Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Tin Tức

Thông Tin về sức khỏe Thầy Võ Sum.
(đã hiệu chỉnh theo thông tin của bạn Huỳnh Kim Thạch)

Chúng tôi vừa nhận được tin: Thầy Võ Sum - nguyên Giám Học - trường SPQN hiện đang lâm bệnh nặng; Thầy đang được gia đình chăm sóc tại nhà trong điều kiện khó khăn. Xin thông báo đến toàn cộng đồng CGS SPQN, quí anh chị nào muốn hỗ trợ, giúp đỡ cho Thầy Sum trong giai đoạn này xin liên hệ trực tiếp với gia đình Thầy theo địa chỉ: thôn Liên Thạch, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. 
Điện thoại nhà: 057-3590249, 
Di động: 01215 702 531, email: sumvo.hoachau@gmail.com
Số tài khoản của con trai Thầy là : VO TUYEN 4606205027544 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,  Chi nhánh Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

SPQN

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Chiếc cà vạt đồng phục Sư phạm Quy Nhơn


                                                               Trần Đạo Pháp K2
                                                               1963-1965
Nhân chuyến về thăm lại trường xưa, sau 50 năm gặp lại anh Hoàng, cựu giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn (SPQN) khóa một, người Huế, điều làm tôi ấn tượng nhất là anh Hoàng mang chiếc cà vạt đen, chiếc cà vạt còn nguyên vẹn của trường SPQN mà anh đã giữ gìn mãi 50 năm, nay mới có dịp dùng lại. Chính chiếc cà vạt này làm tôi gợi nhớ biết bao kỷ niệm.

Tôi vào SPQN sau anh Hoàng một khóa. Tôi nhớ hồi đó đồng phục nam giáo sinh là quần tây xanh đen, áo sơ mi trắng, cà vạt đen. Mỗi ngày thứ Hai chào cờ đồng phục là vậy. Qua năm thứ hai đồng phục thêm một bộ veston màu xanh đen nữa, vì năm thứ hai chúng tôi đi thực tập phải mặc thêm bộ veston ấy. Ngày đầu tiên mặc đồng phục lớn như vậy tôi thấy mình chững chạc, đứng đắn và nghiêm túc biết bao! Tôi cảm nhận mình dần dần trở nên người thầy đứng trên bục giảng,

Rồi tôi lại nhớ đến kỷ niệm ngày đi thực tập đầu tiên ở trường Tiểu học Đào Duy Từ. Thầy hướng dẫn sư phạm thực hành của tôi là Thầy Tôn Thất Tuân. Bước vào lớp dạy, đứng trên bục giảng tôi vừa dạy vừa để ý đến những đôi mắt của học sinh, của thầy hướng dẫn và của các bạn giáo sinh cùng lớp đang theo dõi, nhất là nhìn cặp mắt của Thầy Tôn Thất Tuân. Tôi thấy Thầy rất vui, theo dõi bài giảng của tôi suốt buổi thực tập. Khi hết giờ, ra khỏi lớp, các bạn đã xúm lại cho ý kiến, Thầy Tuân chỉ nói: “À, Pháp dạy tốt”. Tôi rất mừng. Sau đó về lớp, Thầy và các bạn giáo sinh rút ưu khuyết của bài dạy với những lời góp ý rất thân thương và xây dựng, làm cho chính tôi và các bạn sẽ thực tập sau tôi cảm thấy mạnh dạn, tự tin, không còn sợ giờ đi thực tập nữa.

Qua bao nhiêu năm tôi vẫn còn nhớ đến cảm giác khi vào trường SPQN, cảm giác khi khoác lên mình bộ đồng phục và chiếc cà vạt giáo sinh SPQN, như cảm thấy một cái gì đó thật thiêng liêng và trân trọng, cảm thấy tự mình phải khép vào kỷ luật, tự trọng, danh dự, tôn kính thầy cô, tính tôn ti trật tự mà sư phạm cần phải có.

Chiếc cà vạt mà anh Hoàng đã giữ đó nói lên rằng con người sư phạm đã trân trọng, cất giữ, thủy chung với những gì mình đã hấp thụ được từ môi trường SPQN, những điều quý giá mà quý Thầy Cô chỉ dạy giáo sinh SPQN đã thấm vào tâm thức tự lúc nào không biết.

Có lẽ việc giữ gìn chiếc cà vạt của anh Hoàng đã nói lên tính cách SPQN là thế đó. Tinh thần SPQN đáng hãnh diện biết bao!

Sài gòn 15-5-2012

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Về Nguồn - Thơ - Đàm Khánh Hỷ

Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ "Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012"
Có thể nhấn vào
Đây để xem.

Bài thơ viết về Kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường Sư phạm Quy Nhơn

Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ "Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012"
Có thể nhấn vào
Đây để xem.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Một số hình ảnh của chuyến đi tiền trạm.

Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012

Có thể nhấn vào
Đây để xem.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Những kỷ niệm không quên.


Trần Hiền Tuấn - K11

Tác giả và cổng trường SP
Những ngày chuẩn bị thi tú tài 1 là nhũng ngày gian khổ vì những bạn cùng lớp của mình mà sinh năm 1954 đều như vậy cả. Lúc bấy giờ, cùng lớp với mình, sinh năm 1954 thi đậu cũng đi lính mà rớt cũng lính phải đi thôi. Nhưng dù sao cũng tránh câu “Rớt tú tài anh đi trung sĩ,….”Thế rồi ngày thi tú tài cũng đến, kết quả cũng đã có, minh không phải đi trung sĩ và chờ ngày trình diện để đi sĩ quan dự bị.
Được Chị Hương khóa 9 vừa ra trường chuẩn bị nhận nhiệm sở An Khê-Bình Định cho biết trường Sư Phạm Quy Nhơn đang nhận hồ sơ thi tuyển mà nơi đó là niềm ước mơ của mình từ thưở thiếu thời. Nhưng ngày đó tuyến đường bộ Quảng Ngãi – Quy Nhơn vì tình hình chiến sự nên không đi dược, phải đi bằng đường thủy thôi. Dù khó khăn mình vẫn cố gắng lên đường vào nộp đơn và rồi ngày thi vào trường cũng đến. Bắt đầu từ đây mình có những kỷ niệm khó quên :
         * Khi thi trắc nghiệm 100 câu, khắc nghiệt hơn là 2 câu sai sẽ trừ đi 1 câu đúng,. Mình đọc qua một lần, chỉ tréo được 25 câu, và đọc nhiều lần nũa cũng chỉ chắc chắn được 40 câu.
Ngày thi Vấn đáp mình gặp thầy Đặng Tháo (Sau này vào học mình mới nhận ra) Sau khi đọc bài “Ngu Công phá núi” trong Cổ học tinh hoa và trả lời câu hỏi liên quan đến bài  đọc, thầy có hỏi tôi những câu hỏi và cuộc đàm thoại tôi nhớ như in :
         Thầy : Quê anh ở Quảng Ngãi phải không?
         Tôi : Dạ
         Thầy : Từ Quảng Ngãi vào Quy Nhơn, anh đi bằng phương tiện gì?
         Tôi :  Thưa thầy, Từ Quảng Ngãi vào đây em đi bằng ghe máy dọc theo bờ biển.
         Thầy : Anh có biết Quảng Ngãi quê anh có những đặc sản gì không?
         Tôi: Thưa thầy, Quản Ngãi có những đặc sản : Mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương, cá bống sông Trà.
         Thầy : (suy nghĩ ) Anh còn nhớ món gì nữa không?
         Tôi : (Suy nghĩ lâu hơn thầy và) : Thưa thầy còn một món nữa mà em quên dó la Don Quảng Ngãi mà chỉ Quảng Ngãi mới có.
         Thầy cười khẽ và gật đầu.
         * Thế rồi tôi trở lại quê chờ kết quả, vừa mong đợi, vừa hồi hộp không thi thì thôi mà đã thi rồi không biết kết quả như thế nào đây, mình cũng không hy vọng gì vì mình chỉ làm được 40/100 câu hỏi trắc nghiệm: được vào trường Sư phạm hay đi lính đây. Các bạn gần xa đều nghe tin đứa đậu, đứa rớt còn mình thì bặt vô âm tín vì không có ai  là người bà con ở Quy nhơn cả, trong lúc đó tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Mấy ngày sau nhận được điện tín của chị Hương khóa 9 dạy ở An Khê gửi về, mừng vì mình cũng được đi học, lo vì làm sao làm giấy tờ cho kịp đây. Lo mọi thủ tục xong mình từ giã gia đình vào Quy Nhơn.
         Buổi sáng ngày 02-9-1972 vừa bước chân lên cảng Quy Nhơn, mình vội vàng đi xe ôm thay vì đi xe lambretta ba bánh đến trường để nộp hồ sơ. Vừa hỏi thăm và đến chỗ nộp hồ sơ thì thầy Lưu bảo đã hết hạn nhận hồ sơ rồi. Như tiếng sét đánh ngang tai, trước mắt mình lúc bấy giờ chỉ toàn là màu đen. Mình lùi dần, lùi dần mà nước mắt từ đâu chảy ròng ròng trên  má khi đụng phải chiếc ghế tựa dài dưới bảng tin của trường, mình ngồi phịch xuống và khóc thành tiếng ngon lành.
         Không biết bao lâu sau, mình nghĩ là lâu lắm, có một người to con nhưng hơi tháp đi vào, nhìn thấy mình ngồi khóc, ông dừng bước và hỏi : “Sao anh ngồi đây mà khóc?”. Tôi : “Dạ thưa con từ Quảng Ngãi vào đây nộp hồ sơ nhưng hết hạn nhận rồi, con buồn quá ngồi khóc”. Ông lại hỏi tôi: “ Anh ở Quảng Ngãi mà ở quận  nào?”. “Dạ thưa con ở quận Mộ Đức”. Ông ngẫm nghĩ và gật đầu lẩm bẩm một mình : “Ưh, Quận Mộ Đức đang xãy ra chiến sự.” Rồi ông vừa quay đi vừa vẫy tay : “ Anh theo tôi!”
         Ông đi vào phòng nộp hồ sơ , tôi đi theo nhưng chưa biết theo để làm gi. Ông dừng chân trước ô cửa nộp hồ sơ nhìn thầy Lưu và nói to: “ Anh Lưu, anh hãy nhận hồ sơ cho anh này, vì anh ta đang ở vùng chiến sự xãy ra nên trễ nhé” Thầy Lưu nhìn ông với nét mặt ngạc nhiên, sững sốt, một lát sau mới gật đầu : Dạ. Tôi nhìn Ông và nhìn thầy Lưu mà không biết chuyện gì xãy ra với mình cả. Ông quay lại bảo tôi : ”anh nộp hồ sơ vào đi!”. Tay mình run run, đưa tập hồ sơ cho thầy Lưu mà hết nhìn Ông lại nhìn thầy Lưu. Và Ông bước thẳng vô phòng của ông. Thầy Lưu vừa xem hồ sơ vừa hỏi tôi: “ Ông Hiệu trưởng là gì với anh?” Tôi, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác : ”Té ra ông là Hiệu trưởng” . Tôi trả lời : “Thưa thầy, em không biết dó là thày Hiệu trưởng và em cũng mới gặp thầy ở bên ngoài phòng này thôi”. Thầy Lưu nói: “Vậy là anh gặp may rồi đó”. Vì lúc đó đâu có còn ai nộp hồ sơ nữa .
         Thế là mình trở thành một Giáo sinh sư phạm.
         Đã 40 năm qua, bao nhiêu dòng xoáy của cuộc đời, bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, những kỷ niệm xưa trỗi dậy như mới ngày hôm qua thôi.
         Cảm ơn thầy, thầy Hiệu trưởng “CỦA EM”, thầy đã cho em cuộc sống, thầy đã cho em hoàn thành tâm nguyện làm thầy giáo từ thưở còn thơ.
         Suốt đời em không bao giờ quên ơn thầy, cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt. Em kính chúc Thầy mau phục hồi sức khỏe, và gia ữình thầy luôn vui vẻ, hạnh phúc.
         Các anh, chị ơi! Hãy cố gắng về lại trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm thành lập trường. Hãy về trường xưa anh chị em nhé.
                                            
                                                               Trần Quốc Dõng
                                                      ( Trần Hiền Tuấn – Nhị 6 – Khóa 11)

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Một tấm hình...

Chỉ một tấm thôi! hình của Trần Hiền Tuấn, lớp Nhị 6, K11 chụp trước cổng trường.
Hình này dành tặng cho những bạn đã... quên đường về...


Mười Ba Năm Trước...

Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012

Có thể nhấn vào Đây để xem.

Thông Báo của BTC Sự Kiện 2012

Chương trình ngày 12/5/2012 trong Chuyến Về Thăm Trường Xưa 2012


Bao gồm 2 nội dung chính là Thăm lại trường xưa và Liên hoan Họp mặt


1- Từ 13 giờ đến 15 giờ: Các đoàn tập trung tại Khách sạn Hải Âu (trước Đại Học Qui Nhơn)
2- Từ 15 giờ đến 17 giờ 30: Toàn thể CGS sẽ vào trường Đại Học Qui Nhơn.
     - Gặp gỡ và giao lưu với Ban Lãnh Đạo nhà trường.
     - Tham quan cơ sở của nhà trường, đặc biệt là những khu vực còn lại của trường cũ...
     - Chụp ảnh lưu niệm.
3- Từ 19 giờ: Tiệc Liên Hoan tại nhà hàng KS Hải Âu


* Đề nghị quí anh chị khi tham gia các hoạt động chú ý Trang phục đề nghị bởi BTC:
     - Buổi chiều khi vào thăm Trường: 
- Nam: Áo chemis trắng, quần màu sậm, có thắt caravat.
- Nữ : Áo dài.
     - Buổi tối dự Liên hoan:
- Nam, Nữ: Trang phục tùy chọn


Nếu cần thêm những thông tin chi tiết hoặc liên hệ, xin quí anh chị gọi các số điện thoại sau:


- Anh Nguyễn Dũ: 0126 677 9354
- Anh Võ Ngọc Chuyển: 0983 636 963
- Chị Diệu Minh : 0908 148 680
- Anh Phan Quang Đán : 0987 029 948


Ban Tổ Chức 2012

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

MỘT THOÁNG BÌNH YÊN.

     Irene.
Tiếng gà gáy vang, lan dần từ nhà này sang nhà khác rồi đồng loạt cất lên làm khuấy động sự yên tĩnh, báo hiệu một ngày mới đang đến với cái xóm nhỏ. Tôi mở cánh cửa ra nhìn nắng sớm. Tiếng chim ríu rít trong vòm lá nghe động vội bay vút lên bầu trời xanh. Trong vườn, đóa tường vi đang hé nở. Một cơn gió nhẹ thoảng qua. Không khí buổi sáng thật trong lành, mát mẻ dễ chịu.
         Tôi muốn nhớ thật nhiều về ngôi trường Sư Phạm Quy Nhơn. Nơi mà tôi và các bạn đã có một thời cùng học dưới mái trường. Thật sự mà nói, hai năm học có quá nhiều điều để nhớ! Để nói! Mỗi khi nghĩ đến khoảng thời gian đó với những khuôn mặt thân quen của các bạn nhị 6 khóa 11, tôi thấy lòng mình thật bình yên!
 Bình yên một thoáng cho tim mềm
         Bình yên ta vào đêm
         Bình yên để đóa hoa ra chào
         Bình yên để trăng cao
         Bình yên để sóng nâng niu bờ
         Bình yên không ngờ.
         Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên…( Bình yên – Quốc Bảo )
         Hai năm học, ngày ngày đến trường cùng các bạn. Đó là khoảng thời gian êm đềm và bình yên nhất! Ở đó, không có sự tranh giành, đua chen. Không có sự tị hiềm nhỏ nhen hay đố kỵ…mà chỉ sống với nhau trong sự thương yêu của tình bè bạn.
         Hôm qua, Võ Sao Tây người bạn cùng lớp nhị 6 SPQN gọi phone đến nói chuyện “ Ngày về ”. Tuy sức khỏe bạn không tốt do qua hai lần giải phẩu nhưng bạn ấy cũng quyết tâm trở về lần này để gặp bạn bè. Tôi cười trêu bạn ấy:
         -Nhớ về nghe! Để lỡ “tui” có hát bài “Còn một chút gì để nhớ” thì còn có người “đi lạc”như ngày xưa ở Tháp Bánh Ít chớ! Tây cười xòa, bộc bạch rất chân thật:
         -Ừ, về chơ! À này! Mấy đứa bạn vừa đưa cho mình tên trang Sư Phạm Quy Nhơn. Hồi hôm mình thức đến 12giờ đêm để xem mấy bài Ren viết…
         Tôi vui lắm ! Trước sự chân chất của bạn ấy và của các bạn khác nữa như Thủ Tịnh, Kim Thạch, Tự Tín, Đình Tú, Sĩ Tạo, Tâm Thanh, Ánh Tuyết, Văn Thái…hình như các bạn dành cho nhau và cho tôi những tình cảm rất ư là mộc mạc, chân thành làm tôi thấy  ấm lòng.
         Tôi không bao giờ quên! Mùa thu, mùa khai trường năm ấy! Tôi không nôn nao, rộn rịp như những mùa khai trường năm trước. Tôi lặng lẽ đến trường. Bước vào cổng trường, người đầu tiên tôi gặp là Hoài Thanh. Tôi và Thanh học cùng lớp ở Tiểu Học Ấu Triệu. Sang cấp 2, Thanh học Trinh Vương còn tôi học Nữ Trung Học. Gặp nhau cả hai đều mừng! Nhất là khi biết chúng tôi sẽ cùng học chung một lớp nhất niên 6. Tôi lại càng vui mừng khi biết Lê Sen, Vĩnh Phước, Hoàng Phượng…cũng học chung lớp.
         Buổi chào cờ đầu tiên ở sân trường. Chúng tôi lớ ngớ không biết xếp hàng như thế nào? Một bạn cầm danh sách đến hướng dẫn, sau này tôi mới biết đó là bạn Tố : Nữ đứng trước xếp thành hai hàng, nam đứng phía sau. Sau đó một bạn hướng dẫn chúng tôi lên lớp rồi đọc danh sách. Tôi nhớ như in từng chỗ ngồi của các bạn theo thứ tự từ ngoài cửa vào: Phúc, Phước, Phương, Phượng, Ren, Sen, Hoài Thanh, Tâm Thanh, Lệ Thu, Tỏi, Tuyết. Hết nữ đến nam. Bắt đầu là : Tài…Tạo…Tiến…Tín…Tình…Tịnh … Tố, Thạch…Thái…Thanh…Thành... Tuấn…Tú…Tượng.
         Có lẽ vui nhất là thành lập các ban của lớp! Tôi chẳng biết ai mà bầu nên cứ thấy khuôn mặt nào được được là bầu đại! Ban xã hội, một bạn nam giơ tay xin ứng cử.
         -Tôi là Lê xuân Thanh xin làm trưởng ban “xã họi ”. Các bạn nam cười rân lên. Tôi ngạc nhiên! Một bạn ngồi phía sau nói: Xã hội mà nói là “xã họi”. Thế là từ đó bạn ấy có thêm một tên mới là“Thanh xã họi”.
         Ban Văn Nghệ không thấy ai giới thiệu ai cả? Cuối cùng bạn Nguyễn Sĩ Tạo xung phong làm trưởng ban.
         Cuộc thi văn nghệ sắp đến, Sĩ Tạo gặp tôi: - Chị tập dùm lớp một tiết mục văn nghệ để chuẩn bị kỳ thi toàn trường. ( Chắc là thấy tướng tôi có vẻ văn nghệ?!)
         Về nhà, tôi “vắt hết óc”. Cuối cùng tôi cũng tìm được một tiết mục. Tôi chọn các bạn nam, nữ xếp đội hình và tập. Bạn Nguyễn Như Tiến ngày đêm vẽ, tô màu, mấy cái đàn Tỳ bà tuyệt đẹp. Thế là Vũ khúc Tiếng Xưa ra đời. Thêm màn hợp ca Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói. Năm ấy chẳng thấy “sáng chói” chút nào mà cả lớp “buồn xo” vì không được một cái giải nào cả! nhưng rồi cũng được an ủi, khi thầy dạy nhạc khen vũ khúc Tiếng Xưa và chọn đi trình diễn một vài nơi. Năm thứ hai, rút kinh nghiệm nên tôi chuẩn bị, tập dợt kĩ càng hơn. Miếng Trầu Duyên “trình làng” một đám cưới rầm rộ của Gia Đình Nhị Sáu. Kết quả đạt giài nhất toàn trường.
         Sau cuộc thi, chúng tôi như thân thiết nhau hơn. Noel năm đó  rủ nhau đi chơi. Cả lớp cứ đi dạo hết con đường này đến con đường khác. Hình như trong túi không một ai có tiền. Tôi nhớ khi đi đến đoạn Võ Tánh -Tăng Bạt Hổ, bạn Trần ĐìnhTín vội đi về nhà ở gần đó lấy tiền? Sau đó,  bạn ấy dẫn cả nhóm đi uống nước. Lúc đó, chúng tôi còn rất ngây thơ, chân chất …Nữ thì hiền lành, hồn nhiên. Nam thì chẳng biết “galant” là gì? Bản chất ra sao thì cứ bộc lộ như thế. Sống hiền hòa,vô tư và rất thật lòng.
         Trong các giáo sư giảng dạy lớp tôi. Nghiêm nhất là thầy Tính. Mỗi lần vào lớp là thầy lướt mắt nhìn xem nhất là các bạn nam, ngồi có đúng vị trí hoặc ngay ngắn không? Có bạn nào hồi hôm thức khuya ( Nội trú nam thường có một số bạn lén thức khuya trong phòng làm gì đó???!!!) Sáng ra, vào lớp, buồn ngủ nên tìm chỗ nấp sau lưng các bạn để ngủ? Thỉnh thoảng tôi thấy thầy gọi tên một bạn nào đó đang lim dim ngủ gật.
         Giáo sư thường xuyên dò bài là thầy Đàm Khánh Hỷ. Lúc đó cả lớp sợ môn Tâm Lý Giáo dục nhất vì đa số không thuộc bài.   Nên nghe thầy gọi tên là bạn nào cũng “thót tim” theo.
         Có lẽ dễ nhất là giờ học của thầy Kim. Suốt cả năm cứ đến giờ là thầy cho thuyết trình, hết bạn này đến bạn khác… Thầy ngồi cuối lớp nên các bạn phía trên mặc sức làm việc gì tùy ý.
         Thích nhất là giờ Nhạc. Thầy Hoàng Hy cho cả lớp xướng âm và hát (vì bạn nào cũng thích hát)  nên ai cũng thấy vui.
         Thời gian trôi qua, quen trường, mến bạn. Chúng tôi bắt đầu đến trường Sư Phạm Thực Hành tập làm cô giáo, thầy giáo. Tội nhất là bạn Lớp trưởng. Có một vài bạn nữ, mới giới thiệu tiết dạy thì sợ quá òa khóc! Thế là bạn Tuấn phải dạy thay cho bạn ấy! Rồi những ngày rộn ràng đi thực tập ở các trường. Từng nhóm các bạn giúp đỡ nhau từ khâu soạn bài, vẽ hình cho đến giảng dạy. Rồi đến ngày thi ra trường, ngày chọn nhiệm sở…Các bạn lúc nào cũng lo cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp đỡ nhau…Thế rồi tất cả chọn nhiệm sở và lên đường dạy học. Hẹn sẽ gặp lại nhau trong một ngày rất gần. Nhưng cuộc chia tay ngày ấy sao mà kéo dài đến thế! Phải gần 40 năm sau mới tìm lại được nhau, để rồi cùng nhau hẹn một ngày trở về.
         Tuần trước cô bạn Ánh Tuyết biết được số phone nên gọi điện cho tôi, vài ngày sau Tuyết hẹn tôi bật wedcam để nói chuyện với nhau. Khi máy mở ra, tôi không nhận ra Tuyết! Hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn trẻ trung của tuổi hai mươi in đậm trong tâm trí tôi đâu mất rồi???!!! thay vào đó là một người đã có tuổi. Tôi nghĩ : Phía bên kia chắc Tuyết cũng ngỡ ngàng khi nhìn thấy tôi!!! Tự nhiên trong tôi dâng lên một nỗi buồn. Thời gian nghiệt ngã sắp đặt cho cuộc hội ngộ khi tất cả đã ngấp nghé ở tuổi lục tuần.
         Tất cả chúng tôi tuổi cao, tóc đã bạc nhưng hình như tâm hồn vẫn trẻ. Gọi điện cho nhau, hỏi thăm, rủ nhau trở về rôm rả như thời nào. Tôi gọi điện cho một người bạn cùng lớp bây giờ đang làm ở Tỉnh Ủy Phú Yên nhở bạn ấy gọi tất cả các bạn ở Phú yên  cùng về. Bạn ấy nhiệt tình:
         -Được rồi! Mình sẽ liên lạc với Huỳnh Kim Thạch và các bạn khác nữa để rủ nhau cùng trở về!
         Tôi mừng lắm! Tất cả các bạn nhị sáu khóa 11 đều hướng về nhau. Các bạn sống rất có tình. Tuy không ít mỗi người trong số chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ai cũng có một lối đi khác nhau nhưng hình như chúng tôi đều dành một khoảng riêng nào đó trong lòng mình cho bạn bè! Riêng tôi, tôi rất quý những tình cảm ngây ngô, chân thật ngày ấy! Đó là khoảng bình yên nhất trong tâm hồn tôi mỗi khi nghĩ đến các bạn. Tôi luôn giữ mãi những kỉ niệm đẹp thấm đẫm tình bạn đích thực và là niềm vui rất lớn đối với tôi trong những ngày còn lại này.
         Ngày về không còn bao lâu nữa! Tất cả chúng tôi đang nôn nao, mong chờ! Và bắt đầu đếm từng ngày: năm… bốn… ba…hai … một …  Đi về Quy Nhơn nào, nhanh lên các bạn ơi!
         Sài Gòn, 06/05/2012.
                  Irene.

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...