Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014
Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG SƯ PHẠM QUY NHƠN Thành phố NHA TRANG _ Khánh Hòa
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG SƯ PHẠM QUY NHƠN TỈNH QUẢNG NGÃI lần thứ 19 _ 2014
Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014
Tin Buồn
Quý Thầy cô cũ
Ban Liên lạc Cựu Giáo sinh Sư Phạm Quy Nhơn
Ban Biên tập Trang nhà spqn.blogspot.com
Vừa được tin Anh Trương Khắc Rê , cựu giáo sinh Sư Phạm Quy Nhơn _ Khóa 5 đã từ trần ngày 04-06-2014 tại Thành phố Ban mê thuột .
Thành kính chia buồn cùng tang quyến , nguyện cầu hương linh Anh Trương Khắc Rê sớm siêu thoát về cõi Niết bàn .
Ban Liên lạc Cựu Giáo sinh Sư Phạm Quy Nhơn
Ban Biên tập Trang nhà spqn.blogspot.com
Vừa được tin Anh Trương Khắc Rê , cựu giáo sinh Sư Phạm Quy Nhơn _ Khóa 5 đã từ trần ngày 04-06-2014 tại Thành phố Ban mê thuột .
Thành kính chia buồn cùng tang quyến , nguyện cầu hương linh Anh Trương Khắc Rê sớm siêu thoát về cõi Niết bàn .
ACE Cựu giáo sinh Sư Phạm Quy Nhơn Thành phố Buôn mê thuột với những nén hương chia buồn cùng tang quyến |
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
CHIỀU KHÔNG HẸN
Nguyễn Hoàng Sa (K9)
Vô tình chạm tuổi đời nhau
Mới hay tóc đã ngã màu khói mây
Ngỡ ngàng tỉnh, ngỡ ngàng say
Bạn bè gặp lại…Chiều ngây ngất chiều
Lục tìm kí ức liêu xiêu
Bụi thời gian phủ mốc meo khuất mờ
Dấu chân xưa, bước chân hờ
Tìm chi mà cứ ngẩn ngơ như là…
Về từ bao nẻo trời xa
Trường xưa ngả bóng ôm ta vào hồn
Nắng hè bỏng rát Quy Nhơn
Đá Ghềnh Ráng nở giấu cơn sóng ngầm
Vịn vai gió, bước lặng thầm
Bốn mươi năm được một lần về thăm
Trường Sư Phạm, Bóng thời gian
Ai thương. Ai nhớ, lan man ai chờ
Mắt ai thả sợi thẩn thờ
Kéo chiều nghiêng. Sóng chạm bờ Quy Nhơn
Vô tình chạm tuổi đời nhau
Mới hay tóc đã ngã màu khói mây
Ngỡ ngàng tỉnh, ngỡ ngàng say
Bạn bè gặp lại…Chiều ngây ngất chiều
Lục tìm kí ức liêu xiêu
Bụi thời gian phủ mốc meo khuất mờ
Dấu chân xưa, bước chân hờ
Tìm chi mà cứ ngẩn ngơ như là…
Về từ bao nẻo trời xa
Trường xưa ngả bóng ôm ta vào hồn
Nắng hè bỏng rát Quy Nhơn
Đá Ghềnh Ráng nở giấu cơn sóng ngầm
Vịn vai gió, bước lặng thầm
Bốn mươi năm được một lần về thăm
Trường Sư Phạm, Bóng thời gian
Ai thương. Ai nhớ, lan man ai chờ
Mắt ai thả sợi thẩn thờ
Kéo chiều nghiêng. Sóng chạm bờ Quy Nhơn
CÒN GÌ CHO NHAU
Nguyền Thị Đàm (K13)
Tháng năm phượng đỏ sân trường
Ngày xưa ơi, bao nhớ thương vơi đầy
Rưng rưng tay nắm bàn tay
Bao năm qua, bao tháng ngày chờ mong
Trở về thăm lại Quy Nhơn
Lao xao sóng vỗ đá buồn ghềnh xưa
Xuân thì sao vội qua mau
Sợi xanh, sợi bạc cho nhau sợi nào.
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
CHỢ CHIỀU.
Ky thinguyen
Hai thằng con đến tuổi ngỗ nghịch, khó dạy, khó bảo, thỉnh thoảng bực quá tôi hay nói lẫy: biết thế tao đi lấy chồng khác, trả hai đứa về cho bà nội cho rồi…Thằng anh 4 tuổi hơi khựng người, còn thằng em nhỏ hơn 1 tuổi ra cái điều hùng hổ, nó vớ lấy con dao chẻ củi cao gần bằng đầu của mình, nói rõ to: Ông nào vào đây con chém….Cả nhà phì cười, bà ngoại ngồi nhìn ba mẹ con rồi thủng thẳng nói : chợ sớm đã chẳng ra gì, nói chi đến chợ chiều…Tôi nhìn mẹ và hiểu rõ lời nhắn nhủ ý nhị ấy…Bực quá thì dọa thế thôi, chứ lòng dạ nào để con mồ côi thêm một lần nữa! Tôi nhớ lại cuốn truyện đã đọc từ lâu của Mark Twain nói về tình cảnh của người mẹ đi bước nữa, gặp phải ông chồng sau quá vũ phu, đẩy thằng con vào cảnh bi đát, phải bỏ nhà ra đi…Đọc rồi nghĩ đến con mình, rơi nước mắt. Có chết cũng chẳng để con tuột khỏi tay mẹ đâu. Rồi…ngày tháng cứ trôi, sức chịu đựng của con người cũng thật bền bỉ, thỉnh thoảng nghĩ lại mình – cũng – phục – mình - sao - giỏi thế!
Hai thằng con đến tuổi ngỗ nghịch, khó dạy, khó bảo, thỉnh thoảng bực quá tôi hay nói lẫy: biết thế tao đi lấy chồng khác, trả hai đứa về cho bà nội cho rồi…Thằng anh 4 tuổi hơi khựng người, còn thằng em nhỏ hơn 1 tuổi ra cái điều hùng hổ, nó vớ lấy con dao chẻ củi cao gần bằng đầu của mình, nói rõ to: Ông nào vào đây con chém….Cả nhà phì cười, bà ngoại ngồi nhìn ba mẹ con rồi thủng thẳng nói : chợ sớm đã chẳng ra gì, nói chi đến chợ chiều…Tôi nhìn mẹ và hiểu rõ lời nhắn nhủ ý nhị ấy…Bực quá thì dọa thế thôi, chứ lòng dạ nào để con mồ côi thêm một lần nữa! Tôi nhớ lại cuốn truyện đã đọc từ lâu của Mark Twain nói về tình cảnh của người mẹ đi bước nữa, gặp phải ông chồng sau quá vũ phu, đẩy thằng con vào cảnh bi đát, phải bỏ nhà ra đi…Đọc rồi nghĩ đến con mình, rơi nước mắt. Có chết cũng chẳng để con tuột khỏi tay mẹ đâu. Rồi…ngày tháng cứ trôi, sức chịu đựng của con người cũng thật bền bỉ, thỉnh thoảng nghĩ lại mình – cũng – phục – mình - sao - giỏi thế!
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
THƯ NGỎ
BAN TỔ CHỨC
KỶ NIỆM 40 NĂM MÃN KHÓA K11 SPQN (1974-2014)
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/5/2014
THƯ NGỎ
v/v: Tổ chức ngày họp mặt kỷ niệm 40 năm tại Tp.HCM
Được sự ủy nhiệm của ACE, Chúng tôi Ban tổ chức kỷ niệm 40 năm K11 SPQN tại Tp.HCM.
Kính chúc quý ACE toàn khóa tại Tp.HCM và các tỉnh bạn cùng gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an lạc…
Thấm thoát đã 40 năm xa trường Sư phạm thân thương để vào đời và đại đa số chúng ta lại bước tiếp vào khúc ngoặt của bên kia sườn đời (nghỉ hưu) chứ không trở về trường cũ thường xuyên nữa. Nhưng tất cả những cựu g/s K11 SPQN dù ở đâu và hoàn cảnh nào vẫn mang trong mình chất SƯ PHẠM, đều có suy nghĩ hướng tình cảm sâu đậm về mái trường mà mình được đào tạo để vào đời (làm thầy) và tình cảm tốt đẹp dành cho nhau trong tình đồng môn, bằng hữu…
Nhằm gắn kết những tình cảm đó, chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc họp mặt chung toàn trường, từng khóa, từng lớp:
• Bắt đầu từ buổi họp mặt SPQN tại Sài Gòn lần 1 ngày 24/4/1997.
• Ngày về nguồn kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường SPQN (1962-2012), ngày 12/5/2012.
• Ngày họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường SPQN (30/10/1962-30/10/2012) tại Sài Gòn ngày 30/10/2012, là những sự kiện đáng nhớ.
Riêng K11 SPQN chúng ta 2014 là năm quan trọng: kỷ niệm 40 năm ngày ra trường là sự kiện quan trọng, đáng nhớ. Đa số những thầy giáo về hưu (nữ đã về hưu 5 năm rồi) và bước qua giai đoạn mới của cuộc đời. Giảm hoạt động nghề nghiệp, tăng cường vui sống tuổi về chiều với tinh thẩn lạc quan yêu đời. Có nhiều thời gian gặp gỡ đồng môn, bạn bè hơn nữa để ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp mà chúng ta đã có, giao lưu trao đổi về hướng sống tương lai…
Ngày họp mặt kỷ niệm 40 năm mãn khóa là ngày rất, rất quan trọng với chúng ta. Ban tổ chức tha thiết mong mỏi toàn thể ACE bỏ tất cả những giận ghét vẩn vơ, những so đo vô ích… Dành trọn thời gian cho ngày hội ngộ đáng nhớ và tuyệt vời này.
Ban tổ chức yêu cầu mỗi ACE liên lạc nhắc nhở với nhau để cùng nhau về họp mặt. Buổi họp mặt đông đủ là kỷ niệm đẹp nhất mà chúng ta trao nhau.
Trân trọng.
TM. Ban tổ chức
Trưởng ban
QUẢNG ĐÌNH TÚ
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014
THÔNG BÁO
Ban Liên lạc Khóa 11 Sư Phạm Quy Nhơn trân trọng Thông Báo
Để chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 40 năm ra trường của Khóa 11 SPQN (1974-2014), ngày 18-5 vừa qua, Ban Liên Lạc Khóa 11 Sư Phạm Quy Nhơn cùng một số bạn cựu giáo sinh K11 tại Sài Gòn và Các vùng Phụ cận đã có buổi gặp gỡ tại Nhà Hàng Trầu Cau- Gia Định để trao đổi, góp ý , hoạch định việc tổ chức kỷ niệm 40 năm tại Sài Gòn và cùng với BTC/ K11 Qui Nhơn tổ chức chuyến về trường kỷ niệm 40 năm của K11. Sau nhiều giờ bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến trên tinh thần thân ái , nhẹ nhàng . Chúng Tôi : thống nhất cao về Công tác nhân sự như sau :
1 . Thành phần BTC 40 năm K11 tại Sài Gòn :
- Bạn Huỳnh Kim Thạch _ (Trưởng Ban liên lạc K11 Sư Phạm Quy Nhơn _ Đương nhiệm 2013-2014 )
- Bạn Quảng Đình Tú (Trưởng Ban tổ chức sự kiện Kỷ niệm 40 Năm Ngày Mãn Khóa ra Trường _ 2014 )
*Thành viên: Các Trưởng Tiểu ban như sau :
- Bạn Nguyễn Đình Chúc
- Bạn Trần Hữu An
- Bạn Châu Thị Thanh Cảm
- Bạn Trần Thị Ren
- Bạn Hồ Minh Khoách
2 . Thành phần BTC 40 năm K 11 tại Quy Nhơn _ Bình Định :
- Bạn Nguyễn Dũng ( Phụ trách chung )
- Bạn Tô Bá Tùng
- Bạn Nguyễn Sĩ Tạo và Một số bạn khác
3 . Tỉnh Quảng Ngãi :
- Bạn Lê Trung Tiên và Một số Bạn khác
4 . Tỉnh Phú Yên :
- Bạn Võ Văn Nhàn và Một số bạn khác
5 . Tỉnh Khánh Hòa :
- Bạn Lê Thị Xuân Đài và Một số Bạn khác
6 . Tỉnh Ninh Thuận :
- Bạn Nguyễn Bình và Một số Bạn khác
7 . Tỉnh Lâm Đồng :
- Bạn Mỹ Hiệp _ Di Linh và Một số bạn khác
8 . Tỉnh Quảng Trị :
- Bạn Nguyễn Tuấn Thập và Một số bạn khác
Nội dung chi tiết từng điểm nhấn cơ bản , cốt lõi , ngày giờ cụ thể của buổi kỷ niệm đã được Bạn Huỳnh Kim Thạch và Ban Liên lạc cùng các thành viên thống nhất thông qua và nhất trí giao cho Bạn Quảng Đình Tú Trưởng ban tổ chức sự kiện sẽ cụ thể hóa bằng một thông báo đến các bạn trong một vài ngày tới .
Rất mong sự tham dự thân tình và đầy đủ của các bạn cùng Khóa.
Trân trọng với lời Chào : Forever Friends Sư Phạm Quy Nhơn
TM . Ban Liên lạc Khóa 11 Sư Phạm Quy Nhơn ( đã ký )
Huỳnh Kim thạch
TM . Ban Tổ Chức sự kiện 40 Năm ( đã ký )
Quảng Đình Tú
Cùng các Thành viên .
Các bạn từ trái qua : Lệ Thu , Thanh cảm , HK Thạch , Nguyễn Tài , Dương Đông Thành , Quãng Đình Tú , Nguyễn Ngọc Việt , Hồ Minh Khoách . |
Duyên
Irene.
Đêm xuống, trời trở nên dịu mát. Chưa đến chín giờ mà xóm đã vắng người. Trăng mười bảy sáng vằng vặc. Ánh trăng len lõi qua những cành lá rõ nét và tạo ra những hình thù sáng tối như một bức tranh tàu.
Về khuya, đêm trở nên cô liêu quạnh quẽ. Tôi chìm đắm trong nỗi buồn với những nỗi nhớ xa xăm, nhớ miền đất ấy, nhớ nhà, nhớ con đường, nhớ ngôi trường, bạn bè…nhớ đến quay cuồng với muôn vàn thương nhớ.
Đêm buồn một mình tôi lại nhớ đến bài thơ Đường trong lời còm của Congiothoang_Tran:
Phong Kiều Dạ Bạc – Trương Kế.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Thật sự tôi không có trình độ về Hán Nôm để có thể hiểu hết những thâm sâu trong bài thơ danh tác của Trương Kế. Nhưng khi đọc qua các bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Bùi Khánh Đản…thì bản dịch của Tản Đà đem đến cho tôi thấm thía một nỗi buồn vô cùng của đất trời, của vạn vật giữa hư không:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà)
Tôi tưởng tượng trước mắt ánh sáng mờ ảo sương khói của ngọn đèn leo lét trên thuyền như cái thân phận mỏng manh của một kiếp người. Tiếng chim ăn đêm kêu khiến ta thức tỉnh và tiếng chuông chùa làm cho tâm lắng đọng. Tôi chợt nhận ra rằng phút cuối của cuộc đời danh vọng, tiền tài, địa vị…chỉ là hư ảo.
Tôi nghĩ rằng, đến với tuổi ngoài sáu mươi tôi vẫn còn mang hai chữ NỢ DUYÊN nhưng hình như chữ Nợ mình cũng dần dần trả gần hết nhưng chữ Duyên thì ta vẫn còn mang.
Vạn vật trên cõi đời này đều đến với nhau bằng một chữ Duyên. Mọi thứ trên cuộc đời này, những người lần lượt đi qua cuộc sống ta, những người xung quanh ta, những người bạn đời của ta …đến với ta đều nhờ chữ Duyên.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có 47 chữ Duyên trong 43 câu lục bát.(4 câu có hai chữ duyên)
Lúc gặp Kim Trọng:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Hay lúc tái hợp với Kim Trọng:
Còn Duyên mang lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa.
Duyên vốn từ gốc Hán có rất nhiều định nghĩa về từ này, Duyên có nghĩa là nguyên nhân, nguyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc…có người lại cho rằng Duyên là sự tương hợp tinh thần, tình cảm giữa người và người, giữa người và sự vật, sự kiện…Ngoài duyên phận, duyên còn chỉ vẻ đẹp trong cách ứng xử, trong tính tình v.v…và v.v…
Trong phạm vi bài này tôi chỉ muốn nói đến cái Duyên giữa con người và con người.
Trong cuộc sống có nhiều chuỗi sự việc đến với ta rất bất ngờ, rất tình cờ nhưng nhiều khi để lỡ thì nó dẫn đến quyết định rất lớn trong đời sống của một con người. Tất cả hôm nay ta đang có, đang thấy trước mắt chẳng thể vượt ra khỏi chữ Duyên.
Ví như năm 1954, ba tôi không chọn miền đất Qui Nhơn dừng chân thì làm sao tôi lại yêu thương da diết mảnh đất ấy như thế? Đó có phải là Duyên không?
Nếu như năm 1972, mùa hè không đỏ lửa vì chiến tranh, trường học không đóng cửa vì di tản, chúng tôi không vội vội vàng vàng thi tú tài… thì tôi và một số bạn có đến với nhau dưới mái trường Sư Phạm Qui Nhơn để gặp và biết nhau không? Âu đó là nhờ chữ Duyên.
Nếu như ba má tôi không đặt tên tôi vần R. thì tôi có được học chung một lớp với các bạn lớp 6/11 không?
Đêm xuống, trời trở nên dịu mát. Chưa đến chín giờ mà xóm đã vắng người. Trăng mười bảy sáng vằng vặc. Ánh trăng len lõi qua những cành lá rõ nét và tạo ra những hình thù sáng tối như một bức tranh tàu.
Về khuya, đêm trở nên cô liêu quạnh quẽ. Tôi chìm đắm trong nỗi buồn với những nỗi nhớ xa xăm, nhớ miền đất ấy, nhớ nhà, nhớ con đường, nhớ ngôi trường, bạn bè…nhớ đến quay cuồng với muôn vàn thương nhớ.
Đêm buồn một mình tôi lại nhớ đến bài thơ Đường trong lời còm của Congiothoang_Tran:
Phong Kiều Dạ Bạc – Trương Kế.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Thật sự tôi không có trình độ về Hán Nôm để có thể hiểu hết những thâm sâu trong bài thơ danh tác của Trương Kế. Nhưng khi đọc qua các bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Bùi Khánh Đản…thì bản dịch của Tản Đà đem đến cho tôi thấm thía một nỗi buồn vô cùng của đất trời, của vạn vật giữa hư không:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà)
Tôi tưởng tượng trước mắt ánh sáng mờ ảo sương khói của ngọn đèn leo lét trên thuyền như cái thân phận mỏng manh của một kiếp người. Tiếng chim ăn đêm kêu khiến ta thức tỉnh và tiếng chuông chùa làm cho tâm lắng đọng. Tôi chợt nhận ra rằng phút cuối của cuộc đời danh vọng, tiền tài, địa vị…chỉ là hư ảo.
Tôi nghĩ rằng, đến với tuổi ngoài sáu mươi tôi vẫn còn mang hai chữ NỢ DUYÊN nhưng hình như chữ Nợ mình cũng dần dần trả gần hết nhưng chữ Duyên thì ta vẫn còn mang.
Vạn vật trên cõi đời này đều đến với nhau bằng một chữ Duyên. Mọi thứ trên cuộc đời này, những người lần lượt đi qua cuộc sống ta, những người xung quanh ta, những người bạn đời của ta …đến với ta đều nhờ chữ Duyên.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có 47 chữ Duyên trong 43 câu lục bát.(4 câu có hai chữ duyên)
Lúc gặp Kim Trọng:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Hay lúc tái hợp với Kim Trọng:
Còn Duyên mang lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa.
Duyên vốn từ gốc Hán có rất nhiều định nghĩa về từ này, Duyên có nghĩa là nguyên nhân, nguyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc…có người lại cho rằng Duyên là sự tương hợp tinh thần, tình cảm giữa người và người, giữa người và sự vật, sự kiện…Ngoài duyên phận, duyên còn chỉ vẻ đẹp trong cách ứng xử, trong tính tình v.v…và v.v…
Trong phạm vi bài này tôi chỉ muốn nói đến cái Duyên giữa con người và con người.
Trong cuộc sống có nhiều chuỗi sự việc đến với ta rất bất ngờ, rất tình cờ nhưng nhiều khi để lỡ thì nó dẫn đến quyết định rất lớn trong đời sống của một con người. Tất cả hôm nay ta đang có, đang thấy trước mắt chẳng thể vượt ra khỏi chữ Duyên.
Ví như năm 1954, ba tôi không chọn miền đất Qui Nhơn dừng chân thì làm sao tôi lại yêu thương da diết mảnh đất ấy như thế? Đó có phải là Duyên không?
Nếu như năm 1972, mùa hè không đỏ lửa vì chiến tranh, trường học không đóng cửa vì di tản, chúng tôi không vội vội vàng vàng thi tú tài… thì tôi và một số bạn có đến với nhau dưới mái trường Sư Phạm Qui Nhơn để gặp và biết nhau không? Âu đó là nhờ chữ Duyên.
Nếu như ba má tôi không đặt tên tôi vần R. thì tôi có được học chung một lớp với các bạn lớp 6/11 không?
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
THƯ MỜI SƯ PHẠM QUY NHƠN QUẢNG NGÃI
Chủ nhật đầu tiên của tháng 6 hằng năm, Hội cựu GSSP Quy Nhơn tại Quảng Ngãi họp mặt... Song năm nay Ban Liên lạc quyết định họp mặt vào ngày 08/6/2014 lúc 8h00 tại số 152 Nguyễn Đình Chiểu, TP Quảng Ngãi... TM/BLL trân trọng kính mời các Anh Chị Cựu GSSPQN gần xa bỏ chút ít thời gian về tham dự... Chúng tôi hân hạnh được đón tiếp.
TM . Ban Liên Lạc Thành Phố Quảng Ngãi
Lê Trung Tiên
TM . Ban Liên Lạc Thành Phố Quảng Ngãi
Lê Trung Tiên
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
THƯ MỜI SƯ PHẠM QUY NHƠN Nha Trang _ Khánh Hòa
Buổi họp mặt Truyền Thống Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Quy Nhơn
Tại Nha Trang- Khánh Hòa lần thứ XV sẽ được tổ chức :
* Lúc 8 giờ 00 ngày Chủ Nhật 08-06-2014
* Tại Nhà Hàng Đập Nước - Cầu Dứa, Nha Trang
Trân trọng kính mời : Anh Chị Em CGS/SPQN trong và ngoài Tỉnh
Đến tham dự giao lưu để buổi họp mặt thêm thân mật.
Nha Trang, ngày 03 tháng 05 năm 2014
TM Ban Liên Lạc
Ngô Sanh
(Trang Nhà Cảm ơn Anh Đắc Tài Trần đã Share 14-05-2014 )
Tại Nha Trang- Khánh Hòa lần thứ XV sẽ được tổ chức :
* Lúc 8 giờ 00 ngày Chủ Nhật 08-06-2014
* Tại Nhà Hàng Đập Nước - Cầu Dứa, Nha Trang
Trân trọng kính mời : Anh Chị Em CGS/SPQN trong và ngoài Tỉnh
Đến tham dự giao lưu để buổi họp mặt thêm thân mật.
Nha Trang, ngày 03 tháng 05 năm 2014
TM Ban Liên Lạc
Ngô Sanh
(Trang Nhà Cảm ơn Anh Đắc Tài Trần đã Share 14-05-2014 )
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014
THÔNG BÁO VỀ VIỆC HỌP MẶT. Kỷ niệm 40 năm ngày ra trường của khóa 11 Sư Phạm Qui Nhơn.
Các bạn cựu giáo sinh khóa 11 thân mến!
Chỉ một thời gian ngắn sau bức thư ngỏ gợi ý về cuộc gặp mặt của khóa 11, các bạn khắp mọi nơi đã hưởng ứng mong chờ một ngày về thăm lại trường xưa.
Các bạn ở Qui Nhơn đã hội ý với nhau và thống nhất nội dung chương trình ngày gặp mặt như sau:
*Ngày 26/7/2014 _ Thứ Bảy
-6h-14h: Có mặt tại Qui Nhơn (Có thể ở nhà người quen, tự tìm khách sạn hoặc nhờ các bạn trong BTC hướng dẫn).
-15h: Khai mạc tại Trung tâm nhà hàng & Hội Nghị PETEC 323 Bạch Đằng( Nhà hàng đẹp, giá mềm. Trang trí: Nhà hàng lo).
-17h: Liên hoan và Văn nghệ (Karaoke, MC miễn phí).
-Sau họp mặt liên hoan các bạn có thể giao lưu bạn bè riêng từng lớp, café, nghe nhạc…tùy ý).
*Ngày 27/7/2014 _ Chủ Nhật
-7h-9h: Ăn sáng, café tại nhà hàng PETEC.
-9h: Xe đón đến trường Sư Phạm Qui Nhơn thăm và chụp hình lưu niệm(BTC/Qui Nhơn đã liên hệ.)
-10h: Lên xe đến Nhơn Hải sau đó đến Hòn Khô bằng thuyền máy(10phút). Phương tiện đi, tắm biển: phao, kính lặn…địa điểm du lịch ở đó sẽ cung cấp.
-10h30 -12h : Tắm biển, Lặn biển
-12h-16h: Ăn trưa tại chỗ, sinh hoạt, chuyện trò...
-17h-18h: Chia tay.
Đây là một cuộc họp mặt ý nghĩa của Khóa 11 chúng ta. Một cuộc họp mặt sau bao nhiêu năm xa cách. Nên rất mong các bạn về tham dự đông đủ.
Để cho BTC/Qui Nhơn tiện việc sắp xếp, yêu cầu đại diện các tỉnh thành, các nơi đăng ký số lượng chính thức bắt đầu từ bây giờ cho đến hết ngày 10/7/2014.
Trường hợp không liên lạc được với đại diện của địa phương mình có thể đăng ký trực tiếp với BTC tại Qui Nhơn như sau:
-Nguyễn Dũng: 0913439336.
-Tô Bá Tùng: 0989953916.
Mức đóng góp cho lần kỷ niệm 40 năm của khóa 11 và tham quan dã ngoại Hòn Khô dự kiến là 600 000đồng. ( Cô Nguyễn Thị Vân lớp 10, Cô Bùi Thị Thanh lớp 10, cô Xuân Đài lớp 8 phụ trách việc thu chi).
Giá cả và địa chỉ phòng Khách sạn, BTC đang liên hệ sẽ thông báo trước ngày 10/7 để các bạn tham khảo và đăng ký đến BTC.
Hẹn gặp lại các bạn tại Thành phố biển Qui nhơn xinh đẹp, nơi mái trường thân thương nhiều kỷ niệm.
Chúc các bạn vui, khỏe!
Chào thân ái!
BTC/Qui Nhơn
Chỉ một thời gian ngắn sau bức thư ngỏ gợi ý về cuộc gặp mặt của khóa 11, các bạn khắp mọi nơi đã hưởng ứng mong chờ một ngày về thăm lại trường xưa.
Các bạn ở Qui Nhơn đã hội ý với nhau và thống nhất nội dung chương trình ngày gặp mặt như sau:
*Ngày 26/7/2014 _ Thứ Bảy
-6h-14h: Có mặt tại Qui Nhơn (Có thể ở nhà người quen, tự tìm khách sạn hoặc nhờ các bạn trong BTC hướng dẫn).
-15h: Khai mạc tại Trung tâm nhà hàng & Hội Nghị PETEC 323 Bạch Đằng( Nhà hàng đẹp, giá mềm. Trang trí: Nhà hàng lo).
-17h: Liên hoan và Văn nghệ (Karaoke, MC miễn phí).
-Sau họp mặt liên hoan các bạn có thể giao lưu bạn bè riêng từng lớp, café, nghe nhạc…tùy ý).
*Ngày 27/7/2014 _ Chủ Nhật
-7h-9h: Ăn sáng, café tại nhà hàng PETEC.
-9h: Xe đón đến trường Sư Phạm Qui Nhơn thăm và chụp hình lưu niệm(BTC/Qui Nhơn đã liên hệ.)
-10h: Lên xe đến Nhơn Hải sau đó đến Hòn Khô bằng thuyền máy(10phút). Phương tiện đi, tắm biển: phao, kính lặn…địa điểm du lịch ở đó sẽ cung cấp.
-10h30 -12h : Tắm biển, Lặn biển
-12h-16h: Ăn trưa tại chỗ, sinh hoạt, chuyện trò...
-17h-18h: Chia tay.
Đây là một cuộc họp mặt ý nghĩa của Khóa 11 chúng ta. Một cuộc họp mặt sau bao nhiêu năm xa cách. Nên rất mong các bạn về tham dự đông đủ.
Để cho BTC/Qui Nhơn tiện việc sắp xếp, yêu cầu đại diện các tỉnh thành, các nơi đăng ký số lượng chính thức bắt đầu từ bây giờ cho đến hết ngày 10/7/2014.
Trường hợp không liên lạc được với đại diện của địa phương mình có thể đăng ký trực tiếp với BTC tại Qui Nhơn như sau:
-Nguyễn Dũng: 0913439336.
-Tô Bá Tùng: 0989953916.
Mức đóng góp cho lần kỷ niệm 40 năm của khóa 11 và tham quan dã ngoại Hòn Khô dự kiến là 600 000đồng. ( Cô Nguyễn Thị Vân lớp 10, Cô Bùi Thị Thanh lớp 10, cô Xuân Đài lớp 8 phụ trách việc thu chi).
Giá cả và địa chỉ phòng Khách sạn, BTC đang liên hệ sẽ thông báo trước ngày 10/7 để các bạn tham khảo và đăng ký đến BTC.
Hẹn gặp lại các bạn tại Thành phố biển Qui nhơn xinh đẹp, nơi mái trường thân thương nhiều kỷ niệm.
Chúc các bạn vui, khỏe!
Chào thân ái!
BTC/Qui Nhơn
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014
THƯ NGỎ.
Thắm thoát thế là đã 40 năm kể từ ngày khóa 11 (1972-1974) của trường Sư Phạm Qui Nhơn tốt nghiệp ra trường.
Bốn mươi năm là một chặng đường dài của một đời người. Trong thời gian đó, mỗi người trong chúng ta phải trải qua không biết bao nhiêu khúc quanh ngả rẽ, bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu sự đổi thay…Có người vẫn tiếp tục nghề giáo, có người chuyển nghề. Có người còn ở trong nước, có người ra nước ngoài…Có người vĩnh viễn ra đi, có người vẫn còn ở lại…
Thế nhưng dù bất cứ ở đâu hay ở trong trường hợp nào tâm cũng luôn hướng về nhau, nhớ lại quãng thời gian cùng học dưới mái trường Sư phạm. Nhớ nhau lại đi tìm nhau. Tìm ra được nhau mừng vui khôn xiết! Rồi sau đó, hàng ngày trao đổi qua email, qua điện thoại, qua trang blogspqn… mong được biết tin tức, biết sức khỏe, và để biết ai còn ai mất, ai phiêu du ở chân trời góc bể nào?
Lời thầy Hiệu trưởng trong Đêm Mãn Khóa năm nào vẫn còn vang vọng đâu đây: “…Trên đường đời sẽ có nhiều đêm không có ánh trăng sao, nhưng trong lòng chúng ta ánh trăng chẳng bao giờ tàn, vì mãi mãi chúng ta vẫn có lòng thương mến nhau… …Cuộc đời là một đi tìm để được gặp, và trên hành trình tìm gặp đó, hành trang của chúng ta phải đủ nhưng đơn giản trút bỏ những giận ghét vẩn vơ, những bận tâm vô ích, những so đo nặng nề để được nhẹ nhàng như cánh diều nương gió lên cao…”
Thời gian gần đây có rất nhiều bạn khóa 11 mong muốn có một cuộc họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày ra trường. Có bạn nêu ý kiến:
-Tháng 7 là tháng khóa 11 thi ra trường, vậy có nên lấy một ngày nào đó trong tháng này làm ngày gặp mặt nhau không?
- Qui Nhơn, trường Sư Phạm là nơi chúng ta gặp nhau, là nơi ghi dấu ấn kỷ niệm. Vậy thì đó là nơi họp mặt lý tưởng nhất?
Chúng tôi trong Ban Biên Tập cũng rất mong có một cuộc họp mặt của khóa 11.
Cuối cùng, rất tha thiết mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn để khóa 11 có một ngày “về lại trường xưa” ấm áp chân tình và đầy ý nghĩa.
Bốn mươi năm là một chặng đường dài của một đời người. Trong thời gian đó, mỗi người trong chúng ta phải trải qua không biết bao nhiêu khúc quanh ngả rẽ, bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu sự đổi thay…Có người vẫn tiếp tục nghề giáo, có người chuyển nghề. Có người còn ở trong nước, có người ra nước ngoài…Có người vĩnh viễn ra đi, có người vẫn còn ở lại…
Thế nhưng dù bất cứ ở đâu hay ở trong trường hợp nào tâm cũng luôn hướng về nhau, nhớ lại quãng thời gian cùng học dưới mái trường Sư phạm. Nhớ nhau lại đi tìm nhau. Tìm ra được nhau mừng vui khôn xiết! Rồi sau đó, hàng ngày trao đổi qua email, qua điện thoại, qua trang blogspqn… mong được biết tin tức, biết sức khỏe, và để biết ai còn ai mất, ai phiêu du ở chân trời góc bể nào?
Lời thầy Hiệu trưởng trong Đêm Mãn Khóa năm nào vẫn còn vang vọng đâu đây: “…Trên đường đời sẽ có nhiều đêm không có ánh trăng sao, nhưng trong lòng chúng ta ánh trăng chẳng bao giờ tàn, vì mãi mãi chúng ta vẫn có lòng thương mến nhau… …Cuộc đời là một đi tìm để được gặp, và trên hành trình tìm gặp đó, hành trang của chúng ta phải đủ nhưng đơn giản trút bỏ những giận ghét vẩn vơ, những bận tâm vô ích, những so đo nặng nề để được nhẹ nhàng như cánh diều nương gió lên cao…”
Thời gian gần đây có rất nhiều bạn khóa 11 mong muốn có một cuộc họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày ra trường. Có bạn nêu ý kiến:
-Tháng 7 là tháng khóa 11 thi ra trường, vậy có nên lấy một ngày nào đó trong tháng này làm ngày gặp mặt nhau không?
- Qui Nhơn, trường Sư Phạm là nơi chúng ta gặp nhau, là nơi ghi dấu ấn kỷ niệm. Vậy thì đó là nơi họp mặt lý tưởng nhất?
Chúng tôi trong Ban Biên Tập cũng rất mong có một cuộc họp mặt của khóa 11.
Cuối cùng, rất tha thiết mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn để khóa 11 có một ngày “về lại trường xưa” ấm áp chân tình và đầy ý nghĩa.
Thân chào!
BBT
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
NHỚ MÃI CUỘC THI VĂN NGHỆ KHÓA 11.
Irene.
Tháng năm về! Thỉnh thoảng có một vài cơn mưa đầu mùa xua bớt đi cái nóng nực vốn có của thành phố này. Buổi sáng, trời mát mẻ, tôi thường ra sân, ngồi xuống chiếc xích đu ngắm nhìn cây cối. Mấy chậu lan mua hôm tết, bây giờ vẫn tiếp tục nở những chùm hoa tím, vàng, trắng…Xóm nhỏ yên tĩnh. Trên cành cây xoài, cây mận… vang vang tiếng một vài con chim hót ríu rít. Tiếng gió thổi ngang qua chiếc chuông gió của ngôi nhà đối diện phát lên tiếng kêu lanh canh hòa cùng tiếng hát ngọt ngào của một ca sĩ nào đó qua bài Ngày trở về của Phạm Duy. Sao lạ ghê! Cứ mỗi lần nghe bài hát này tôi lại nhớ đến những cuộc thi văn nghệ của trường Sư phạm Qui Nhơn.
Thật sự mà nói, tôi biết đến các cuộc hội diễn văn nghệ của trường sư phạm khi tôi còn là một học sinh trung học. Dạo đó, chị tôi thường dẫn tôi đi xem một vài lần thi văn nghệ tại trường hoặc cũng đã đến xem chị biểu diễn tại Quân y Viện…Vì thế, tôi rất thích không khí âm nhạc rộn ràng của các anh chị giáo sinh với biết bao bài hát, câu hò… êm đềm, vui tươi.
Vào những năm 60-70 khi truyền thông chưa được phát triển, tôi chỉ biết thơ, nhạc qua những lần đi xem một vài cuộc hội diễn văn nghệ ngoài trời của ban nhạc Qui Nhơn như Bảo Tố, Xuân Điềm, Xuân Lạ, Kim Liên…hoặc qua máy đĩa, qua radio. Sau này qua các cuốn băng casette hay có khi lại nghe các điệu nhạc trong một vài bộ phim ở rạp ciné. Xem Văn nghệ là niềm khát khao của tất cả những ai yêu thích âm nhạc.
Đến lúc học trường Sư phạm Qui Nhơn, tôi càng thấy thích các cuộc thi văn nghệ của trường. Phong trào văn nghệ thật là sôi động, mạnh mẽ, cuốn hút tất cả mọi người cùng tham gia. Hai năm học với hai lần tham gia nhưng đã để lại trong lòng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm khó phai mờ.
Vào năm nhất niên lúc mới bước chân vào trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau những ngày mưa qua đi, mùa đông bắt đầu đến. Bầu trời mây nhiều, nắng nhẹ. Không khí se mát, thỉnh thoảng chỉ còn lại một vài cơn mưa rây bụi…quang cảnh ngôi trường lúc đó thật là thơ mộng. Cũng vào thời gian này, cuộc thì văn nghệ của trường bắt đầu.
Không khí văn nghệ lan tỏa rộn ràng khắp nơi. Từ lớp học ra đến công viên. Từ sân trường tỏa về hai khu nội trú. Từ hành lang lớp học dẫn đến phòng ăn ra tận ngoài cổng, ra tới trên những chuyến xe Lam…đi đến đâu cũng đều nghe bàn tán xôn xao về tiết mục của các lớp. Hình như phong trào văn nghệ chiếm lĩnh hầu hết mọi sinh hoạt của trường, len lõi vào trong suy nghĩ của tất cả giáo sinh.
Các lớp trưởng lo phổ biến thông báo về điều lệ cuộc thi văn nghệ của trường đến lớp của mình. Trưởng ban văn nghệ của các lớp thì bận rộn chuyện dàn dựng các tiết mục dự thi cho lớp …Lúc bấy giờ, các tiết mục văn nghệ dự thi đều là “tự biên tự diễn”, xuất phát từ thực lực của lớp, tự sáng tạo, tự dàn dựng, tự suy nghĩ… chứ không nhờ cậy vào ai khác.
Một buổi sáng trên chuyến xe Lam đến trường, Lệ Thủy nhất 7 tâm sự với tôi:
-Không biết lớp mình thi văn nghệ ra sao? Sắp thi rồi mà chưa nghe động tĩnh gì cả? Chán thật!
Tôi cười:
-Không sao đâu! Lớp của mình cũng đã tập được tiết mục nào đâu?
Hầu như tâm trạng chung của chúng tôi lúc bấy giờ là lo lắng cho lớp mình về cuộc thi, rồi đi nghe ngóng xem tình hình của các lớp khác tập dợt như thế nào?.
Trên hành lang giờ ra chơi, Kim Loan nhất 5 kể với tôi về việc tập văn nghệ của lớp bạn ấy:
-Mấy hôm nay, Nguyên(lớp trưởng) và Nhàn(trưởng ban văn nghệ) lo tất bật việc tập dợt văn nghệ của lớp mình.
-Lớp Loan dự thi mấy tiết mục?
-Hình như hai, ba tiết mục gì đó, thì phải?
Rồi đến Thanh Cảm cũng kể cho tôi về các tiết mục như hoạt cảnh, vũ khúc…Ngọc Hiền nhất 2 cũng cho tôi biết lớp bạn ấy đang tập hai tiết mục hợp xướng và nhạc cảnh…Tôi thấy lớp nào cũng rầm rộ chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ toàn trường…
Trước ngày thi, lớp trưởng các lớp đi bốc thăm để biết ngày, giờ, thứ tự các tiết mục dự thi của lớp mình. Thế rồi ngày thi đã đến!
Cuộc thi Văn nghệ hai khóa 10 và 11, do vì có quá nhiều tiết mục nên trường phải tổ chức diễn hai đêm liền.
Tôi nhớ mãi ngày hôm đó như là một ngày hội lớn của toàn trường. Tất cả các bạn đều lo lắng, chuẩn bị cho lớp của mình. Suốt cả ngày, mỗi lớp lo việc tập dợt lại, lo trang phục, phông cảnh…
Khi màn đêm vừa buông xuống, mọi người đều tập trung tại Hội trường. Tiếng đàn, tiếng trống của ban nhạc được đánh lên càng làm không khí thêm sôi động. Từ loa phát vang bài Nắng Chiều, Ngậm ngùi…càng làm cho mọi người rộn ràng hòa vào cùng âm nhạc.
*Cuộc thi Văn nghệ đêm 16/12/1972 – Hai khóa 10 và 11.
Mở đầu buổi hội thi, thầy Hiệu Trưởng tuyên bố khai mạc cuộc thi. Sau đó vài lời của Ban tổ chức…giới thiệu chương trình…
Chưa đến tiết mục của lớp nên tôi cùng các bạn chen vào hội trường xem…
Mở màn là Hợp xướng: Trường ca Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang do lớp nhất 2 trình bày. Tấm màn nhung được kéo ra, các bạn đứng bên nhau, nữ trong tà áo dài trắng, nam áo chemise thắt caravate…cất giọng hát vang. Bài hát lúc trầm, lúc bổng, khi hùng hồn… “Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi. Trong tiếng hờn trong máu lửa ngập trời. từng giây nghe quê hương xót xa đầy trong cơn thê lương…” Bài hợp xướng chấm dứt trong tiếng hoan hô vang dội của mọi người.
Các bạn nhất 2 vội vàng vào bên trong chuẩn bị cho tiết mục tiếp theo trong tiếng hát ấm áp của anh Nguyễn Tăng Tri với bài Trở về mái nhà xưa nhạc ngoại, lời Việt của Phạm Duy.
Lớp nhất 2 trở lại với nhạc cảnh Ca dao mẹ của Trịnh Công Sơn. Tiết mục gây xúc động với giọng hát truyền cảm của bạn Phương Dung và cảnh người mẹ đưa con: “…mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn…” Một bạn nào đó thốt lên:
-Giọng hát hay quá!
-Bạn nào hóa trang người mẹ mà giống quá vậy?
Phương Dung là bạn học thời trung học với tôi. Tôi rất thích giọng hát của bạn ấy! Bạn ấy mà hát nhạc Trịnh thì rất là tuyệt vời! Nhạc cảnh phù hợp với thời cuộc chiến tranh của đất nước lúc bấy giờ.
Sau đó là các tiết mục của các anh chị khóa 10. Mãi cho đến tiết mục thứ 7 với bài đồng ca Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập lớp nhất 5 trình bày. Đây chỉ là tiết mục giúp vui nhưng các bạn hát rất sôi nổi, rập ràng, vang to: “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào. Hát cho đêm thiên thu, lửa cháy trên trại giặc thù. Hát âm u trong đêm muôn cánh tay đang dậy lên…” Tôi đang say sưa với giai điệu… Th. gọi: -Sắp đến tiết mục lớp nhất 6 của mình rồi!
Tôi vội bước ra hành lang một bên hậu trường, các bạn lớp tôi đã đông đủ và sẵn sàng.
Từ loa phóng thanh, tiếng giới thiệu Vũ khúc Tiếng xưa của lớp nhất niên 6. Tôi cầm micro và hát: “Hoàng hôn lá reo bên thềm, hoàng hôn tơi bời lá thu, sương mờ. Ngậm ngùi xuân xanh…” Tôi liếc nhìn ra sân khấu, các bạn đang múa nhịp nhàng. Các bạn nam áo dài khăn đóng, các bạn nữ áo gấm khăn vành tay ôm, tay gảy đàn tỳ bà…đưa mọi người trở về với những ngày xưa ở miền đất Thần Kinh của cố đô Huế. Dưới ánh đèn sân khấu, khuôn mặt bạn nào cũng rạng ngời. Bài múa chấm dứt, tiếng vỗ tay vang dội.
Tôi nép bên cánh gà để xem lớp nhất 4 trong hài kịch Nhổ răng tại đây. Tiết mục giúp vui nên các bạn diễn thoải mái, làm cho nhiều người cất tiếng cười vui rộn rã.
Tiết mục thứ 12 là màn hợp xướng của lớp 6, đó là bài Chờ nhìn quê hương sáng chói, nhạc và lời của Trịnh Công Sơn. Bạn Ngọc Tượng solo đoạn đầu, còn chúng tôi hát đuổi theo bè… Không biết thế nào? nhưng khi màn khép lại tiếng vỗ tay vang lên. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế là xong phần dự thi của lớp mình.
Tôi đứng lại xem Nhạc cảnh Tình Nghèo của Phạm Duy, lớp nhất 4 trình diễn. Tôi thấy bạn Đức Lượng trưởng ban văn nghệ lớp 4 đang nhắc nhở các bạn trước khi mở màn. Tiếng nhạc vang lên, các bạn diễn nhạc cảnh rất mộc mạc đầy tình quê hương. Một điều rất hay là các bạn vừa diễn vừa hát: “ Nhớ nhớ thuở nào, Anh(lơ) cầy thuê. Em(lơ) dắt trâu. Đôi ta cùng(lơ) gặp nhau dưới cầu. Bóng mát(ý) cầu…” Kết thúc là cảnh hai bạn Bích Liên và Trần Văn Lương hạnh phúc dưới mái nhà tranh bên ruộng đồng cùng con trâu, cái cày…
Vũ Khúc Hoa Hồng Nhất niên 1 |
Tháng năm về! Thỉnh thoảng có một vài cơn mưa đầu mùa xua bớt đi cái nóng nực vốn có của thành phố này. Buổi sáng, trời mát mẻ, tôi thường ra sân, ngồi xuống chiếc xích đu ngắm nhìn cây cối. Mấy chậu lan mua hôm tết, bây giờ vẫn tiếp tục nở những chùm hoa tím, vàng, trắng…Xóm nhỏ yên tĩnh. Trên cành cây xoài, cây mận… vang vang tiếng một vài con chim hót ríu rít. Tiếng gió thổi ngang qua chiếc chuông gió của ngôi nhà đối diện phát lên tiếng kêu lanh canh hòa cùng tiếng hát ngọt ngào của một ca sĩ nào đó qua bài Ngày trở về của Phạm Duy. Sao lạ ghê! Cứ mỗi lần nghe bài hát này tôi lại nhớ đến những cuộc thi văn nghệ của trường Sư phạm Qui Nhơn.
Thật sự mà nói, tôi biết đến các cuộc hội diễn văn nghệ của trường sư phạm khi tôi còn là một học sinh trung học. Dạo đó, chị tôi thường dẫn tôi đi xem một vài lần thi văn nghệ tại trường hoặc cũng đã đến xem chị biểu diễn tại Quân y Viện…Vì thế, tôi rất thích không khí âm nhạc rộn ràng của các anh chị giáo sinh với biết bao bài hát, câu hò… êm đềm, vui tươi.
Vào những năm 60-70 khi truyền thông chưa được phát triển, tôi chỉ biết thơ, nhạc qua những lần đi xem một vài cuộc hội diễn văn nghệ ngoài trời của ban nhạc Qui Nhơn như Bảo Tố, Xuân Điềm, Xuân Lạ, Kim Liên…hoặc qua máy đĩa, qua radio. Sau này qua các cuốn băng casette hay có khi lại nghe các điệu nhạc trong một vài bộ phim ở rạp ciné. Xem Văn nghệ là niềm khát khao của tất cả những ai yêu thích âm nhạc.
Đến lúc học trường Sư phạm Qui Nhơn, tôi càng thấy thích các cuộc thi văn nghệ của trường. Phong trào văn nghệ thật là sôi động, mạnh mẽ, cuốn hút tất cả mọi người cùng tham gia. Hai năm học với hai lần tham gia nhưng đã để lại trong lòng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm khó phai mờ.
Vào năm nhất niên lúc mới bước chân vào trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau những ngày mưa qua đi, mùa đông bắt đầu đến. Bầu trời mây nhiều, nắng nhẹ. Không khí se mát, thỉnh thoảng chỉ còn lại một vài cơn mưa rây bụi…quang cảnh ngôi trường lúc đó thật là thơ mộng. Cũng vào thời gian này, cuộc thì văn nghệ của trường bắt đầu.
Không khí văn nghệ lan tỏa rộn ràng khắp nơi. Từ lớp học ra đến công viên. Từ sân trường tỏa về hai khu nội trú. Từ hành lang lớp học dẫn đến phòng ăn ra tận ngoài cổng, ra tới trên những chuyến xe Lam…đi đến đâu cũng đều nghe bàn tán xôn xao về tiết mục của các lớp. Hình như phong trào văn nghệ chiếm lĩnh hầu hết mọi sinh hoạt của trường, len lõi vào trong suy nghĩ của tất cả giáo sinh.
Các lớp trưởng lo phổ biến thông báo về điều lệ cuộc thi văn nghệ của trường đến lớp của mình. Trưởng ban văn nghệ của các lớp thì bận rộn chuyện dàn dựng các tiết mục dự thi cho lớp …Lúc bấy giờ, các tiết mục văn nghệ dự thi đều là “tự biên tự diễn”, xuất phát từ thực lực của lớp, tự sáng tạo, tự dàn dựng, tự suy nghĩ… chứ không nhờ cậy vào ai khác.
Một buổi sáng trên chuyến xe Lam đến trường, Lệ Thủy nhất 7 tâm sự với tôi:
-Không biết lớp mình thi văn nghệ ra sao? Sắp thi rồi mà chưa nghe động tĩnh gì cả? Chán thật!
Tôi cười:
-Không sao đâu! Lớp của mình cũng đã tập được tiết mục nào đâu?
Hầu như tâm trạng chung của chúng tôi lúc bấy giờ là lo lắng cho lớp mình về cuộc thi, rồi đi nghe ngóng xem tình hình của các lớp khác tập dợt như thế nào?.
Ban Hợp ca Nhất 5 Khóa 11 |
Trên hành lang giờ ra chơi, Kim Loan nhất 5 kể với tôi về việc tập văn nghệ của lớp bạn ấy:
-Mấy hôm nay, Nguyên(lớp trưởng) và Nhàn(trưởng ban văn nghệ) lo tất bật việc tập dợt văn nghệ của lớp mình.
-Lớp Loan dự thi mấy tiết mục?
-Hình như hai, ba tiết mục gì đó, thì phải?
Rồi đến Thanh Cảm cũng kể cho tôi về các tiết mục như hoạt cảnh, vũ khúc…Ngọc Hiền nhất 2 cũng cho tôi biết lớp bạn ấy đang tập hai tiết mục hợp xướng và nhạc cảnh…Tôi thấy lớp nào cũng rầm rộ chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ toàn trường…
Trước ngày thi, lớp trưởng các lớp đi bốc thăm để biết ngày, giờ, thứ tự các tiết mục dự thi của lớp mình. Thế rồi ngày thi đã đến!
Cuộc thi Văn nghệ hai khóa 10 và 11, do vì có quá nhiều tiết mục nên trường phải tổ chức diễn hai đêm liền.
Tôi nhớ mãi ngày hôm đó như là một ngày hội lớn của toàn trường. Tất cả các bạn đều lo lắng, chuẩn bị cho lớp của mình. Suốt cả ngày, mỗi lớp lo việc tập dợt lại, lo trang phục, phông cảnh…
Khi màn đêm vừa buông xuống, mọi người đều tập trung tại Hội trường. Tiếng đàn, tiếng trống của ban nhạc được đánh lên càng làm không khí thêm sôi động. Từ loa phát vang bài Nắng Chiều, Ngậm ngùi…càng làm cho mọi người rộn ràng hòa vào cùng âm nhạc.
*Cuộc thi Văn nghệ đêm 16/12/1972 – Hai khóa 10 và 11.
Mở đầu buổi hội thi, thầy Hiệu Trưởng tuyên bố khai mạc cuộc thi. Sau đó vài lời của Ban tổ chức…giới thiệu chương trình…
Chưa đến tiết mục của lớp nên tôi cùng các bạn chen vào hội trường xem…
Mở màn là Hợp xướng: Trường ca Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang do lớp nhất 2 trình bày. Tấm màn nhung được kéo ra, các bạn đứng bên nhau, nữ trong tà áo dài trắng, nam áo chemise thắt caravate…cất giọng hát vang. Bài hát lúc trầm, lúc bổng, khi hùng hồn… “Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi. Trong tiếng hờn trong máu lửa ngập trời. từng giây nghe quê hương xót xa đầy trong cơn thê lương…” Bài hợp xướng chấm dứt trong tiếng hoan hô vang dội của mọi người.
Các bạn nhất 2 vội vàng vào bên trong chuẩn bị cho tiết mục tiếp theo trong tiếng hát ấm áp của anh Nguyễn Tăng Tri với bài Trở về mái nhà xưa nhạc ngoại, lời Việt của Phạm Duy.
Lớp nhất 2 trở lại với nhạc cảnh Ca dao mẹ của Trịnh Công Sơn. Tiết mục gây xúc động với giọng hát truyền cảm của bạn Phương Dung và cảnh người mẹ đưa con: “…mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn…” Một bạn nào đó thốt lên:
-Giọng hát hay quá!
-Bạn nào hóa trang người mẹ mà giống quá vậy?
Phương Dung là bạn học thời trung học với tôi. Tôi rất thích giọng hát của bạn ấy! Bạn ấy mà hát nhạc Trịnh thì rất là tuyệt vời! Nhạc cảnh phù hợp với thời cuộc chiến tranh của đất nước lúc bấy giờ.
Sau đó là các tiết mục của các anh chị khóa 10. Mãi cho đến tiết mục thứ 7 với bài đồng ca Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập lớp nhất 5 trình bày. Đây chỉ là tiết mục giúp vui nhưng các bạn hát rất sôi nổi, rập ràng, vang to: “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào. Hát cho đêm thiên thu, lửa cháy trên trại giặc thù. Hát âm u trong đêm muôn cánh tay đang dậy lên…” Tôi đang say sưa với giai điệu… Th. gọi: -Sắp đến tiết mục lớp nhất 6 của mình rồi!
Tôi vội bước ra hành lang một bên hậu trường, các bạn lớp tôi đã đông đủ và sẵn sàng.
Từ loa phóng thanh, tiếng giới thiệu Vũ khúc Tiếng xưa của lớp nhất niên 6. Tôi cầm micro và hát: “Hoàng hôn lá reo bên thềm, hoàng hôn tơi bời lá thu, sương mờ. Ngậm ngùi xuân xanh…” Tôi liếc nhìn ra sân khấu, các bạn đang múa nhịp nhàng. Các bạn nam áo dài khăn đóng, các bạn nữ áo gấm khăn vành tay ôm, tay gảy đàn tỳ bà…đưa mọi người trở về với những ngày xưa ở miền đất Thần Kinh của cố đô Huế. Dưới ánh đèn sân khấu, khuôn mặt bạn nào cũng rạng ngời. Bài múa chấm dứt, tiếng vỗ tay vang dội.
Tôi nép bên cánh gà để xem lớp nhất 4 trong hài kịch Nhổ răng tại đây. Tiết mục giúp vui nên các bạn diễn thoải mái, làm cho nhiều người cất tiếng cười vui rộn rã.
Tiết mục thứ 12 là màn hợp xướng của lớp 6, đó là bài Chờ nhìn quê hương sáng chói, nhạc và lời của Trịnh Công Sơn. Bạn Ngọc Tượng solo đoạn đầu, còn chúng tôi hát đuổi theo bè… Không biết thế nào? nhưng khi màn khép lại tiếng vỗ tay vang lên. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế là xong phần dự thi của lớp mình.
Tôi đứng lại xem Nhạc cảnh Tình Nghèo của Phạm Duy, lớp nhất 4 trình diễn. Tôi thấy bạn Đức Lượng trưởng ban văn nghệ lớp 4 đang nhắc nhở các bạn trước khi mở màn. Tiếng nhạc vang lên, các bạn diễn nhạc cảnh rất mộc mạc đầy tình quê hương. Một điều rất hay là các bạn vừa diễn vừa hát: “ Nhớ nhớ thuở nào, Anh(lơ) cầy thuê. Em(lơ) dắt trâu. Đôi ta cùng(lơ) gặp nhau dưới cầu. Bóng mát(ý) cầu…” Kết thúc là cảnh hai bạn Bích Liên và Trần Văn Lương hạnh phúc dưới mái nhà tranh bên ruộng đồng cùng con trâu, cái cày…
Vũ khúc Một Mẹ trăm con _ Nhất niên 5 |
DÃ TRÀNG TÌM BẢO NGỌC
Trăng thanh, sóng lặng, biển lắng sâu.
Dã tràng xe cát đã từ lâu.
Mải miết kiếm tìm không ngơi nghỉ.
Bảo ngọc thân yêu giờ nơi đâu?!
Quả đất tròn xoay sao chẳng gặp.
Duyên nặng tình sâu nhớ bạc đầu.
Bãi cát mênh mông buồn bất tận.
Trăm năm chôn kín một niềm đau.
Tuyết Nhung _ Khóa 5
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
Quý Thầy Cô cùng Anh Chị SƯ PHẠM QUY NHƠN gặp nhau Chủ Nhật đầu Tháng
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
KHÉP LẠI RỪNG XƯA
Đỗ Hướng ( Đỗ Hoài Hương )
Tưởng nhớ Nhạc sĩ T.C.S
Khóa 1 SPQN
Được tin anh đi!
Không hẹn . . . Chúng tôi về quán gió
hát tình ca - Ngậm ngùi tưởng nhớ
Thả tim anh hòa nhịp với tim người
Anh
hạt bụi tuyệt vời
rong chơi hóa kiếp-dệt khúc sử tình . . .
Ngộ giữa rừng kinh
anh chạm ca từ mang thông điệp đến từng nhà gõ cửa
Mệt nhoài trên tay đóm lửa
ru mãi-ru hoài : thân phận-tình yêu
Bên anh, nữ hoàng chân đất du ca
nâng sóng nhạc thả thơ anh xuống hạ
Nghe! Lòng đá hóa ngây
vực hồn say! Thức tỉnh
Vắt kiệt mình . . . Nối những vòng tay
Hun hút đường đêm
chờ em sâu mắt !
Từng người tình - si mê - đánh mất !
Vô vọng ! Nhạt nhòa khuôn mặt . . .
Về đâu ?
Giọt nước phân đôi . . . man man dòng sông nhỏ
Biển cả tìm người . . .
đặc quánh . . .Bóng chiều trôi !
Giờ thôi !
Rừng Xưa nay mở
đẩy cổng anh về !
khép cửa anh đi . . .
Cánh Vạc ướt đầm trong mưa
gầy guộc bốn mùa
Anh - hóa thân vào cánh Hạc
Sững sờ . . .
Bay !
quên khép lại rừng xưa .
Trang Nhà cảm ơn Anh Đắc Tài Trần _ Sư Phạm Quy Nhơn Cam Ranh Bay đã chia sẻ .
Tưởng nhớ Nhạc sĩ T.C.S
Khóa 1 SPQN
Được tin anh đi!
Không hẹn . . . Chúng tôi về quán gió
hát tình ca - Ngậm ngùi tưởng nhớ
Thả tim anh hòa nhịp với tim người
Anh
hạt bụi tuyệt vời
rong chơi hóa kiếp-dệt khúc sử tình . . .
Ngộ giữa rừng kinh
anh chạm ca từ mang thông điệp đến từng nhà gõ cửa
Mệt nhoài trên tay đóm lửa
ru mãi-ru hoài : thân phận-tình yêu
Bên anh, nữ hoàng chân đất du ca
nâng sóng nhạc thả thơ anh xuống hạ
Nghe! Lòng đá hóa ngây
vực hồn say! Thức tỉnh
Vắt kiệt mình . . . Nối những vòng tay
Hun hút đường đêm
chờ em sâu mắt !
Từng người tình - si mê - đánh mất !
Vô vọng ! Nhạt nhòa khuôn mặt . . .
Về đâu ?
Giọt nước phân đôi . . . man man dòng sông nhỏ
Biển cả tìm người . . .
đặc quánh . . .Bóng chiều trôi !
Giờ thôi !
Rừng Xưa nay mở
đẩy cổng anh về !
khép cửa anh đi . . .
Cánh Vạc ướt đầm trong mưa
gầy guộc bốn mùa
Anh - hóa thân vào cánh Hạc
Sững sờ . . .
Bay !
quên khép lại rừng xưa .
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
SƯ PHẠM QUY NHƠN Hành Khúc
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
BIỂN ĐỘNG
Minh Thư
Sau những ngày mát mẻ của những cơn mưa xuân muộn. Trời bắt đầu tạnh ráo. Mặt trời xuất hiện nhưng không khí vẫn còn se lạnh. Thời khắc giao mùa thật thú vị! Mùa xuân không muốn rời và mùa hè chẳng vội đến!
Tháng tư năm 1975, Thư vừa tròn hai mươi mốt tuổi. Sau khi trở về lại thị xã , Thư tiếp tục dạy học.
Một buổi sáng, Thư vừa ra khỏi nhà để đến trường.
-Thư ơi!
Bên kia đường, Hiền trong tà áo dài hồng, khoác ngoài là chiếc áo len trắng mỏng cánh tay. Tươi cười vừa gọi, vừa băng qua đường.
-Chiều nay Thư rảnh không?
-Rảnh, mà có chi không Hiền?
-Qua nhà mình chơi, mình có nhiều chuyện muốn kể, vui lắm!
Thư và Hiền là bạn thời Trung Học, sau đó lại học cùng khóa Sư phạm. Ra trường Hiền đổi lên miền núi còn Thư ra Hoài Nhơn. Bây giờ Hiền dạy trường Hải Cảng, Thư dạy trường Lê Lợi. Tuy là bạn biết nhau từ nhỏ nhưng thỉnh thoảng mới gặp nhau và mỗi khi gặp thì cười cười chào nhau chứ ít khi nói chuyện với nhau nhiều. Hè vừa rồi, trong khóa học chính trị, hai bạn mới có dịp nói chuyện vào những giờ giải lao. Rồi từ đó hai bạn trở nên thân thiết. Nhà Thư ở chỉ cách nhà Hiền một đoạn đường ngắn nên thỉnh thoảng có lúc chạy qua chạy lại nói chuyện vu vơ...
-Dạo này trường mình vui lắm, ban ngày dạy học trò, tối đến trường tập dợt văn nghệ...
Hiền hồ hởi kể cho Thư nghe những sinh hoạt của giáo viên trong trường mình,
-Trường Hiền vui là phải vì đội ngũ giáo viên toàn là trẻ trung…mà đa số các thầy cô giáo đều là học Sư Phạm Qui Nhơn ra nên rất hợp nhau.
-Ừ, khóa 11 của mình có đến 5-6 người. Ngoài ra, còn nhiều các anh chị khóa 10, khóa 9, khóa 8…nữa.
Đôi bạn đi bộ bên nhau huyên thuyên chuyện trò…Đến đường Lê Thánh Tôn. Hiền dừng lại:
-Thôi tạm biệt nghe! Nhớ trưa hay chiều nay qua nhà mình chơi.
Nói xong, Hiền quay đi về hướng trường mình. Thư nhìn theo dáng Hiền gầy gầy, xinh xắn trong chiếc áo dài bay bay trong gió…xa dần cuối đường.
Buổi chiều, Thư và Hiền vừa nhâm nhi dĩa củ mì nóng hổi vừa chuyện trò. Từ chuyện dạy dỗ ở trường cho đến chuyện nhà nước như chuyện đổi tiền, chuyện siêu ngạch…rồi đến chuyện phân phối hàng hóa, chuyện thực phẩm… nhiều chuyện để nói ở cái cuộc sống mới đổi thay này.
Bỗng Hiền quay qua hỏi :
Thư ơi! Bạn có biết Toàn học sư phạm khóa tụi mình không?
-Biết, mà có chuyện gì không, Hiền?
-Ồ, không có gì. Hôm trước mình gặp Toàn hai đứa nói chuyện, nghe Toàn bảo rất thân với Thư.
-Ừ, tụi mình biết nhau từ lúc còn học trong trường sư phạm.
Thư và Hiền lại tiếp tục nói chuyện, một lát sau Hiền lại nói:
-Mình thấy ở Toàn có cái gì đó hay hay, phải không Thư?
-Ừm…
Câu chuyện như chùng xuống, mỗi đứa đeo đuổi theo sự suy nghĩ riêng … rồi Hiền lại nhắc về Toàn:
-Mình thấy Toàn rất là “Man”…
Nghe Hiền nói, Thư bỗng nhớ lại khuôn mặt dáng dấp của Toàn…
-Hiền nhận xét rất đúng! Qua tiếp xúc, mình cũng nhận thấy như thế.
Tự dưng trong đầu Thư lóe lên ý nghĩ :
“ -Sao mình không giới thiệu hai bạn với nhau nhỉ? Rất đẹp đôi! ”. Những suy nghĩ đó, nằm trong đầu Thư bắt đầu từ đó.
Chiều thứ tư, tan trường. Sau khi học sinh về hết, Thư lửng thửng đi bộ về nhà. Ngay cổng trường, bất ngờ gặp Toàn.
-Tuần này, sao ở đảo lại được về sớm vậy?
-Biển động, thay phiên dạy, chuồn về.
Giọng nói của Toàn lúc nào cũng lấc cấc, cụt ngũn…
Đi ngang qua đường Lê Thánh Tôn, một cơn gió từ biển thổi tạt vào, cả hai rùng mình vì gió mạnh. Ôm tập vở vào người, đi sát vào nhau, Toàn bâng quơ :
-Dạo này, biển lúc nào cũng động!
-Ừ, hình như chiều nào biển cũng động, Toàn nhỉ?
Bỗng nhớ đến Hiền cùng những ý định của mình, Thư hỏi:
-Toàn biết Hiền học khóa mình không?
-Biết.
-Toàn thấy Hiền thế nào?
-Thế nào là thế nào? Mới gặp Hiền tuần vừa rồi đây mà… Ừ, cô ấy cũng vui tính.
-Hiền rất xinh nữa chứ?
-Ừ, thì xinh…
-Tính tình rất dễ thương?
-Thì …dễ thương.
Cả hai cùng phá lên cười vì lối đối đáp vui vui. Đã đến nhà, Thư mời:
-Vào nhà chơi, Toàn!
-Thôi, chiều rồi, Toàn về, mai gặp lại!
Chiều hôm sau, Toàn lại đến đón Thư ở cổng trường. Hôm nay, Toàn ăn mặc rất chỉnh chu. Bên trong mặc một chiếc áo chemise trắng, bên ngoài khoác một chiếc áo vest màu sậm…quần jean, giày bata trắng, ra dáng lịch lãm…Thư cười, thầm nghĩ : “ Phải chi có Hiền lúc này thì hay biết mấy…”.
-Thư cười gì vậy?
-Ồ, không có gì?
Về chiều trời càng se lạnh. Tà áo dài xanh của Thư bay lấn quấn quanh người Toàn. Một vài ánh mắt của đồng nghiệp, của người đi đường nhìn vào cứ nghĩ là rất đẹp…
Thật sự mà nói, người con gái nào cũng cần một sự che chở, bảo bọc của người thân, của người bạn hay của người yêu… Đối với Toàn, mỗi lần đi bên cạnh là Thư cảm nhận được sự thanh thản, bình yên đến lạ kỳ… Thư liếc nhìn Toàn thầm nhủ : - Sao mình không yêu Toàn nhỉ? Nhìn đôi bàn tay với những đường gân…- Đôi bàn tay Toàn tuy không mạnh mẽ nhưng cũng có thể bảo bọc cho một ai đó ? Nhưng mà…chợt nghĩ đến Hiền, Thư vội lắc đầu như xua tan ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu.
-Hôm qua nay, Toàn có gặp Hiền không?
-Không.
-Toàn biết không? Trong số những người bạn nữ mình quen biết thì Hiền là người có tính tình dễ thương và tốt nhất.
-Thế hả? Toàn lơ đễnh nói.
-Toàn nên gặp Hiền, nói chuyện với Hiền, sẽ thấy Thư không nói sai đâu.
-Ừ thì để gặp…
Toàn trả lời nhanh như cho xong, rồi chuyển hướng nói qua chuyện khác. Giọng gần gũi:
-Thư dạy học có thấy mệt không?
-Mệt! do chưa quen, vả lại họp hành, công tác nhiều quá! Còn Toàn?
-Mình chắc đuối quá, những cái nguyên tắc, những điều gò bó, những sổ sách, giáo án…mình muốn bỏ cuộc!
Thư an ủi bạn:
-Thôi. Trời đang mưa, tránh sao cho khỏi ướt. Cố gắng vượt qua, rồi có một ngày “sau cơn mưa trời lại sáng”.
Sáng chủ nhật, Hiền ghé nhà Thư. Hai đứa nằm bên nhau tâm sự suốt cả buổi sáng. Càng nói chuyện với Hiền, Thư càng thấy thích và quí cô ấy. Hiền có những ưu tư, những trằn trọc…sống nội tâm, có chiều sâu nên thường đa cảm … Hiền thường quan tâm đến bạn bè hay những người xung quanh.
-Hôm kia, mình mới gặp Toàn.
Hiền nhổm dậy, hỏi:
-Toàn có nhắc gì mình không?
Thấy Hiền hồ hởi, không muốn bạn thất vọng nên Thư liến thoắng:
-Có, Toàn nói Hiền dễ thương.
Hiền cười thật tươi:
-Thật hả? Toàn còn nói gì nữa không?
-Ừ, Toàn nói tuần sau sẽ về, hy vọng gặp được Hiền.
Thư nói như thế là muốn Hiền vui. Trong lòng lúc nào cũng muốn gắn kết hai bạn lại gần với nhau.
Buổi chiều, vừa bước ra cổng trường, Thư ngạc nhiên thấy Hiền:
-Sao hôm nay lại đến trường mình!?
-Hai đứa mình ra biển chơi.
-Khùng à! Không biết chiều nay trời trở lạnh hay sao mà đòi ra biển?
-Không khùng, mà thích ra biển chơi được không?
Chìu bạn, Thư vội ríu rít theo bạn ra biển mà miệng luôn xuýt xoa vì gió lạnh.
Biển chiều, trời động, nước đục ngầu. Từng con sóng cao to cuồn cuộn thi nhau vỗ mạnh vào bờ, bọt tung trắng xóa.
Hai bạn ngồi trên chiếc ghế đá. Bãi biển vắng người. Hiền đăm đăm nhìn ra xa, đưa tay chỉ…
-Phải kia là nơi Toàn dạy không Thư?
-Ừ…
Thật ra, Thư có thấy rõ gì đâu? Biển động, khơi xa mù mịt không thấy đâu là bến là bờ.
-Tội cho các bạn dạy ở đảo quá Thư nhỉ?
-Ừ…
Hiền vẫn hướng mắt về phía ấy như muốn chia sẻ nỗi vất vả của những người giáo viên dạy ở đảo xa như Toàn…
Tuần này, biển động, gió to, sóng lớn…Toàn không về. Hiền buồn bã … chờ đợi tuần kế tiếp.
Một buổi chiều trời gió nhiều hơn mọi buổi chiều khác. Tình cờ Toàn xuất hiện ở cổng trường. Vừa thấy Toàn, Thư hỏi:
-Toàn đã gặp Hiền chưa?
-Chưa, mà gặp để làm gì?
Nghe bạn hơi gằn giọng Thư ngạc nhiên nhìn Toàn. Toàn tránh ánh mắt Thư…
Suốt đoạn đường từ trường về nhà không ai nói với ai điều gì. Đến nhà, Thư dừng lại:
-Mình thấy Hiền rất…
-Nhưng mà … Thôi Thư đừng nhắc đến nữa.
Toàn ngắt ngang, Thư ngạc nhiên :
-Sao thế?
-Không…
Toàn không nói tiếp, buồn buồn ra về. Thư cảm thấy có một điều gì đó sắp xảy đến…
Sau những ngày mát mẻ của những cơn mưa xuân muộn. Trời bắt đầu tạnh ráo. Mặt trời xuất hiện nhưng không khí vẫn còn se lạnh. Thời khắc giao mùa thật thú vị! Mùa xuân không muốn rời và mùa hè chẳng vội đến!
Tháng tư năm 1975, Thư vừa tròn hai mươi mốt tuổi. Sau khi trở về lại thị xã , Thư tiếp tục dạy học.
Một buổi sáng, Thư vừa ra khỏi nhà để đến trường.
-Thư ơi!
Bên kia đường, Hiền trong tà áo dài hồng, khoác ngoài là chiếc áo len trắng mỏng cánh tay. Tươi cười vừa gọi, vừa băng qua đường.
-Chiều nay Thư rảnh không?
-Rảnh, mà có chi không Hiền?
-Qua nhà mình chơi, mình có nhiều chuyện muốn kể, vui lắm!
Thư và Hiền là bạn thời Trung Học, sau đó lại học cùng khóa Sư phạm. Ra trường Hiền đổi lên miền núi còn Thư ra Hoài Nhơn. Bây giờ Hiền dạy trường Hải Cảng, Thư dạy trường Lê Lợi. Tuy là bạn biết nhau từ nhỏ nhưng thỉnh thoảng mới gặp nhau và mỗi khi gặp thì cười cười chào nhau chứ ít khi nói chuyện với nhau nhiều. Hè vừa rồi, trong khóa học chính trị, hai bạn mới có dịp nói chuyện vào những giờ giải lao. Rồi từ đó hai bạn trở nên thân thiết. Nhà Thư ở chỉ cách nhà Hiền một đoạn đường ngắn nên thỉnh thoảng có lúc chạy qua chạy lại nói chuyện vu vơ...
-Dạo này trường mình vui lắm, ban ngày dạy học trò, tối đến trường tập dợt văn nghệ...
Hiền hồ hởi kể cho Thư nghe những sinh hoạt của giáo viên trong trường mình,
-Trường Hiền vui là phải vì đội ngũ giáo viên toàn là trẻ trung…mà đa số các thầy cô giáo đều là học Sư Phạm Qui Nhơn ra nên rất hợp nhau.
-Ừ, khóa 11 của mình có đến 5-6 người. Ngoài ra, còn nhiều các anh chị khóa 10, khóa 9, khóa 8…nữa.
Đôi bạn đi bộ bên nhau huyên thuyên chuyện trò…Đến đường Lê Thánh Tôn. Hiền dừng lại:
-Thôi tạm biệt nghe! Nhớ trưa hay chiều nay qua nhà mình chơi.
Nói xong, Hiền quay đi về hướng trường mình. Thư nhìn theo dáng Hiền gầy gầy, xinh xắn trong chiếc áo dài bay bay trong gió…xa dần cuối đường.
Buổi chiều, Thư và Hiền vừa nhâm nhi dĩa củ mì nóng hổi vừa chuyện trò. Từ chuyện dạy dỗ ở trường cho đến chuyện nhà nước như chuyện đổi tiền, chuyện siêu ngạch…rồi đến chuyện phân phối hàng hóa, chuyện thực phẩm… nhiều chuyện để nói ở cái cuộc sống mới đổi thay này.
Bỗng Hiền quay qua hỏi :
Thư ơi! Bạn có biết Toàn học sư phạm khóa tụi mình không?
-Biết, mà có chuyện gì không, Hiền?
-Ồ, không có gì. Hôm trước mình gặp Toàn hai đứa nói chuyện, nghe Toàn bảo rất thân với Thư.
-Ừ, tụi mình biết nhau từ lúc còn học trong trường sư phạm.
Thư và Hiền lại tiếp tục nói chuyện, một lát sau Hiền lại nói:
-Mình thấy ở Toàn có cái gì đó hay hay, phải không Thư?
-Ừm…
Câu chuyện như chùng xuống, mỗi đứa đeo đuổi theo sự suy nghĩ riêng … rồi Hiền lại nhắc về Toàn:
-Mình thấy Toàn rất là “Man”…
Nghe Hiền nói, Thư bỗng nhớ lại khuôn mặt dáng dấp của Toàn…
-Hiền nhận xét rất đúng! Qua tiếp xúc, mình cũng nhận thấy như thế.
Tự dưng trong đầu Thư lóe lên ý nghĩ :
“ -Sao mình không giới thiệu hai bạn với nhau nhỉ? Rất đẹp đôi! ”. Những suy nghĩ đó, nằm trong đầu Thư bắt đầu từ đó.
Chiều thứ tư, tan trường. Sau khi học sinh về hết, Thư lửng thửng đi bộ về nhà. Ngay cổng trường, bất ngờ gặp Toàn.
-Tuần này, sao ở đảo lại được về sớm vậy?
-Biển động, thay phiên dạy, chuồn về.
Giọng nói của Toàn lúc nào cũng lấc cấc, cụt ngũn…
Đi ngang qua đường Lê Thánh Tôn, một cơn gió từ biển thổi tạt vào, cả hai rùng mình vì gió mạnh. Ôm tập vở vào người, đi sát vào nhau, Toàn bâng quơ :
-Dạo này, biển lúc nào cũng động!
-Ừ, hình như chiều nào biển cũng động, Toàn nhỉ?
Bỗng nhớ đến Hiền cùng những ý định của mình, Thư hỏi:
-Toàn biết Hiền học khóa mình không?
-Biết.
-Toàn thấy Hiền thế nào?
-Thế nào là thế nào? Mới gặp Hiền tuần vừa rồi đây mà… Ừ, cô ấy cũng vui tính.
-Hiền rất xinh nữa chứ?
-Ừ, thì xinh…
-Tính tình rất dễ thương?
-Thì …dễ thương.
Cả hai cùng phá lên cười vì lối đối đáp vui vui. Đã đến nhà, Thư mời:
-Vào nhà chơi, Toàn!
-Thôi, chiều rồi, Toàn về, mai gặp lại!
Chiều hôm sau, Toàn lại đến đón Thư ở cổng trường. Hôm nay, Toàn ăn mặc rất chỉnh chu. Bên trong mặc một chiếc áo chemise trắng, bên ngoài khoác một chiếc áo vest màu sậm…quần jean, giày bata trắng, ra dáng lịch lãm…Thư cười, thầm nghĩ : “ Phải chi có Hiền lúc này thì hay biết mấy…”.
-Thư cười gì vậy?
-Ồ, không có gì?
Về chiều trời càng se lạnh. Tà áo dài xanh của Thư bay lấn quấn quanh người Toàn. Một vài ánh mắt của đồng nghiệp, của người đi đường nhìn vào cứ nghĩ là rất đẹp…
Thật sự mà nói, người con gái nào cũng cần một sự che chở, bảo bọc của người thân, của người bạn hay của người yêu… Đối với Toàn, mỗi lần đi bên cạnh là Thư cảm nhận được sự thanh thản, bình yên đến lạ kỳ… Thư liếc nhìn Toàn thầm nhủ : - Sao mình không yêu Toàn nhỉ? Nhìn đôi bàn tay với những đường gân…- Đôi bàn tay Toàn tuy không mạnh mẽ nhưng cũng có thể bảo bọc cho một ai đó ? Nhưng mà…chợt nghĩ đến Hiền, Thư vội lắc đầu như xua tan ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu.
-Hôm qua nay, Toàn có gặp Hiền không?
-Không.
-Toàn biết không? Trong số những người bạn nữ mình quen biết thì Hiền là người có tính tình dễ thương và tốt nhất.
-Thế hả? Toàn lơ đễnh nói.
-Toàn nên gặp Hiền, nói chuyện với Hiền, sẽ thấy Thư không nói sai đâu.
-Ừ thì để gặp…
Toàn trả lời nhanh như cho xong, rồi chuyển hướng nói qua chuyện khác. Giọng gần gũi:
-Thư dạy học có thấy mệt không?
-Mệt! do chưa quen, vả lại họp hành, công tác nhiều quá! Còn Toàn?
-Mình chắc đuối quá, những cái nguyên tắc, những điều gò bó, những sổ sách, giáo án…mình muốn bỏ cuộc!
Thư an ủi bạn:
-Thôi. Trời đang mưa, tránh sao cho khỏi ướt. Cố gắng vượt qua, rồi có một ngày “sau cơn mưa trời lại sáng”.
Sáng chủ nhật, Hiền ghé nhà Thư. Hai đứa nằm bên nhau tâm sự suốt cả buổi sáng. Càng nói chuyện với Hiền, Thư càng thấy thích và quí cô ấy. Hiền có những ưu tư, những trằn trọc…sống nội tâm, có chiều sâu nên thường đa cảm … Hiền thường quan tâm đến bạn bè hay những người xung quanh.
-Hôm kia, mình mới gặp Toàn.
Hiền nhổm dậy, hỏi:
-Toàn có nhắc gì mình không?
Thấy Hiền hồ hởi, không muốn bạn thất vọng nên Thư liến thoắng:
-Có, Toàn nói Hiền dễ thương.
Hiền cười thật tươi:
-Thật hả? Toàn còn nói gì nữa không?
-Ừ, Toàn nói tuần sau sẽ về, hy vọng gặp được Hiền.
Thư nói như thế là muốn Hiền vui. Trong lòng lúc nào cũng muốn gắn kết hai bạn lại gần với nhau.
Buổi chiều, vừa bước ra cổng trường, Thư ngạc nhiên thấy Hiền:
-Sao hôm nay lại đến trường mình!?
-Hai đứa mình ra biển chơi.
-Khùng à! Không biết chiều nay trời trở lạnh hay sao mà đòi ra biển?
-Không khùng, mà thích ra biển chơi được không?
Chìu bạn, Thư vội ríu rít theo bạn ra biển mà miệng luôn xuýt xoa vì gió lạnh.
Biển chiều, trời động, nước đục ngầu. Từng con sóng cao to cuồn cuộn thi nhau vỗ mạnh vào bờ, bọt tung trắng xóa.
Hai bạn ngồi trên chiếc ghế đá. Bãi biển vắng người. Hiền đăm đăm nhìn ra xa, đưa tay chỉ…
-Phải kia là nơi Toàn dạy không Thư?
-Ừ…
Thật ra, Thư có thấy rõ gì đâu? Biển động, khơi xa mù mịt không thấy đâu là bến là bờ.
-Tội cho các bạn dạy ở đảo quá Thư nhỉ?
-Ừ…
Hiền vẫn hướng mắt về phía ấy như muốn chia sẻ nỗi vất vả của những người giáo viên dạy ở đảo xa như Toàn…
Tuần này, biển động, gió to, sóng lớn…Toàn không về. Hiền buồn bã … chờ đợi tuần kế tiếp.
Một buổi chiều trời gió nhiều hơn mọi buổi chiều khác. Tình cờ Toàn xuất hiện ở cổng trường. Vừa thấy Toàn, Thư hỏi:
-Toàn đã gặp Hiền chưa?
-Chưa, mà gặp để làm gì?
Nghe bạn hơi gằn giọng Thư ngạc nhiên nhìn Toàn. Toàn tránh ánh mắt Thư…
Suốt đoạn đường từ trường về nhà không ai nói với ai điều gì. Đến nhà, Thư dừng lại:
-Mình thấy Hiền rất…
-Nhưng mà … Thôi Thư đừng nhắc đến nữa.
Toàn ngắt ngang, Thư ngạc nhiên :
-Sao thế?
-Không…
Toàn không nói tiếp, buồn buồn ra về. Thư cảm thấy có một điều gì đó sắp xảy đến…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)