Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Bánh Bèo Quy Nhơn - Thơ - Đông Oanh
Tròn tròn nho nhỏ
Trắng trắng xinh xinh
Tôm chấy hồng hồng
Mỡ hành xanh thắm
Bánh vớt vừa nóng
Chan chút mắm thơm
Tỏi ớt cay nồng
Phi đao lia lịa…
Xì xà… xì xụp
Hít hà… hít hà
Xuýt xoa… xuýt xoa
Quá đã…quá đã!!!
( Phi đao: dụng cụ bằng tre giống nhiếc phi đao dùng để ăn bánh bèo Quy Nhơn )
Đông Oanh
ÔNG GIÀ MÙ VÀ TIẾNG SÁO
Thanh Cảm
Cơn mưa chợt ngang qua rồi cũng chợt tạnh ráo
trả lại cái nóng ban trưa quen thuộc cho những con đường Sài Gòn tấp nập đông
đúc người xe. Đèn đỏ, tôi dừng xe ở một ngã tư gần nhà. Cái nóng hầm hập của
đất trời sau cơn mưa vội xen lẫn mùi xăng dầu ngai ngái cùng với những âm thanh
ồn ả khác trên đường cho tôi cái cảm giác bức bối và ngột ngạt. Chung quanh là
hàng trăm chiếc xe đang dừng chờ và những con người với dáng vẻ gấp gáp hối hả
giữa nắng trưa nóng rát ở cái ngã tư cửa ngõ của thành phố này.Tiếng nổ máy của
đủ các loại xe lớn nhỏ, tiếng còi inh ỏi hối thúc, tiếng người than vãn thở dài
chờ đợi…Hình như lại kẹt xe nữa rồi thì phải?
Nhãn:
Thanh Cảm
Tìm em - Thơ - Trần Quốc Dõng.
Tìm
em
(Cô gái có mái tóc dermi)
Anh đứng đây,
trước ngôi trường sư phạm
Nơi chúng ta cùng
sánh bước bên nhau
Nơi chúng ta hẹn
ước mối tình đầu
Nhưng rồi vẫn mỗi
người về một ngã.
Đây cổng trường,
bên hàng dương liễu rũ
Ta đứng nhìn hoa
sứ nở trắng xinh
Nơi đôi ta ươm
mộng một mối tình
Nhưng mãn khóa
cũng là đêm giã biệt.
Ba tám năm rồi, về
đây em có biết
Một mình anh ngơ
ngẩn giữa Quy Nhơn
Để tìm em, tìm ánh
mắt dỗi hờn
Và tìm lại những ngày
xưa sâu lắng.
Ta đã lật, lật từng VIÊN cát trắng
Để tìm em mà chẳng
thấy em đâu
Ta hỏi sóng, sóng vội
vã lắc đầu
Và hỏi gió, gió ầm
ừ không nói.
Ta hỏi cát, cát âm
thầm lặng lẽ
Lại hỏi mây, mây
cứ lững lờ trôi
Rồi ngẫn ngơ ta
đứng giữ chợ đời
Để ước muốn một
lần em trở lại.
Dù em đến hay là
em không đến
Ta vẫn chờ, chờ
mãi mãi em ơi
Ba tám năm, thời
gian, tít mù khơi
Nhưng vẫn đọng
trong ta bao nhung nhớ.
Trần Quốc Dõng
26-9-2012
Người Thầy, Học Trò và Ngôi Trường.
-->
Chí Hải K8 .11.2012
Không biết là viết thế nầy thì có đúng vị trí không?? Nhưng thôi để ý mà làm gì,vì cái trí cái tình và cả cái tâm cũng đã quyện vào nhau để làm thành người thầy mất rồi . …
Có ai đó bảo “ thôi, thì không có thầy cũng được ..” !!
Có ai không …??
……cho dù hình ảnh giáo dục lúc này có nhòe nhòe đi đôi chút, nhưng ở trong mỗi một chúng ta , hình ảnh người thầy vẫn còn nguyên vẹn sự cao quí, đầy kính trọng và yêu thương.
…diễn cảm, trầm ấm .tự hào..…tôi không bao giờ quên, giọng đọc, ánh mắt và niềm tin rực sáng của thầy tôi lúc đó….
Rồi một lần khác lại tâm đắc với bài Cây thước kẻ...
Không biết là viết thế nầy thì có đúng vị trí không?? Nhưng thôi để ý mà làm gì,vì cái trí cái tình và cả cái tâm cũng đã quyện vào nhau để làm thành người thầy mất rồi . …
Có ai đó bảo “ thôi, thì không có thầy cũng được ..” !!
Có ai không …??
……cho dù hình ảnh giáo dục lúc này có nhòe nhòe đi đôi chút, nhưng ở trong mỗi một chúng ta , hình ảnh người thầy vẫn còn nguyên vẹn sự cao quí, đầy kính trọng và yêu thương.
Thủa nhỏ , học lớp ba .
Thầy Tùng dạy tôi Bài Quốc sử . (1957)
Mỗi buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên quê hương làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giáo vang vang giờ quốc sử
Thầy giáo bảo các em nên nhớ rõ :
Nước chúng ta là một nước vinh quang
Bao anh hùng thủa trước của giang san
Đã
đổ máu vì lợi quyền dân tộc
Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
Để sau nầy nối được chí tiền nhân
Ta chắc rằng sau một cuộc xoay vần
Dân nước Việt lại là dân hùngkiệt
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm
Đầy
chiến thắng, vinh quang, hạnh phúc..…diễn cảm, trầm ấm .tự hào..…tôi không bao giờ quên, giọng đọc, ánh mắt và niềm tin rực sáng của thầy tôi lúc đó….
Rồi một lần khác lại tâm đắc với bài Cây thước kẻ...
Nhãn:
Tạp Bút
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012
Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi.
Thôi là hết anh đi đường anh.
Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi.
Còn mong gì hình bóng xa xôi.
Nhắc làm gì chuyện năm xưa.
Cho tim thêm ngẩn ngơ .
Thôi là hết em đi đường em .
Từ nay sầu dẫm nát tim côi.
Vì sao trời đành bắt duyên anh
Lỡ làng cùng người anh thương .
Lỡ làng cùng người anh yêu .
Từ đây anh xin người yêu
Đừng oán trách hay giận hờn gì nhau
Nếu trước chúng ta đừng quen
Thì thương nhớ không về trong đêm nay
Nhiều đêm chăn gối bên người không quen biết
Sao tim em cảm thấy như cô đơn
Tại em không nói, hay tại anh không biết
để tình ta tan vỡ theo thời gian...
Thôi là hết, chia ly từ đây
Người phương trời kẻ sống bơ vơ
Nhiều đêm buồn về chiếm tâm tư
Nghe lòng mình còn thương ai
Nghe lòng mình còn yêu ai...
Nhãn:
Audio Music,
Music,
Nghe nhạc
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012
Quy Nhơn Tôi Yêu - Thơ - Đông Oanh
Tôi yêu quê tôi
có biển xanh ngời
ngôi trường yêu dấu
bạn thuở thiếu thời…
Tôi yêu quê tôi
Ghềnh Ráng Tháp Đôi
Núi Bà Hoả ôi…
sim sim dú dẻ…
Tôi yêu quê tôi,
Chợ Lớn mái vòm
thập thụt thập thò
ăn hàng trốn học …
Tôi yêu quê tôi
có Đầm Thị Nại
một thời con gái
tóc thề ngang vai…
Tôi yêu quê tôi
qua Eo Nín Thở
nhớ anh bảo nhỏ:
cột tóc đi em!...
Tôi yêu quê tôi
có Trụ Đèn Đỏ
anh chở ngang đó
Tu Viện Nguyên Thiều…
Tôi yêu quê tôi
biển Hoàng Hậu chiều
cầm tay anh nói:
trông em thật hiền!...
Tôi yêu quê tôi
một ngày chạy loạn
lạc dấu anh rồi…
hoang mang…hoang mang…
Tôi yêu quê tôi
tôi yêu Quy Nhơn!!!
Đông Oanh
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012
TIẾNG VĨ CẦM TRONG ĐÊM.
-->
Irene.
Tuổi học
trò có hoa, có lá, có nắng và mây…Tuổi học trò trong trẻo hồn nhiên với những
suy tư vu vơ…Ai cũng có một thời và chỉ có một thời như thế! Để được vui, được buồn,
được giận, được hờn và có được những tình cảm trong sáng, tinh khôi của một
thời áo trắng nhiều mộng mơ…
Thời thơ mộng nhất là thời Trung học. Cứ hằng
năm khi mùa thu đến! Tôi lại ríu rít cùng các bạn rủ nhau đến trường. Dạo đó, chúng
tôi gồm ba người bạn gái chơi với nhau rất thân. Chúng tôi học cùng trường,
cùng lớp, nhà lại ở cùng một con đường. Ngày ngày dù mưa hay nắng, con đường
Nguyễn Du cũng rộn rã tiếng cười nói đùa vui của ba chúng tôi.
Nhãn:
Irene
BỐC MỘ
-->
Ky Nguyen
Từ khi học đệ Thất ( lớp 6 bây giờ ) tôi đã được học bài văn Bốc mộ của tác giả Nguyễn thị Vinh, tôi nhớ mãi đoạn văn " mảnh vải đen nổi lềnh phềnh trong áo quan..." tôi sợ chết khiếp, nhưng vẫn phải học để trả bài cho cô giáo. Ai ngờ, mấy chục năm sau tôi lại có mặt trong một lần bốc môt cho người thân. Bà là thông gia của mẹ tôi, mất đã mấy chục năm. Nay con cháu muốn cải táng, đưa bà về quê, chôn cất trong khuôn viên mộ của gia tộc.
Tháng 11, trời Đalạt lạnh buốt, sắp Noel mà. Chúng tôi, ai cũng áo đơn áo kép mà vẫn run cầm cập... Hai giờ sáng đã phải rời khách sạn, lên xe đến nghĩa trang cách thành phố 8km. Trời tối om, gió vù vù, mỗi người một cái đèn pin, rồng rắn nhau đi lên đồi. Đường khó đi, chốc chốc lại có người trượt chân, la oai oái, thêm tiếng chó sủa râm ran, càng làm cho khung cảnh thêm phần rờn rợn. Anh tài xế ban đầu ngồi lại trong xe cho đỡ lạnh, nhưng khi chúng tôi lên đến mộ đã thấy
anh ta sau lưng rồi, thì ra cu cậu cũng ... sợ ma!
Sau phần cúng vái, xin phép được động thổ, nhang vừa tàn, mấy ông thợ bốc mộ đã bắt tay vào việc. Tiếng búa khô khốc gõ vào thành mộ, xi-măng rơi ào ào, rồi tiếng cuốc bổ xuống, đất đồi khô cứng làm nhát cuốc cứ nẩy tưng lên. Họ làm rất chuyên nghiệp, chả mấy chốc đã thấy nắp quan tài. Đám phụ nữ từ đầu chỉ biết niệm Phật, lúc này càng niệm to hơn, nhiều hơn vì sợ rằng khui nắp hòm ra mà thấy thịt vẫn còn dính theo xương thì thật là "đại họa". Một là phải đậy hòm lại, chờ cho đến khi thịt rã hết, hai là " róc thịt " tại chỗ để khỏi phải lỡ-ngày-lỡ-việc. Sợ quá đi thôi! Điện thoại ngoài quê gọi vào liên tục hỏi thăm tình hình. Thật may, ông thợ cả hô lên " xương khô ", mọi người thở phào nhẹ nhõm. Lúc ấy tôi mới dám lò dò lại gần, nhìn xuống đáy mộ, một bộ xương đen nằm ngay ngắn trên nền đất. Cảm giác của tôi lúc đó thật khó tả, vừa chua xót, ngậm ngùi, vừa thấy chán ngán. Kiếp người là thế này ư?
Bộ xương được đưa lên, xếp trên mấy tờ báo, theo đúng thứ tự trên dưới để kiểm lại xem có thiếu phần nào. Xong đâu đấy, họ gói từng phần lại bỏ vào túi ni- lông, ghi rõ: đầu, tay phải, tay trái... Rồi bọc tất cả lại trong một vuông vải đỏ, bỏ gọn trong cái túi du lịch mới toanh, trên phủ một lớp trầu tươi thật dày. Xong việc, trời vừa hừng sáng. Chúng tôi lên xe về thẳng SG, gửi hài cốt tại chùa Vĩnh Nghiêm, nhờ nhà chùa tụng niệm, đợi đến 9 giờ tối là lên tàu ra Bắc.
Tại ngôi miếu nhỏ đầu nghĩa trang, bà con họ hàng đã chờ sẵn để làm lễ hạ huyệt. Bó nhang lớn cắm ở hàng rào trước cửa miếu bốc cháy ngùn ngụt, mọi người cười reo " hóa chân nhang rồi ", thế là bà đã mãn nguyện. Tôi không tin lắm, vì hôm ấy gió rất to và trời cũng rất lạnh. Đến lúc hạ huyệt, lại một bó nhang nữa bốc cháy... Xong việc, mọi người kéo về chùa dự cái lễ " Quy âm ", tức là quy y cho người đã khuất. Lần này, bó nhang tôi cắm vào cái đỉnh đồng lớn đặt trước gian Tam Bảo lại bốc cháy...Tôi đã tin là linh hồn cũng biết vui, biết buồn.
Mươi ngày ở lại quê, thăm thú hết nơi này, nơi khác, chúng tôi trở về Nam. Lòng dạ ai cũng bần thần, vừa vui, vừa buồn. Đưa bà về quê rồi đâu dễ thăm viếng thường xuyên nữa. Thôi đành lưu giữ hình ảnh bà trong tim vậy, để được thấy bà vẫn luôn bên con cháu.

Từ khi học đệ Thất ( lớp 6 bây giờ ) tôi đã được học bài văn Bốc mộ của tác giả Nguyễn thị Vinh, tôi nhớ mãi đoạn văn " mảnh vải đen nổi lềnh phềnh trong áo quan..." tôi sợ chết khiếp, nhưng vẫn phải học để trả bài cho cô giáo. Ai ngờ, mấy chục năm sau tôi lại có mặt trong một lần bốc môt cho người thân. Bà là thông gia của mẹ tôi, mất đã mấy chục năm. Nay con cháu muốn cải táng, đưa bà về quê, chôn cất trong khuôn viên mộ của gia tộc.
Tháng 11, trời Đalạt lạnh buốt, sắp Noel mà. Chúng tôi, ai cũng áo đơn áo kép mà vẫn run cầm cập... Hai giờ sáng đã phải rời khách sạn, lên xe đến nghĩa trang cách thành phố 8km. Trời tối om, gió vù vù, mỗi người một cái đèn pin, rồng rắn nhau đi lên đồi. Đường khó đi, chốc chốc lại có người trượt chân, la oai oái, thêm tiếng chó sủa râm ran, càng làm cho khung cảnh thêm phần rờn rợn. Anh tài xế ban đầu ngồi lại trong xe cho đỡ lạnh, nhưng khi chúng tôi lên đến mộ đã thấy
anh ta sau lưng rồi, thì ra cu cậu cũng ... sợ ma!
Sau phần cúng vái, xin phép được động thổ, nhang vừa tàn, mấy ông thợ bốc mộ đã bắt tay vào việc. Tiếng búa khô khốc gõ vào thành mộ, xi-măng rơi ào ào, rồi tiếng cuốc bổ xuống, đất đồi khô cứng làm nhát cuốc cứ nẩy tưng lên. Họ làm rất chuyên nghiệp, chả mấy chốc đã thấy nắp quan tài. Đám phụ nữ từ đầu chỉ biết niệm Phật, lúc này càng niệm to hơn, nhiều hơn vì sợ rằng khui nắp hòm ra mà thấy thịt vẫn còn dính theo xương thì thật là "đại họa". Một là phải đậy hòm lại, chờ cho đến khi thịt rã hết, hai là " róc thịt " tại chỗ để khỏi phải lỡ-ngày-lỡ-việc. Sợ quá đi thôi! Điện thoại ngoài quê gọi vào liên tục hỏi thăm tình hình. Thật may, ông thợ cả hô lên " xương khô ", mọi người thở phào nhẹ nhõm. Lúc ấy tôi mới dám lò dò lại gần, nhìn xuống đáy mộ, một bộ xương đen nằm ngay ngắn trên nền đất. Cảm giác của tôi lúc đó thật khó tả, vừa chua xót, ngậm ngùi, vừa thấy chán ngán. Kiếp người là thế này ư?
Bộ xương được đưa lên, xếp trên mấy tờ báo, theo đúng thứ tự trên dưới để kiểm lại xem có thiếu phần nào. Xong đâu đấy, họ gói từng phần lại bỏ vào túi ni- lông, ghi rõ: đầu, tay phải, tay trái... Rồi bọc tất cả lại trong một vuông vải đỏ, bỏ gọn trong cái túi du lịch mới toanh, trên phủ một lớp trầu tươi thật dày. Xong việc, trời vừa hừng sáng. Chúng tôi lên xe về thẳng SG, gửi hài cốt tại chùa Vĩnh Nghiêm, nhờ nhà chùa tụng niệm, đợi đến 9 giờ tối là lên tàu ra Bắc.
Tại ngôi miếu nhỏ đầu nghĩa trang, bà con họ hàng đã chờ sẵn để làm lễ hạ huyệt. Bó nhang lớn cắm ở hàng rào trước cửa miếu bốc cháy ngùn ngụt, mọi người cười reo " hóa chân nhang rồi ", thế là bà đã mãn nguyện. Tôi không tin lắm, vì hôm ấy gió rất to và trời cũng rất lạnh. Đến lúc hạ huyệt, lại một bó nhang nữa bốc cháy... Xong việc, mọi người kéo về chùa dự cái lễ " Quy âm ", tức là quy y cho người đã khuất. Lần này, bó nhang tôi cắm vào cái đỉnh đồng lớn đặt trước gian Tam Bảo lại bốc cháy...Tôi đã tin là linh hồn cũng biết vui, biết buồn.
Mươi ngày ở lại quê, thăm thú hết nơi này, nơi khác, chúng tôi trở về Nam. Lòng dạ ai cũng bần thần, vừa vui, vừa buồn. Đưa bà về quê rồi đâu dễ thăm viếng thường xuyên nữa. Thôi đành lưu giữ hình ảnh bà trong tim vậy, để được thấy bà vẫn luôn bên con cháu.
Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012
Thư của BLL CGS SPQN tại Đà Lạt
Kính thưa Quý Thầy
Cô giáo cũ , cùng Quý bạn Cựu GSSPQN !!
Tại Dalat, Ban Liên lạc cựu GSSPQN chúng tôi dự định sẽ tổ chức khá hoành tráng "NGÀY HỌP MẶT QUÝ THẦY CÔ GIÁO QUÝ BẠN CỰU GS SPQN KỶ NIỆM MUỘN 50 năm ngày thành lập trường xưa SPQN " dự kiến tổ chức vào ngày 12/12/2012.
Chúng tôi sẽ có thư mời và tha thiết kính mong QÚY THẦY CÔ & QUÝ BẠN tham dự cùng tham quan du lịch vùng đất lạnh cao nguyên nhưng mãi ấm áp tình thân !
TRÂN TRỌNG kính thông tin sớm đến Quý vị !
ĐẶNG NHẬT TRUNG K4 P/Ban LLSPQN tại Lâm Đồng Dà Lạt .IP :0918138948 . EMail: nhantamtrung@yahoo.com hoặc :bamedalat@yahoo.com
Ad : 90 Bùi thị Xuân, P 2, T.P. DALAT ; ĐT nhà: 0633836265
K9 THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ HỌP MẶT
Thay mặt Ban tổ chức kỷ niệm 40
năm ngày ra trường K9.
Chúng tôi xin thông báo : Vì số thư hồi đáp và cuộc gọi của các
anh chị về ban tổ chức ngày
một nhiều hơn so với dự kiến …
Do đó BTC phải chuyển địa chỉ
họp mặt về :
Nhà hàng TRẦU CAU
Số 298 Nguyễn Văn Đậu, phường
11, quận Bình Thạnh
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08 38060139 .
Thời gian từ 14 giờ đến 19 giờ ngày thứ bảy 17 tháng 11 năm 2012
Với nội dung chương trình
không thay đổi .
Ban tổ chức họp mặt 40 năm K9
trân trọng thông báo để quí thầy cô. quí bằng hữu và các anh chị K9 kịp thời
tiếp nhận với ước mong có được một lần họp mặt thật đầy đủ và ấm áp sau 40 năm
gặp
lại nhau. Trân trọng kính mời.
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Nguyễn Tấn Đông
0903327583
Đặng Lê Binh
0907296539
Lê Bích Tuyền
0913677294
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)