Kính Ban Biên Tập SPQN và Quí Thầy ,Cô, Các Bạn đồng môn.
Nơi xứ phong xa xôi Diệu Phương vẫn nhớ về quê cũ... Gởi Quí vị một số hình DP và Những Hạt Giống VN mà Phương đang gieo ( Các em Lớp Việt Ngữ) trong mùa Giáng sinh 2014
KÍNH CHÚC QUÍ THẦY, CÔ VÀ CÁC BẠN ĐỒNG MÔN, CÁC BẠN LỚP 6 KHÓA 11:
MỘT NĂM MỚI 2015 TRÀN ĐẦY SỨC KHỎE, TÀI LỘC , MỌI SỰ THÀNH ĐẠT NHƯ Ý MUỐN !
Diệu Phương và Gia đình
Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015
Tin Buồn
Quý Thầy Cô cựu Giáo sư Trường Sư Phạm Quy Nhơn
Ban liên lạc cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn
Ban biên tập Trang spqn.blogspot.com
Quý Anh Chị em Cựu giáo sinh đồng môn các tỉnh thành trên toàn quôc và Hải ngoại .
* Được tin :
Anh Dương Xuân Tuệ, chồng của chị Dương Thị Hồng Tâm Khóa 9 SPQN, đã qua đời vào lúc 6g ngày 13.2.2015 tại Dalat sau một thời gian lâm bệnh.. Sáng 14.2.2015 anh em cựu giáo sinh SPQN tại Dalat đã đến viếng và chia buồn với chị Tâm và gia đình
Vĩnh biệt anh, một cựu học sinh Lycee Yersin rất giỏi tiếng Pháp và là một Facebooker dễ mến.
( Nguồn : Anh Phan Cu _ Da Lat trên Facebook )
Thành kính chia buồn cùng Tang quyến Chị Hồng Tâm và cầu mong anh linh của Anh Dương xuân Tuệ sớm về cõi niết bàn .
Ban liên lạc cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn
Ban biên tập Trang spqn.blogspot.com
Quý Anh Chị em Cựu giáo sinh đồng môn các tỉnh thành trên toàn quôc và Hải ngoại .
* Được tin :
Anh Dương Xuân Tuệ, chồng của chị Dương Thị Hồng Tâm Khóa 9 SPQN, đã qua đời vào lúc 6g ngày 13.2.2015 tại Dalat sau một thời gian lâm bệnh.. Sáng 14.2.2015 anh em cựu giáo sinh SPQN tại Dalat đã đến viếng và chia buồn với chị Tâm và gia đình
Vĩnh biệt anh, một cựu học sinh Lycee Yersin rất giỏi tiếng Pháp và là một Facebooker dễ mến.
( Nguồn : Anh Phan Cu _ Da Lat trên Facebook )
Thành kính chia buồn cùng Tang quyến Chị Hồng Tâm và cầu mong anh linh của Anh Dương xuân Tuệ sớm về cõi niết bàn .
Viết cho anh… Valentine đến rồi
Kim Loan
Anh
Sáng sớm nay, vợ chồng mình đang lục đục làm bếp thì nghe tiếng cô con gái :
- Happy Anniversary Ba Má ngày 3 tháng 2 !
Mình sững sốt, thì ra đó là ngày kỷ niệm đám cưới của mình mà mình không nhớ. Cô con gái mình hay thật, đã nhớ và nhắc. Còn gì vui bằng phải không anh !
- Cám ơn con… Vậy mà Ba Má đâu có nhớ !
- Con biết… Tại Ba Má bận rộn quá mà !
Lát sau, cậu con trai vừa thức dậy, cũng lên tiếng :
- Chúc mừng ba-mươi-tám năm ngày cưới của Ba Má !
- Hì hì hì…! Cám ơn con. Em con cũng vừa chúc mừng Ba Má đấy. Vui quá… Cám ơn hai đứa !
Đó… Anh thấy không, bọn nhỏ lớn hết rồi, cũng có chút hiểu biết rồi, nhớ cả ngày Thành Hôn của mình nữa. Thật vui ! Cái tình gia đình là ở đây; có cần đòi hỏi “hình thức cầu kỳ” gì đâu, phải không anh ! Cám ơn Trời Phật đã cho mình hai đứa con biết nghĩ đến mình qua những lời nói, qua những cử chỉ nhỏ nhặt như thế. Cái tình cảm ấy luôn bàng bạc quanh đây, quanh mái ấm gia đình mình. Em lại nhớ có lần anh nói : “Mong sao trên trái đất này, ngày nào cũng là ngày Valentine cả !”. Có phải cái tình cảm bàng bạc ấy cũng có ý nghiã “Valentine” không ? À, mà vài ngày nữa là đến Valentine’ s Day rồi. Nhanh quá… !
Nhớ năm nào anh viết bài “thơ” ngắn Hai Đóa Hoa Hồng nhân ngày Valentine của riêng mình. Em đọc lên cho hai con nghe; chẳng biết có hiểu gì không mà hai đứa thích lắm, nói “Ba viết dễ thương quá !” :
… … …
Hai đóa hoa hồng với đôi chỗ
nhám nhúa trầy trụa nhăn nheo,
nhưng vẫn ấm áp nồng nàn
và hy sinh cho nhau.
Hai đóa hồng có già đi
nhưng không héo,
không bao giờ héo,
phải không em !?
… … …
Anh
Sáng sớm nay, vợ chồng mình đang lục đục làm bếp thì nghe tiếng cô con gái :
- Happy Anniversary Ba Má ngày 3 tháng 2 !
Mình sững sốt, thì ra đó là ngày kỷ niệm đám cưới của mình mà mình không nhớ. Cô con gái mình hay thật, đã nhớ và nhắc. Còn gì vui bằng phải không anh !
- Cám ơn con… Vậy mà Ba Má đâu có nhớ !
- Con biết… Tại Ba Má bận rộn quá mà !
Lát sau, cậu con trai vừa thức dậy, cũng lên tiếng :
- Chúc mừng ba-mươi-tám năm ngày cưới của Ba Má !
- Hì hì hì…! Cám ơn con. Em con cũng vừa chúc mừng Ba Má đấy. Vui quá… Cám ơn hai đứa !
Đó… Anh thấy không, bọn nhỏ lớn hết rồi, cũng có chút hiểu biết rồi, nhớ cả ngày Thành Hôn của mình nữa. Thật vui ! Cái tình gia đình là ở đây; có cần đòi hỏi “hình thức cầu kỳ” gì đâu, phải không anh ! Cám ơn Trời Phật đã cho mình hai đứa con biết nghĩ đến mình qua những lời nói, qua những cử chỉ nhỏ nhặt như thế. Cái tình cảm ấy luôn bàng bạc quanh đây, quanh mái ấm gia đình mình. Em lại nhớ có lần anh nói : “Mong sao trên trái đất này, ngày nào cũng là ngày Valentine cả !”. Có phải cái tình cảm bàng bạc ấy cũng có ý nghiã “Valentine” không ? À, mà vài ngày nữa là đến Valentine’ s Day rồi. Nhanh quá… !
Nhớ năm nào anh viết bài “thơ” ngắn Hai Đóa Hoa Hồng nhân ngày Valentine của riêng mình. Em đọc lên cho hai con nghe; chẳng biết có hiểu gì không mà hai đứa thích lắm, nói “Ba viết dễ thương quá !” :
… … …
Hai đóa hoa hồng với đôi chỗ
nhám nhúa trầy trụa nhăn nheo,
nhưng vẫn ấm áp nồng nàn
và hy sinh cho nhau.
Hai đóa hồng có già đi
nhưng không héo,
không bao giờ héo,
phải không em !?
… … …
Cung chúc tân xuân
Hạc Ngàn . Nhị 10 _ Khóa 8
***Tôi kính lời cầu chúc Anh em cựu Giáo sinh Sư phạm Quy nhơn : Năm
mới mọi sự may mắn ,vui hưởng thanh nhàn cùng con cháu,Và hồi tưởng
những ký ức thật đep , êm đềm thời sinh viên cũng như trên bục giảng
Rượu đào Ta rót mừng Xuân
Nâng ly chúc tụng trước thềm Tân niên
Chúc em năm mới bình yên
Như mai vàng vẽ nét thiên thuở nào
Bình yên như những vì sao
Nét thanh tú điểm pha màu linh quang
Rượu đào nâng cốc mừng xuân
Uống say hỷ lạc cội nguồn chân như
Đất phù sinh,cõi vô dư
Lẽ hằng thanh khí : cũng từ một ta
Vui xuân dâng chúc lời hoa
Rượu say tuý luý một và vô biên...
Hương xuân...xuân khắp cõi miền
Tân xuân hỷ lạc như nhiên vạn hoà
( Xuân này gợi nhớ xuân xa...**
Qua cầu em đã tung tà áo bay !!!)
Hạc ngàn (N10K8)
{ ** Riêng tặng nhành hoa tuyết N3K9 con búp bê mùa xuân năm xưa:
Từ em bỏ áo cài hoa -Anh như cánh bướm chiều tà vẫn vơ ...
Mùa xuân em đã giã từ-Và thu tàn tạ anh chừ ngóng trông
HN.}
***Tôi kính lời cầu chúc Anh em cựu Giáo sinh Sư phạm Quy nhơn : Năm
mới mọi sự may mắn ,vui hưởng thanh nhàn cùng con cháu,Và hồi tưởng
những ký ức thật đep , êm đềm thời sinh viên cũng như trên bục giảng
Rượu đào Ta rót mừng Xuân
Nâng ly chúc tụng trước thềm Tân niên
Chúc em năm mới bình yên
Như mai vàng vẽ nét thiên thuở nào
Bình yên như những vì sao
Nét thanh tú điểm pha màu linh quang
Rượu đào nâng cốc mừng xuân
Uống say hỷ lạc cội nguồn chân như
Đất phù sinh,cõi vô dư
Lẽ hằng thanh khí : cũng từ một ta
Vui xuân dâng chúc lời hoa
Rượu say tuý luý một và vô biên...
Hương xuân...xuân khắp cõi miền
Tân xuân hỷ lạc như nhiên vạn hoà
( Xuân này gợi nhớ xuân xa...**
Qua cầu em đã tung tà áo bay !!!)
Hạc ngàn (N10K8)
{ ** Riêng tặng nhành hoa tuyết N3K9 con búp bê mùa xuân năm xưa:
Từ em bỏ áo cài hoa -Anh như cánh bướm chiều tà vẫn vơ ...
Mùa xuân em đã giã từ-Và thu tàn tạ anh chừ ngóng trông
HN.}
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
RỒI CŨNG QUA ĐI
Nguyễn Ái Tuyết _ Khóa 7
San Diego bắt đầu hè với mùa phượng tím, màu tím buồn như nỗi lòng tôi đang có khi bác sĩ báo cho tôi biết cuộc sống tôi không còn bao lâu nữa…khi bệnh cancer của tôi trở lại sau thời gian ngủ yên. Đón nhận tin trên với nỗi lòng trống rỗng lẫn dững dưng…Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của tạo hóa, mình có đến thì có đi, chỉ tiếc một điều là mình ra đi khi chưa làm một điều gì gọi là trọn vẹn…
Nếu bảo rằng định mệnh của con người khi sinh ra được sắp sẵn dưới hình thức một ngôi sao tốt xấu thì định mệnh của cuộc đời tôi còn được ở dưới cả ngôi sao xấu nữa. Nhưng không sao, tôi đã chấp nhận nó từ lúc lên bốn tuổi sau một trận sốt tê liệt (polio) thì quãng thời gian còn nhỏ đó tôi cũng đã từng bò, từng lết để được sinh tồn. Cứ ngỡ như vậy đã đủ, nhưng không, tai vạ đầu đời chưa qua thì tai vạ cuối đời lại đến.
Chỉ với một cái ngã nhẹ nhàng cũng làm chân tôi bị gãy, cả năm trời trôi qua tôi cũng chưa đi được bước nào. Cứ tưởng như vậy cũng tạm xong, nhưng rồi đúng một năm sau tôi lại đón nhận một tin còn ngỡ ngàng hơn nữa. Sau nhiều ngày nôn ói dữ dội tôi được đưa vào bệnh viện cấp cứu và ở đây tôi được bác sĩ cho biết là tôi bị cancer thời kỳ thứ ba.
Tôi đón nhận từng lời nói từ bác sĩ với trạng thái ngỡ ngàng và chừng một tiềng đồng hồ sau đó tôi bắt đầu rơi lệ. Cuộc đời tôi đến như vậy và ra đi như vậy sao? Tôi đã khóc thật nhiều sau đó và trong tôi bao nhiêu ký ức hiện về từ thời thơ ấu cho đến tuổi thất tuần. Tù thuở bé tôi chỉ được chơi những trò chơi đơn giản nhất của một người không có thể lực bình thường…Những trò chơi như u- mọi, nhảy dây, lò cò…tôi chỉ đứng ngoài nhịn bạn chơi một cách thèm thuồng. Cho đến giờ phút này nghĩ lại tôi cũng còn cảm thấy chạnh lòng lẫn chút xót xa. Nếu bảo rằng cuộc sống là thiên đường thì tôi chưa nhìn thấy thiên đường trong cuộc sống. Nếu bảo rằng cuộc sống là địa ngục thì có thể nói tôi đang chìm trong địa ngục đó…
San Diego bắt đầu hè với mùa phượng tím, màu tím buồn như nỗi lòng tôi đang có khi bác sĩ báo cho tôi biết cuộc sống tôi không còn bao lâu nữa…khi bệnh cancer của tôi trở lại sau thời gian ngủ yên. Đón nhận tin trên với nỗi lòng trống rỗng lẫn dững dưng…Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của tạo hóa, mình có đến thì có đi, chỉ tiếc một điều là mình ra đi khi chưa làm một điều gì gọi là trọn vẹn…
Chỉ với một cái ngã nhẹ nhàng cũng làm chân tôi bị gãy, cả năm trời trôi qua tôi cũng chưa đi được bước nào. Cứ tưởng như vậy cũng tạm xong, nhưng rồi đúng một năm sau tôi lại đón nhận một tin còn ngỡ ngàng hơn nữa. Sau nhiều ngày nôn ói dữ dội tôi được đưa vào bệnh viện cấp cứu và ở đây tôi được bác sĩ cho biết là tôi bị cancer thời kỳ thứ ba.
Tôi đón nhận từng lời nói từ bác sĩ với trạng thái ngỡ ngàng và chừng một tiềng đồng hồ sau đó tôi bắt đầu rơi lệ. Cuộc đời tôi đến như vậy và ra đi như vậy sao? Tôi đã khóc thật nhiều sau đó và trong tôi bao nhiêu ký ức hiện về từ thời thơ ấu cho đến tuổi thất tuần. Tù thuở bé tôi chỉ được chơi những trò chơi đơn giản nhất của một người không có thể lực bình thường…Những trò chơi như u- mọi, nhảy dây, lò cò…tôi chỉ đứng ngoài nhịn bạn chơi một cách thèm thuồng. Cho đến giờ phút này nghĩ lại tôi cũng còn cảm thấy chạnh lòng lẫn chút xót xa. Nếu bảo rằng cuộc sống là thiên đường thì tôi chưa nhìn thấy thiên đường trong cuộc sống. Nếu bảo rằng cuộc sống là địa ngục thì có thể nói tôi đang chìm trong địa ngục đó…
Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015
Tin Buồn
Quý Thầy Cô cựu Giáo sư Trường Sư Phạm Quy Nhơn
Ban liên lạc cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn
Ban biên tập Trang spqn.blogspot.com
Quý Anh Chị em Cựu giáo sinh đồng môn
Được tin :
Sau một thời gian lâm trọng bệnh, chị Nguyễn Thị Ái Tuyết cựu giáo sinh K7 SPQN, là hiền thê của bạn Võ Thành Nguyên, cựu giáo sinh lớp 5 K11 SPQN đã từ trần lúc 5h ngày 7 tháng 2 năm 2015 tại California- USA. Linh cửu sẽ được hỏa táng vào ngày 15-2-2015 .
Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Gia quyến , cầu mong hương linh Chị Ái Tuyết _ Cựu Giáo sinh Khóa 7 Sư Phạm Quy Nhơn sớm về cõi niết bàn .
( Xin cảm ơn Cô Thanh Cảm _ K 11 đã chia sẻ thông tin này )
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
Tin Buồn
Quý Thầy Cô cựu Giáo sư Trường Sư Phạm Quy Nhơn Ban liên lạc cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn
Ban biên tập Trang spqn.blogspot.com
Tập thể lớp nhi 8_ Khóa 11 ( 1972-1974 )
Được tin :
Bạn : TRẦN HOÀ . Lop nhi 8/11.Đã từ trần ngày 5/2/15 ( nhằm ngày 17/12 âm lich) tại Tuy Hoà .
Thành kính chia buồn cùng Gia quyến Bạn Trần Hòa cùng những nén hương cầu mong cho anh linh Bạn Trần Hòa sớm về cõi niết bàn .
( Xin chân thành cảm ơn Bạn Xuân Đài _ Nha Trang - Khánh Hòa đả chia sẻ thông tin này ) .
Ban biên tập Trang spqn.blogspot.com
Tập thể lớp nhi 8_ Khóa 11 ( 1972-1974 )
Được tin :
Bạn : TRẦN HOÀ . Lop nhi 8/11.Đã từ trần ngày 5/2/15 ( nhằm ngày 17/12 âm lich) tại Tuy Hoà .
Thành kính chia buồn cùng Gia quyến Bạn Trần Hòa cùng những nén hương cầu mong cho anh linh Bạn Trần Hòa sớm về cõi niết bàn .
( Xin chân thành cảm ơn Bạn Xuân Đài _ Nha Trang - Khánh Hòa đả chia sẻ thông tin này ) .
Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015
VẾT CẮT
Đan Thanh
Chiều 30 lất phất bay mưa bụi .
Người bán hoa nôn nào níu ngày tàn
Nhánh mai gầy. Rưng rưng cánh hoa vàng
Bán giá rẻ,
Em ơi, mua giúp chị
Tôi cầm lên, tôi săm soi tỉ mỉ
Chê nụ buồn, chê cánh nhỏ ưu tư.
Rồi cò kè, rồi giả bộ chần chừ
30 đấy,
em lấy đi, đẹp lắm
20 thôi, mắt rượi buồn...chị bán
Rồi quay xe. Tất tả đạp qua cầu
Nón bạc màu,
Chiếc áo cũ sờn bâu
...tôi đứng lặng giữa chiều 30 tết
10 nghìn ấy cả đời lá vết cắt
Đau nhói hoài chẳng lành được trong tôi.
Chiều 30 lất phất bay mưa bụi .
Người bán hoa nôn nào níu ngày tàn
Nhánh mai gầy. Rưng rưng cánh hoa vàng
Bán giá rẻ,
Em ơi, mua giúp chị
Tôi cầm lên, tôi săm soi tỉ mỉ
Chê nụ buồn, chê cánh nhỏ ưu tư.
Rồi cò kè, rồi giả bộ chần chừ
30 đấy,
em lấy đi, đẹp lắm
20 thôi, mắt rượi buồn...chị bán
Rồi quay xe. Tất tả đạp qua cầu
Nón bạc màu,
Chiếc áo cũ sờn bâu
...tôi đứng lặng giữa chiều 30 tết
10 nghìn ấy cả đời lá vết cắt
Đau nhói hoài chẳng lành được trong tôi.
Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
Đan Thanh
Sáng chủ nhật, Bảo đến công ty để xem lại hồ sơ tuyển dụng sau khi phòng nhân sự đã thẫm định. Cái tên Nguyễn Lê Đoàn khiến Bảo giật mình. Bảo đọc tiếp và hiểu ra rằng, trên cõi đời này, cái tên gồm ba họ rất hiếm. Bỗng dưng cái thời học sinh như những thước phim câm lướt qua đầu anh.
Bảo nhớ cây phượng đứng ở góc sân, những ngày đầu vào lớp một, cây gầy yếu cô đơn , tội nghiệp chẳng khác gì Bảo. Cây bồ đề từng trải ,có cái nhìn độ lượng, cây si chửng chạc buông dài những chiếc rễ từ trên cành cao xuống tận mặt đất, mấy cây phượng già ung dung nhìn đám học trò hớn hở trở lại trường như bao mùa thu trước, một vài bông hoa còn nấn ná chưa muốn lìa cành rực lên trong nắng. Còn cây phương trẻ thơ này chưa bắt nhịp được cuộc sống ồn ả của sân trường. Bảo chưa qua một trường lớp nào, còn mấy đứa kia mới vào lớp đã cặp kè bè bạn hả hê vì chúng đã từng học mẫu giáo nhiều năm với nhau.
Mới lên ba, Bảo được gửi về quê ở với bà ngoại, nó lớn lên giữa lúa ngô ,khoai sắn cùng với dòng sông nước lớn ,nước ròng . Nhà tầng mái đúc của ngôi trường này hãy còn xa lạ lắm. Đến tuổi đi học, ba mẹ nó đưa lên thành phố bỏ bà ngoại quạnh hiu trong căn nhà nhỏ thui thủi bên sông.
Mới bốn, năm tuổi, Bảo đã biết giúp bà quét sân, nhặt lá, hay nấu cơm bằng cái thứ củi chành rành, nhiều khi bị gai đâm chảy máu. Thỉnh thoảng Bảo đem cơm trưa ra đồng cho bà, nó tha hồ bắt châu chấu ,dế chuỗi, thich thú chạy nhảy trên những thửa ruộng mới gặt hay lặng ngắm từng đàn có chao nghiêng giữa bầu trời mùa thu trong trẻo.
Bảo mạnh mẽ, tháo vát, tuy ốm nhách nhưng chiều cao chỉ kém vài đứa trong lớp. Nó ngồi bàn cuối cạnh con Kiều Loan trắng như cục bột mà hoc rất giỏi. Mới đầu năm nó đã đọc được báo, chép được những thông báo cô giáo ghi trên bảng như phần lớn các bạn trong lớp. Còn Bảo và mấy đứa ở Xóm Mía trên đường Bạch Đằng thì một chữ bẻ đôi cũng chưa biết.
May thay, chương trình lớp một là chương trình dành cho những đứa chưa biết gì như Bảo. Mấy đứa giỏi chẳng cần học hành gì cả còn Bảo thì tất bật cặm cụi suốt ngày. Cuối năm, Bảo không những đuổi kịp, mà Bảo còn vượt một số đứa trong lớp. Khi lên lớp bốn thì Bảo học hành ra trò, được cô giáo cho nhận chức lớp phó học tập. Ở “cương vị” này, công việc của Bảo là thu, phát vở, lau bảng ,chuẩn bị phấn . Thỉnh thoảng được cô cho đi rót nước bao giờ nó cũng tranh thủ uống một cốc đầy ở phòng họp trước khi mang nước về lớp.
Hôm nay là buổi học cuối cùng, Bảo chỉ đến để chụp hinh lưu niệm, để tạm biệt bạn bè, để từ biệt cây phượng đã từ lâu gắn bó với biết bao kỉ niệm buồn vui của nó. Cây phượng đã vượt quá tầng hai, mới hôm nào chỉ có vài bông lẻ mà nay đã hừng hực thắp đỏ cả một góc sân Liên hoan chia tay năm cuối bậc tiểu học bao giờ cũng “to” hơn những năm trước. Nào tiệc bánh kẹo ,nào chụp ảnh, nào quà tặng cho trường, quả tặng cô giáo…Học trò phải đóng một khoảng tiền mà so với Bảo thì quá lớn. Bảo định xin mẹ một chút tiền đủ để lấy một tấm ảnh, nhưng thấy mẹ vất vả quá, nó chẳng dám xin.
Khi sắp xếp hàng ngũ để chụp ảnh, Bảo thấy Đoàn liếc xéo nó một cái,nó vội lùi ra sau, dẫm cả lên chân Nhã Văn, Văn nhìn nó mĩm cười. Mọi chuyện đều có thể bỏ qua vì sắp chia tay nhau mà.
Bánh kẹo, nước ngọt bày la liệt trên hai dãy bàn kê ghép lại, Bảo nhìn qua một lượt rồi lẳng lặng bỏ đi
-Em đi đâu vậy ? Vào lớp nhanh lên.
Nó tần ngần đứng lại. Bỗng nó nghe từ đám bạn tụ tập trước cửa lớp:
_Thưa cô, bạn Bảo không nộp tiền, cái giọng thằng Đoàn rất to
Mặt Bảo đó lừ, nó xấu hổ quá muốn bỏ chạy nhưng không nhấc chân lên được. Một nỗi tủi nhục cay đắng như cơn bão tràn qua
Sợ cô chưa kịp nghe, Đoàn nhắc lại, to hơn lần trước :
_ Thưa cô, bạn Bảo không nộp tiền
Cô cầm tay Bảo, dắt vào lớp :
_ Mẹ Bảo đã nộp cho cô rồi, cô quên chưa nói với em chi đội trưởng
Bảo xúc động bồi hồi, nó biết ơn cô giáo quá chừng, cô đã “cứu “nó. Bảo
biết mẹ nó chưa nộp tiền, nhà nó cơ cực lắm. Bảo nhớ có lần hưởng ứng phong trào “Giúp bạn nghèo” lớp nào cũng thi đua có 100% học sinh đóng góp tiền nhưng cô giáo đã nói trước lớp:
_ Trong những em được giúp, có thể có em khá hơn nhiều bạn trong lớp mình, buộc những em nghèo cần được giúp đỡ phải góp tiền thì vô lý quá. Cô khuyến khích các em giúp bạn, nhưng những em nghèo thì không phải góp,
Cái thằng Đoàn này, vẫn nhờ cậy Bảo suốt mấy năm học . Sau mỗi lần thi, Đoàn thường cho nó cái bánh, cái kẹo hoặc cây kem ăn đã ăn mất một phần. Giữa năm lớp bốn nhờ Bảo mà Đoàn làm bài tốt, giờ chơi,nó ném cho Bảo một
cái túi nylon. Cái túi được cuộn lại quấn chặt dây thun đập vào mặt khiến Bảo tóe đom đóm. Qua con mắt cay xè, Bảo thấy mớ vỏ ớt, hạt ớt,…những thứ còn sót lại của gói bò khô cứ chạy lòng vòng , lòng vòng…
Từ đó Bảo không ăn bất cứ thứ gì của Đoàn nữa. Sợ Bảo không giúp, Đoàn cho Bảo những thứ “nguyên tem,nguyên kiện” mua ở căng tin, Bảo cũng thèm nhưng cương quyết không ăn.
Đầu mỗi năm học Bảo thường vào lớp muộn một chút để tránh chỗ ngồi của Đoàn nhưng không năm nào “thoát”. Bảo phải ngồi cạnh Đoàn để kèm cặp Đoàn theo sự phân công của cô giáo. Vả lại ai ngồi cạnh Đoàn cũng cứ thưa kiện với cô mãi khiến cô bực mình. Nó chọc phá không để bạn ngồi cạnh được yên. Mới tí tuổi đầu mà đã biết mình là con “ông lớn” Nhiều lần mẹ nó bị mẹ bạn ngồi cạnh “chửi khéo”. Thế là để yên chuyện họ đến xin với cô cho Đoàn ngồi cạnh Bảo. Bảo vẫn giúp Đoàn cho đến cuối năm lớp năm.
Sáng chủ nhật, Bảo đến công ty để xem lại hồ sơ tuyển dụng sau khi phòng nhân sự đã thẫm định. Cái tên Nguyễn Lê Đoàn khiến Bảo giật mình. Bảo đọc tiếp và hiểu ra rằng, trên cõi đời này, cái tên gồm ba họ rất hiếm. Bỗng dưng cái thời học sinh như những thước phim câm lướt qua đầu anh.
Bảo nhớ cây phượng đứng ở góc sân, những ngày đầu vào lớp một, cây gầy yếu cô đơn , tội nghiệp chẳng khác gì Bảo. Cây bồ đề từng trải ,có cái nhìn độ lượng, cây si chửng chạc buông dài những chiếc rễ từ trên cành cao xuống tận mặt đất, mấy cây phượng già ung dung nhìn đám học trò hớn hở trở lại trường như bao mùa thu trước, một vài bông hoa còn nấn ná chưa muốn lìa cành rực lên trong nắng. Còn cây phương trẻ thơ này chưa bắt nhịp được cuộc sống ồn ả của sân trường. Bảo chưa qua một trường lớp nào, còn mấy đứa kia mới vào lớp đã cặp kè bè bạn hả hê vì chúng đã từng học mẫu giáo nhiều năm với nhau.
Mới lên ba, Bảo được gửi về quê ở với bà ngoại, nó lớn lên giữa lúa ngô ,khoai sắn cùng với dòng sông nước lớn ,nước ròng . Nhà tầng mái đúc của ngôi trường này hãy còn xa lạ lắm. Đến tuổi đi học, ba mẹ nó đưa lên thành phố bỏ bà ngoại quạnh hiu trong căn nhà nhỏ thui thủi bên sông.
Mới bốn, năm tuổi, Bảo đã biết giúp bà quét sân, nhặt lá, hay nấu cơm bằng cái thứ củi chành rành, nhiều khi bị gai đâm chảy máu. Thỉnh thoảng Bảo đem cơm trưa ra đồng cho bà, nó tha hồ bắt châu chấu ,dế chuỗi, thich thú chạy nhảy trên những thửa ruộng mới gặt hay lặng ngắm từng đàn có chao nghiêng giữa bầu trời mùa thu trong trẻo.
Bảo mạnh mẽ, tháo vát, tuy ốm nhách nhưng chiều cao chỉ kém vài đứa trong lớp. Nó ngồi bàn cuối cạnh con Kiều Loan trắng như cục bột mà hoc rất giỏi. Mới đầu năm nó đã đọc được báo, chép được những thông báo cô giáo ghi trên bảng như phần lớn các bạn trong lớp. Còn Bảo và mấy đứa ở Xóm Mía trên đường Bạch Đằng thì một chữ bẻ đôi cũng chưa biết.
May thay, chương trình lớp một là chương trình dành cho những đứa chưa biết gì như Bảo. Mấy đứa giỏi chẳng cần học hành gì cả còn Bảo thì tất bật cặm cụi suốt ngày. Cuối năm, Bảo không những đuổi kịp, mà Bảo còn vượt một số đứa trong lớp. Khi lên lớp bốn thì Bảo học hành ra trò, được cô giáo cho nhận chức lớp phó học tập. Ở “cương vị” này, công việc của Bảo là thu, phát vở, lau bảng ,chuẩn bị phấn . Thỉnh thoảng được cô cho đi rót nước bao giờ nó cũng tranh thủ uống một cốc đầy ở phòng họp trước khi mang nước về lớp.
Hôm nay là buổi học cuối cùng, Bảo chỉ đến để chụp hinh lưu niệm, để tạm biệt bạn bè, để từ biệt cây phượng đã từ lâu gắn bó với biết bao kỉ niệm buồn vui của nó. Cây phượng đã vượt quá tầng hai, mới hôm nào chỉ có vài bông lẻ mà nay đã hừng hực thắp đỏ cả một góc sân Liên hoan chia tay năm cuối bậc tiểu học bao giờ cũng “to” hơn những năm trước. Nào tiệc bánh kẹo ,nào chụp ảnh, nào quà tặng cho trường, quả tặng cô giáo…Học trò phải đóng một khoảng tiền mà so với Bảo thì quá lớn. Bảo định xin mẹ một chút tiền đủ để lấy một tấm ảnh, nhưng thấy mẹ vất vả quá, nó chẳng dám xin.
Khi sắp xếp hàng ngũ để chụp ảnh, Bảo thấy Đoàn liếc xéo nó một cái,nó vội lùi ra sau, dẫm cả lên chân Nhã Văn, Văn nhìn nó mĩm cười. Mọi chuyện đều có thể bỏ qua vì sắp chia tay nhau mà.
Bánh kẹo, nước ngọt bày la liệt trên hai dãy bàn kê ghép lại, Bảo nhìn qua một lượt rồi lẳng lặng bỏ đi
-Em đi đâu vậy ? Vào lớp nhanh lên.
Nó tần ngần đứng lại. Bỗng nó nghe từ đám bạn tụ tập trước cửa lớp:
_Thưa cô, bạn Bảo không nộp tiền, cái giọng thằng Đoàn rất to
Mặt Bảo đó lừ, nó xấu hổ quá muốn bỏ chạy nhưng không nhấc chân lên được. Một nỗi tủi nhục cay đắng như cơn bão tràn qua
Sợ cô chưa kịp nghe, Đoàn nhắc lại, to hơn lần trước :
_ Thưa cô, bạn Bảo không nộp tiền
Cô cầm tay Bảo, dắt vào lớp :
_ Mẹ Bảo đã nộp cho cô rồi, cô quên chưa nói với em chi đội trưởng
Bảo xúc động bồi hồi, nó biết ơn cô giáo quá chừng, cô đã “cứu “nó. Bảo
biết mẹ nó chưa nộp tiền, nhà nó cơ cực lắm. Bảo nhớ có lần hưởng ứng phong trào “Giúp bạn nghèo” lớp nào cũng thi đua có 100% học sinh đóng góp tiền nhưng cô giáo đã nói trước lớp:
_ Trong những em được giúp, có thể có em khá hơn nhiều bạn trong lớp mình, buộc những em nghèo cần được giúp đỡ phải góp tiền thì vô lý quá. Cô khuyến khích các em giúp bạn, nhưng những em nghèo thì không phải góp,
Cái thằng Đoàn này, vẫn nhờ cậy Bảo suốt mấy năm học . Sau mỗi lần thi, Đoàn thường cho nó cái bánh, cái kẹo hoặc cây kem ăn đã ăn mất một phần. Giữa năm lớp bốn nhờ Bảo mà Đoàn làm bài tốt, giờ chơi,nó ném cho Bảo một
cái túi nylon. Cái túi được cuộn lại quấn chặt dây thun đập vào mặt khiến Bảo tóe đom đóm. Qua con mắt cay xè, Bảo thấy mớ vỏ ớt, hạt ớt,…những thứ còn sót lại của gói bò khô cứ chạy lòng vòng , lòng vòng…
Từ đó Bảo không ăn bất cứ thứ gì của Đoàn nữa. Sợ Bảo không giúp, Đoàn cho Bảo những thứ “nguyên tem,nguyên kiện” mua ở căng tin, Bảo cũng thèm nhưng cương quyết không ăn.
Đầu mỗi năm học Bảo thường vào lớp muộn một chút để tránh chỗ ngồi của Đoàn nhưng không năm nào “thoát”. Bảo phải ngồi cạnh Đoàn để kèm cặp Đoàn theo sự phân công của cô giáo. Vả lại ai ngồi cạnh Đoàn cũng cứ thưa kiện với cô mãi khiến cô bực mình. Nó chọc phá không để bạn ngồi cạnh được yên. Mới tí tuổi đầu mà đã biết mình là con “ông lớn” Nhiều lần mẹ nó bị mẹ bạn ngồi cạnh “chửi khéo”. Thế là để yên chuyện họ đến xin với cô cho Đoàn ngồi cạnh Bảo. Bảo vẫn giúp Đoàn cho đến cuối năm lớp năm.
Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015
QUI NHƠN NGÀY THÁNG CŨ.
Irene
Suốt đời tôi gắn liền với mảnh đất Qui Nhơn hiền hòa. Tôi không sinh ra ở đây nhưng sống và lớn lên ở đó… Quanh năm nghe tiếng gió biển rì rào, tiếng sóng vỗ ì ầm, vị mằn mặn của muối lẫn mùi tôm cá…sống cùng những con người chân chất, giản dị…Tất cả đã thấm đẫm vào máu, vào da thịt, vào tâm hồn tôi… Qui Nhơn đối với tôi gần gũi thân thương. Bây giờ cho dù đi đâu, ở đâu tôi vẫn nhớ!
Đây chỉ là những dòng hồi ức của tôi về miền đất, về những con người mà theo tôi là rất đỗi mộc mạc, dung dị. Trong cái riêng cũng có cái chung…với suy tư, với những cảm xúc rất đời thường… tất cả đều xuất phát từ trong sâu thẳm trái tim tôi khi nghĩ về Qui Nhơn.
Trong khi viết, ngoài sự vận dụng trí nhớ, tôi còn hỏi thêm ý kiến của người thân, bạn bè, cùng các tài liệu của những người đã từng sống ở miền đất này… Do vậy, có thể đôi chỗ bị lập đi, lập lại hay nhầm lẫn…Nếu có, xin lượng thứ! Xin cám ơn!
*
Khi không còn trẻ, ta thường hoài niệm về quá khứ, về thời thơ ấu, về tuồi trẻ … Nhớ lại những kỉ niệm với người thân, với bạn bè, nhớ những khung cảnh xưa như ngôi nhà, ngôi trường, con đường, góc phố, hàng cây, bãi biển, con sông hay một nơi chốn nào đó…nhớ để vui, để buồn, để nuối tiếc hoặc ngậm ngùi. Có đôi khi lại muốn thời gian quay trở lại, dù chỉ trong một giây, một phút thôi để được sống, được yêu thương và để được nhìn những khuôn mặt của những người thân quen trong khung trời ngày tháng cũ.
* KÝ ỨC TUỔI THƠ.
Cho tôi được đi lại từ đầu, trở lại với những ngày còn thơ ấu.
Năm 1954, gia đình tôi đi vào Nam. Tôi lúc đó mới sinh ra được 7 ngày. Mẹ bồng tôi cùng cả nhà lên máy bay đi từ sân bay Đồng Hới (Quảng Bình ) vào tới sân bay Phú Bài (Huế ).
Gia đình tôi có bà con ở Huế nên ở lại Tây Lộc-Huế. Một thời gian sau, ba tôi lại tiếp tục đi dần vào đằng trong và dừng lại Lăng Cô. Lăng Cô là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân, cách Huế gần sáu bảy chục kilômét. Ba tôi vẫn làm việc ở Huế. Gia đình tôi có năm anh chị em với hai người cháu của ba tôi. Tôi là con út trong gia đình.
Trong bữa cơm hay những lúc gia đình quây quần bên nhau, mọi người trong nhà thường nhắc đi, nhắc lại những câu chuyện vui, buồn đã xảy ra, đang xảy ra…những nơi chốn đã đến. Nhờ vậy những câu chuyện cũ cứ lặp đi lặp lại rồi hằn sâu vào trong ký ức của tôi một cách rõ ràng và tường tận.
Vì quá bé nên những gì tôi viết ở giai đoạn này, chỉ là nghe rồi tưởng tượng theo giọng cũng như cảm xúc của người kể. Có chuyện vừa nghe kể vừa thấy xuất hiện lờ mờ trước mắt một vài hình ảnh.
Những người trong nhà tôi thường nói rằng: Bãi biển Lăng Cô đẹp lắm! Bãi cát trắng dài trên 10km. Nước biển ở đây xanh trong cực kỳ. Phía sau nhà là rừng với nhiều cây cối rậm rạp. Nằm giữa biển và rừng là một cái đầm lớn. Trong làng có một ngôi Nhà Thờ hàng ngày tiếng chuông ngân vang êm đềm. Dân cư ít, đa số là có đạo. Phần đông họ sinh sống bằng nghề chính đó là đánh bắt cá, ngoài ra còn trồng trọt và chăn nuôi.
Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau đỉnh núi Hải Vân, Lăng Cô lại càng êm ả và thanh bình. Cảnh chiều về ở đây nên thơ, huyền ảo như một bức tranh sơn thủy. Vào cuối tuần, ba tôi lại từ Huế trở về. Cứ nghe tiếng lọc cọc của chiếc xe ngựa vang lên trên đường cái là cả nhà lại chạy ra đầu cầu đón ba. Mọi người xúm xít bên ba tôi nói chuyện rôm rả, cười đùa… bên những món quà Huế…
Suốt đời tôi gắn liền với mảnh đất Qui Nhơn hiền hòa. Tôi không sinh ra ở đây nhưng sống và lớn lên ở đó… Quanh năm nghe tiếng gió biển rì rào, tiếng sóng vỗ ì ầm, vị mằn mặn của muối lẫn mùi tôm cá…sống cùng những con người chân chất, giản dị…Tất cả đã thấm đẫm vào máu, vào da thịt, vào tâm hồn tôi… Qui Nhơn đối với tôi gần gũi thân thương. Bây giờ cho dù đi đâu, ở đâu tôi vẫn nhớ!
Đây chỉ là những dòng hồi ức của tôi về miền đất, về những con người mà theo tôi là rất đỗi mộc mạc, dung dị. Trong cái riêng cũng có cái chung…với suy tư, với những cảm xúc rất đời thường… tất cả đều xuất phát từ trong sâu thẳm trái tim tôi khi nghĩ về Qui Nhơn.
Trong khi viết, ngoài sự vận dụng trí nhớ, tôi còn hỏi thêm ý kiến của người thân, bạn bè, cùng các tài liệu của những người đã từng sống ở miền đất này… Do vậy, có thể đôi chỗ bị lập đi, lập lại hay nhầm lẫn…Nếu có, xin lượng thứ! Xin cám ơn!
*
Khi không còn trẻ, ta thường hoài niệm về quá khứ, về thời thơ ấu, về tuồi trẻ … Nhớ lại những kỉ niệm với người thân, với bạn bè, nhớ những khung cảnh xưa như ngôi nhà, ngôi trường, con đường, góc phố, hàng cây, bãi biển, con sông hay một nơi chốn nào đó…nhớ để vui, để buồn, để nuối tiếc hoặc ngậm ngùi. Có đôi khi lại muốn thời gian quay trở lại, dù chỉ trong một giây, một phút thôi để được sống, được yêu thương và để được nhìn những khuôn mặt của những người thân quen trong khung trời ngày tháng cũ.
* KÝ ỨC TUỔI THƠ.
Cho tôi được đi lại từ đầu, trở lại với những ngày còn thơ ấu.
Năm 1954, gia đình tôi đi vào Nam. Tôi lúc đó mới sinh ra được 7 ngày. Mẹ bồng tôi cùng cả nhà lên máy bay đi từ sân bay Đồng Hới (Quảng Bình ) vào tới sân bay Phú Bài (Huế ).
Gia đình tôi có bà con ở Huế nên ở lại Tây Lộc-Huế. Một thời gian sau, ba tôi lại tiếp tục đi dần vào đằng trong và dừng lại Lăng Cô. Lăng Cô là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân, cách Huế gần sáu bảy chục kilômét. Ba tôi vẫn làm việc ở Huế. Gia đình tôi có năm anh chị em với hai người cháu của ba tôi. Tôi là con út trong gia đình.
Trong bữa cơm hay những lúc gia đình quây quần bên nhau, mọi người trong nhà thường nhắc đi, nhắc lại những câu chuyện vui, buồn đã xảy ra, đang xảy ra…những nơi chốn đã đến. Nhờ vậy những câu chuyện cũ cứ lặp đi lặp lại rồi hằn sâu vào trong ký ức của tôi một cách rõ ràng và tường tận.
Vì quá bé nên những gì tôi viết ở giai đoạn này, chỉ là nghe rồi tưởng tượng theo giọng cũng như cảm xúc của người kể. Có chuyện vừa nghe kể vừa thấy xuất hiện lờ mờ trước mắt một vài hình ảnh.
Những người trong nhà tôi thường nói rằng: Bãi biển Lăng Cô đẹp lắm! Bãi cát trắng dài trên 10km. Nước biển ở đây xanh trong cực kỳ. Phía sau nhà là rừng với nhiều cây cối rậm rạp. Nằm giữa biển và rừng là một cái đầm lớn. Trong làng có một ngôi Nhà Thờ hàng ngày tiếng chuông ngân vang êm đềm. Dân cư ít, đa số là có đạo. Phần đông họ sinh sống bằng nghề chính đó là đánh bắt cá, ngoài ra còn trồng trọt và chăn nuôi.
Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau đỉnh núi Hải Vân, Lăng Cô lại càng êm ả và thanh bình. Cảnh chiều về ở đây nên thơ, huyền ảo như một bức tranh sơn thủy. Vào cuối tuần, ba tôi lại từ Huế trở về. Cứ nghe tiếng lọc cọc của chiếc xe ngựa vang lên trên đường cái là cả nhà lại chạy ra đầu cầu đón ba. Mọi người xúm xít bên ba tôi nói chuyện rôm rả, cười đùa… bên những món quà Huế…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)