Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Về Việc Ngô Bảo Châu Và Giải Fields Của IMC - Đàm Khánh Hỷ

 ( Đăng  trên Diễn  Đàn  Sư Phạm Qui Nhơn)
                                         
Xin lỗi, tôi không biết gì về toán học nhưng vì chuyện có liên quan đến nghề dạy học tôi  đã trải qua nên có vài ý để trong lòng được trống trải. Sau khi nghe người ta rầm rộ tán dương Ngô Bảo Châu là người trẻ Việt Nam đoạt giải Fields của Hiệp Hội Toán  Quốc tế, tôi  cũng cảm thấy mừng cho Việt Nam, nhưng chợt  nhớ đến hai chuyện,vì có liên quan đến  cái tên Bảo Châu và bà Tổng thống Ấn Độ.
1/  Tôi nhớ một vị thầy có nói: “ Những gì từ ngoài cửa đem vào nhà thì không phải là đồ gia bảo.” Giải Fields thì từ bên ngoài  đem về  Việt Nam, còn Bảo Châu thì từ Việt Nam đi ra, như vậy cái nào là gia bảo?   Nhưng, bỡi câu nói là của một vị thầy nên tôi hiểu ý rằng: Những gì mà người học trò học được từ người thầy thì không quý giá bằng điều mà chính tự học trò nghĩ ra.
(...) (xin nhấn vào "Đọc tiếp" để xem thêm)

2/ Chuyện thứ hai có liên quan tới người trao giải Fields.  Thưở nhỏ tôi hay mánh lới công việc nhưng hay tính toán, so đo mỗi khi chia phần thưởng cùng anh em trong nhà. Ba tôi kể cho nghe một chuyện ngụ ngôn Ấn Độ như sau: “ Thưở xưa, tại một vùng quê Ấn Độ, có một cô bé gia đình nghèo khổ hằng ngày phải bưng đĩa vào xóm để xin ăn. Một hôm cô bé vào nhằm nhà của một phú hộ có từ tâm. Thấy cô bé linh lợi dễ thương lại có hiếu, phải  đi xin ăn để nuôi cha mẹ, người nhà múc cho cô một dĩa cháo đầy, và thưởng cho cô bé một quả trứng gà còn tươi.  Cô bé rất vui mừng, đặt quả trứng gà vào đĩa cháo rồi đội lên đầu, chào cám ơn chủ nhà và quay về. Dọc đường về, cô bé vừa mừng vừa suy nghĩ,  dự tính rằng:
- Về nhà ta sẽ dâng cho cha mẹ  đĩa cháo. Còn quả trứng gà thì ta sẽ không ăn nhưng sẽ đem nhờ gà ấp nở ra một gà con. Ta sẽ nuôi nó lớn lên, nếu là gà trống ta  đem  đổi lấy  gà mái. Gà mái sẽ đẻ trứng, ấp nở ra  ít nhất cũng trên mười gà con. Ta không sẽ không ăn thịt và trứng, nhưng chỉ nuôi cho chúng lớn để đẻ và  ấp trứng. Nếu là gà mái ta  tiếp tục cho đẻ; nếu là gà trống ta sẽ đem ra chợ bán,  để dành tiền mua một  mảnh đất. Trên mảnh đất ấy ta sẽ xây dựng một trang trại nuôi gà. Bầy gà của ta theo cách đó sẽ tăng lên mãi. Ngày đó ta sẽ trở thành một bà chủ của một trang trại giàu có nhất trong vùng, mọi người sẽ tôn kính và đến xin nhờ ta. Ta sẽ không còn là một cô bé đi xin ăn nữa. Suy tính đến đó, cô bé thấy mình trở thành một nhân vật quan trọng, giàu có mọi người phải kính nể. Vì cảm xúc  vui mừng đột khởi, cô bé bỗng nhảy tung lên vỗ tay múa hát, quên mất đĩa cháo và quả trứng đang đội trên đầu. Bị mất thăng bằng, cả dĩa cháo và quả trứng đều rơi vỡ tan tành trên mặt đất! “
Đến đây Ba tôi bảo:
- Đấy, mày hãy nghe lời mẹ mày, đi làm công việc đi! Nếu cứ ngồi lẩm nhẩm tính toán thì không có cháo mà ăn đấy!
Bài học thưở thơ  ấu với lời gia huấn giúp tôi suốt cả cuộc đời:
- Không nên vì cái  Thiên đường quá xa trong tương lai mà quên mất cái khốn cùng ở hiện tại. Bỡi sự sống không nằm trong quá khứ hay tương lai nhưng nó là cái  hiện tại.
- Khi vui mừng, giận ghét, buồn bực, sung sướng  phát khởi thì tâm không còn tĩnh lặng, cơ  thể dễ bị mất thăng  bằng, lời nói và việc làm dễ  bị đổ vỡ hơn thành công.
Và, sau đây là vài ý có liên hệ của tôi.
1) Bỡi trí tuệ có tính tổng hợp, và kiến thức các ngành đều có liên quan xa gần với nhau, nên một học sinh giỏi thì thường giỏi về nhiều môn, và học sinh kém thì sẽ kém về nhiều môn. Nhưng trường hợp này thì  nhiều người khen NBC rất giỏi về tóan học, còn Bs. Ngọc thì chê NBC rất kém về lịch sử xã hội. Và, chính NBC cũng nói  rằng : “...làm học trò thì  tôi có vẻ  thành công nhưng dường như trên cương vị làm thầy thì tôi lại thất bại.” Như vậy vấn đề là thế nào? Toán học là một khoa học trừu tượng nên có tính tổng quát, càng tổng quát thì càng liên hệ dến nhiều ngành. Tại sao thành công chỗ này mà lại thất bại chỗ kia? Hay là NBC không  sử dụng khả năng toán học của mình trong việc  làm hằng ngày?
2) Liên hệ với ý trên NBC cũng nói: “… trong nhiều chuyện tôi biết chắc mình có thể làm thầy người khác nhưng tôi vẫn muốn làm học trò.” Trong nghề dạy học  không phải hễ mình biết được điều gì thì có thể dạy người khác về điều đó được. Nếu không thì các trường sư phạm đều phải đóng cửa, vì các phương tiện truyền thông, báo chí, tài liệu, sách vở…có thể thay thế cho  người thầy. Kiến thức chỉ là cần chứ chưa đủ để làm thầy người khác. Về các ngành, nhiều học trò giỏi hơn thầy chứng minh cho điều này. Thực ra trên đời này chẳng ai làm thầy ai cả, người đứng trên bục giảng mà ta gọi là thầy  chỉ là trợ duyên bên ngoài, tìm mọi cách để đánh thức vị thầy đang nằm  yên bên trong học sinh mà thôi. Bỡi vậy, ngoài kiến thức chuyên ngành, một trong các điều kiện chính để để dạy học là phải tôn trọng và yêu mến học trò. Tôn trọng vì vị thầy thực sự,  hay giá trị  gia bảo là ở bên trong của người học trò. Và phải  thương yêu học trò bỡi công năng của tình yêu là chuyển tải các thông tin từ người này đến người kia. Người có nhiều tình thương thì nói chuyện với nhau đễ hiểu hơn người có nhiều kiến thức.
3) Trí  tuệ và đức hạnh tuy cùng ở trong một người nhưng chúng hiện ra theo cách khác nhau. Nếu đức hạnh hay từ bi, bác ái  giống tính nam, nghĩa là có xu hướng ngoại hiện, mở rộng và thường xuyên có mặt để ứng  cứu, thì trí huệ có tính nữ, nghĩa là có xu hướng ẩn khuất và thường đều. Các chân lý và qui luật luôn có tính ẩn dấu  mà các nhà khoa học phải hạ thủ công phu mới phát hiện ra được. Tôi thấy trong buổi trong lễ trao giải Fields, bà Pratibha Patil, nữ tổng thống Ấn Độ mặc quốc phục có khăn quàng kín từ đầu, đó là một trong các cách biểu hiện cho trí tuệ của người Á Châu.Khi xét thưởng cho học sinh giỏi, tiêu chuẩn đạo đức luôn được đưa ra để quyết định. Bỡi  đức hạnh chỉ có giá trị thực sự khi nó được công khai trong cách ứng xử đem lại điều lợi ích cho con người trong xã hội. Và tài trí hay trí huệ là giá trị bên trong hay gia bảo, theo lẽ tự nhiên phải ẩn khuất bớt. Trong trường hợp này, tôi thấy người ta chỉ tán dương tài toán học của NBC mà ít ai khen ngợi đức tính nhu mì, khiêm tốn của NBC khi anh ta nói: “…tôi vẫn muốn làm học trò.” tôi phải học lại từ đầu. Bây giờ tôi chỉ muốn đi học lại như một sinh viên.” và, “…dường như trên cương vị làm thầy tôi lại thất bại.” Tôi không đánh giá NBC, thật tôi không hiểu sự thể là thế nào!
Một vị tổ sư  có nói: “ Người nói thì không biết; người biết thì không nói.” Vậy, những điều tôi nói ở trên có gì sai quấy xin được lãnh ý và coi tôi như người không biết.

TH. 30/9/2011
Đàm Khành Hỷ

1 nhận xét:

  1. Cho con được mạo muội viết vài hàng ...Đọc hết các bài văn , bài thơ của Thầy trên trang web con sáng ra nhiều điều , còn tròn hai năm học con trọn 60 tuổi , sẽ về hưu ,xong nghiệp Thầy. Nhưng con cần rất nhiều lời chia sẻ như những gì Thầy đã viết .Con chờ đọc mỗi ngày những gì Thầy viết ...Kính mong Thầy luôn mạnh khỏe ...

    Trả lờiXóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...