không thấy trăng và sao cũng đi đâu ?
Giữa hư không là vũng tối mịt mùng
Em ngồi lại để đếm ngày tháng cũ .
Sài gòn , tháng 7 / 2011
Irene
( Trong Kỷ yếu Sư Phạm Qui Nhơn , kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường SPQN 1962-2012 ) .
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Lịch tổ chức họp mặt Sư Phạm Qui Nhơn
Ban biên tập trân trọng chia sẻ , những mốc thời gian SƯ PHẠM QUI NHƠN trên các tỉnh thành , Họp mặt , hội ngộ từ nay đến cuối Tháng 7 _ 2016 .
Nguồn : Tham khảo qua Điện thoại với Thầy Trần đình Trắc , Thầy Phan Thâm _ Thành phố Qui Nhơn
Tại Sai Gon : Qua phổ biến của Thầy Dũ
Qua Facebook : Bạn Le Trung Tien _ Quảng Ngãi .
Bạn Thanhtuyen Le Khóa 12 _ Qui Nhơn .
Bạn Thanh Nguyen Khóa 10 _ Sai Gon .
Bạn Yen Pham Thành phố Nha Trang .
* Chủ nhật 29-05-2016
SPQN Quảng Ngãi toàn trường
* Chủ nhật 12-06-2016
SPQN Nha Trang _ Khánh Hòa toàn trường
* Chủ nhật 03-07-2016
SPQN Sài Gòn toàn trường
* Chủ nhật 10-07-2016 tại Thành phố biển Qui Nhơn
SPQN Khóa 10 và Khóa 12 cùng ban đại diện Các khóa ( từ khóa 1 đến Khóa 13 ) .
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Ghi lại một chuyến đi
Phạm lê Huy
“Xin đừng ai vội chê trách chúng tôi sao lại nỡ “áo gấm về làng, cỡi ngựa xem hoa” trên nỗi cơ cực của bao thân phận “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Xin thưa, chúng tôi nay đã thất thập rồi, cần phải an hưởng tuổi già qua việc đi đây đi đó để ngắm nhìn phong cảnh quê mình mà trước đây hằng nửa thế kỷ qua chúng tôi không có dịp để ngao du sơn thủy... ”.
* * *
Sau “cú heart attack thập tử nhất sinh” vào năm 2014 đó, năm này nhất định tôi phải đi Việt Nam một chuyến mới được vì nghĩ rằng mình đâu còn nhiều ngày tháng nào nữa.
Vậy là vợ chồng tôi chạy đi “shop around” giá vé máy bay. Được giá vé vừa túi tiền là chúng tôi “chớp” hai vé ngay, không chần chừ chút nào.
Lúc chưa có vé trong tay thì chúng tôi háo hức lắm; trong đầu hăm hở mở ra sẵn một “chương trình đi dài ngày thật thú vị”. Nhưng khi cầm vé trên tay rồi thì lại thấy… lo lo. Lo nhất là chẳng biết chuyện “nhập / xuất” có suôn sẻ không, có bị “ách lại” ngay tại Tân Sơn Nhất như một vài người bạn đã bị không ? Nỗi lo này tôi giữ riêng trong lòng, không cho bà xã biết vì sợ bả lo thêm. Nhưng rồi cũng “xuôi chèo mát mái” thôi.
Đến phi trường, qua “ải hải quan” xong là lo “đối phó” với… taxi. Cũng may, bây giờ taxi không còn cái nạn tài xế “chạy vòng vòng” hoặc “độ lại taxi-mét”. Ấy là nhờ hai hãng taxi VS và ML cạnh tranh nhau nên hành khách được hưởng theo giá… taxi-mét. Vào thời điểm này, báo chí cùng đài truyền hình có phàn nàn giùm cho bà con là “Giá xăng xuống mà sao giá đi taxi không xuống theo”. Và, lời phàn nàn vẫn cứ “vô tư”… phàn nàn tiếp…
“Xin đừng ai vội chê trách chúng tôi sao lại nỡ “áo gấm về làng, cỡi ngựa xem hoa” trên nỗi cơ cực của bao thân phận “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Xin thưa, chúng tôi nay đã thất thập rồi, cần phải an hưởng tuổi già qua việc đi đây đi đó để ngắm nhìn phong cảnh quê mình mà trước đây hằng nửa thế kỷ qua chúng tôi không có dịp để ngao du sơn thủy... ”.
Sau “cú heart attack thập tử nhất sinh” vào năm 2014 đó, năm này nhất định tôi phải đi Việt Nam một chuyến mới được vì nghĩ rằng mình đâu còn nhiều ngày tháng nào nữa.
Vậy là vợ chồng tôi chạy đi “shop around” giá vé máy bay. Được giá vé vừa túi tiền là chúng tôi “chớp” hai vé ngay, không chần chừ chút nào.
Lúc chưa có vé trong tay thì chúng tôi háo hức lắm; trong đầu hăm hở mở ra sẵn một “chương trình đi dài ngày thật thú vị”. Nhưng khi cầm vé trên tay rồi thì lại thấy… lo lo. Lo nhất là chẳng biết chuyện “nhập / xuất” có suôn sẻ không, có bị “ách lại” ngay tại Tân Sơn Nhất như một vài người bạn đã bị không ? Nỗi lo này tôi giữ riêng trong lòng, không cho bà xã biết vì sợ bả lo thêm. Nhưng rồi cũng “xuôi chèo mát mái” thôi.
Đến phi trường, qua “ải hải quan” xong là lo “đối phó” với… taxi. Cũng may, bây giờ taxi không còn cái nạn tài xế “chạy vòng vòng” hoặc “độ lại taxi-mét”. Ấy là nhờ hai hãng taxi VS và ML cạnh tranh nhau nên hành khách được hưởng theo giá… taxi-mét. Vào thời điểm này, báo chí cùng đài truyền hình có phàn nàn giùm cho bà con là “Giá xăng xuống mà sao giá đi taxi không xuống theo”. Và, lời phàn nàn vẫn cứ “vô tư”… phàn nàn tiếp…
Từ phi trường về nhà, thấy mà phát khiếp. Người đi bộ chen chân với xe gắn máy, xe gắn máy chen bánh với “ô-tô nhớn, ô-tô con”. Tôi thấy rõ ràng xe gắn máy cứ nhắm ngay giò người đi bộ mà lao tới. Nếu băng qua đường mà người đi bộ “nhát đòn” thì còn lâu mới qua được bên kia.
Nhớ lại lời nói vui vui nhưng thực tế của chú Tour Guide khi đi miền Tây mà thấy đúng y boong : “Người nước ngoài thích đến Việt Nam thăm chơi là vì ba lý do. Thứ nhứt giá sinh hoạt rẻ, thứ hai thức ăn ngon, và thứ ba khi ra đường nhớ… cầu nguyện”. Có lần vợ chồng tôi đánh bạo cầm chặt tay nhau vừa băng qua một ngả tư vừa… cầu nguyện. Thấy bộ tịch vợ chồng tôi như “Mán ở rừng mới về”, có tiếng chọc quê vói theo: “Không phải lối đó, qua không được đâu… Dừng lại đi… !”.
Lại nhớ năm trước xa, tôi mượn xe gắn máy của chú em, liều mạng dạo thử một vòng quanh Phú Nhuận. Đến một ngả tư gặp đèn đỏ, tôi dừng lại chờ đèn xanh. Bỗng có bàn tay ấn mạnh vai tôi, và một cái giọng oai phong lẫm liệt thét lên :
- Đi đi chớ… Cha nội !
- Đèn đỏ mà anh ! – Tôi giựt mình trả lời.
Cái giọng oai phong lẫm liệt đó lại gằn lên :
- Đỏ cái con mẹ gì !
Rồi cái “con người hùng” đó lách xe qua một bên lao vút qua bên kia ngả tư một cách rất chi là… “yên hùng”. Tôi lắc đầu… Phục lăn.
Về nhà nhỏ em, vợ chồng tôi nghỉ “hoàn hồn” mấy ngày. Nhỏ em gợi ý : “Nhà dư xe gắn máy, anh chị có đi đâu thì lấy đi”. Tôi nói : “Cám ơn em. Anh không dám, vì sợ người ta tông mình, chớ không phải sợ mình tông người ta” - Nhỏ em cong mỏ lên, nói khích: “Anh chị ở bển lái xe bốn bánh, dzề đây lái xe hai bánh mà sợ gì” - Tôi “hùng hồn” đáp lại : “Hừừmm… Xe bốn bánh có vỏ che cho mình, còn xe hai bánh thì đâu có gì che”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)