BBT vừa phát hiện hệ thống Blogger đang có vấn đề trong việc thể hiện fonts chữ tiếng Việt. Do vậy khi bạn đọc thấy khác thường trong việc thể hiện fonts chữ, xin vui lòng click vào tiêu đề của bài viết để xem được rõ ràng hơn... BBT sẽ theo dõi tiếp để tìm cách khắc phục... Mong các bạn đọc thông cảm.
Thân ái.
Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012
QUAY QUẮT NHỚ MỘT TÌNH YÊU DANG DỞ
Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ "Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012"
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012
Thư Ngỏ Của BLL SPQN và BTC 2012
Kính thưa
-
Toàn Thể quí Thầy Cô cùng quí anh chị CGS SPQN
-
BLL CGS SPQN của các tỉnh, thành
-
Quí vị khách mời.
Đến hôm nay, sự kiện “Trở về thăm trường
cũ” nằm trong chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm thành lập trường SPQN đã kết
thúc…
Nhìn tổng thể, với sự phấn khởi và niềm háo
hức của quí Thầy Cô cũng như bạn bè các khóa từ mọi địa phương đã về tham dự với
số lượng đông đảo thì chúng ta có thể nói sự kiện đã kết thúc một cách thành
công.
Nhưng với góc nhìn nghiêm khắc với chính
mình, BLL và BTC 2012 tự nhận thấy chúng tôi đã có nhiều thiếu sót, còn nhiều yếu
kém trong việc tổ chức khiến cho niềm vui của quí Thầy Cô, của quí đồng môn
trong ngày hội ngộ không được trọn vẹn…
Thực ra! nguyên nhân chính khiến BTC lúng
túng, bị động chính là việc đã không tiên liệu đúng số lượng thành viên về tham
dự… Từ những con số được các đoàn báo về, chúng tôi dự liệu mọi hoạt động cho
lượng CGS về trường trong điều kiện nhiều nhất là khoảng 400 người, nhưng thực
tế đến chiều ngày 12/5 số lượng CGS về tham dự đã vượt lên gấp hơn 2 lần; chính
vì điều này đã khiến cho trường ĐHQN phải điều chỉnh lại chương trình của buổi
Giao Lưu; đã khiến cho bữa tiệc liên hoan tối 12/5 bị quá tải, nhiều anh chị phải
bỏ về vì không thể đăng ký dự tiệc vào phút chót; nhiều vị khách mời của trường
ĐHQN cũng ra về để nhường chỗ cho anh chị em CGS… thậm chí nguyên đoàn đến từ
Quảng Nam – Đà Nẵng đã phải ra về dù đã đăng ký và đóng tiền.
Trước những trục trặc và bất tiện nêu trên,
BLL và BTC xin nghiêm khắc nhận lỗi trước
quí Thầy Cô, quí anh chị em CGS, quí
khách mời và đặc biệt là với BLL cùng các anh chị đoàn Đà Nẵng.
Bằng thư ngỏ này, chúng tôi tha thiết mong
quí Thầy Cô, quí anh chị em CGS cùng quí vị khách mời với tình cảm sâu sắc của
tình thầy trò, tình bằng hữu của nhà trường
SPQN mà vui lòng bỏ qua sự không hài lòng và chấp chận lời xin lỗi chính thức
này của chúng tôi.
Sự rộng lòng thứ lỗi của quí vị cùng toàn
thể CGS các đoàn sẽ giúp chúng tôi thêm tinh thần và nỗ lực để tổ chức thành
công ngày hội trường sẽ được tổ chức vào ngày 1/7/2012 tới đây tại Sài Gòn.
Mong được đón nhận những góp ý của quí vị cũng như quí anh chị em.
Trân trọng kính chào và chân thành cám ơn.
Ngày 17 tháng 5 năm 2012.
TM Ban Liên Lạc. TM Ban Tổ Chức
2012
Nguyễn Dũ Võ
Ngọc Chuyển
Tin Tức
Thông Tin về sức khỏe Thầy Võ Sum.
(đã hiệu chỉnh theo thông tin của bạn Huỳnh Kim Thạch)
Chúng tôi vừa nhận được tin: Thầy Võ Sum - nguyên Giám Học - trường SPQN hiện đang lâm bệnh nặng; Thầy đang được gia đình chăm sóc tại nhà trong điều kiện khó khăn. Xin thông báo đến toàn cộng đồng CGS SPQN, quí anh chị nào muốn hỗ trợ, giúp đỡ cho Thầy Sum trong giai đoạn này xin liên hệ trực tiếp với gia đình Thầy theo địa chỉ: thôn Liên Thạch, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
Điện thoại nhà: 057-3590249,
Di động: 01215 702 531, email: sumvo.hoachau@gmail.com
Số tài khoản của con trai Thầy là : VO TUYEN 4606205027544 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi nhánh Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
SPQN
(đã hiệu chỉnh theo thông tin của bạn Huỳnh Kim Thạch)
Chúng tôi vừa nhận được tin: Thầy Võ Sum - nguyên Giám Học - trường SPQN hiện đang lâm bệnh nặng; Thầy đang được gia đình chăm sóc tại nhà trong điều kiện khó khăn. Xin thông báo đến toàn cộng đồng CGS SPQN, quí anh chị nào muốn hỗ trợ, giúp đỡ cho Thầy Sum trong giai đoạn này xin liên hệ trực tiếp với gia đình Thầy theo địa chỉ: thôn Liên Thạch, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
Điện thoại nhà: 057-3590249,
Di động: 01215 702 531, email: sumvo.hoachau@gmail.com
Số tài khoản của con trai Thầy là : VO TUYEN 4606205027544 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi nhánh Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
SPQN
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
Chiếc cà vạt đồng phục Sư phạm Quy Nhơn
Trần Đạo
Pháp K2
1963-1965
Nhân chuyến về thăm lại
trường xưa, sau 50 năm gặp lại anh Hoàng, cựu giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn (SPQN)
khóa một, người Huế, điều làm tôi ấn tượng nhất là anh Hoàng mang chiếc cà vạt
đen, chiếc cà vạt còn nguyên vẹn của trường SPQN mà anh đã giữ gìn mãi 50 năm,
nay mới có dịp dùng lại. Chính chiếc cà vạt này làm tôi gợi nhớ biết bao kỷ niệm.
Tôi vào SPQN sau anh
Hoàng một khóa. Tôi nhớ hồi đó đồng phục nam giáo sinh là quần tây xanh đen, áo
sơ mi trắng, cà vạt đen. Mỗi ngày thứ Hai chào cờ đồng phục là vậy. Qua năm thứ
hai đồng phục thêm một bộ veston màu xanh đen nữa, vì năm thứ hai chúng tôi đi
thực tập phải mặc thêm bộ veston ấy. Ngày đầu tiên mặc đồng phục lớn như vậy
tôi thấy mình chững chạc, đứng đắn và nghiêm túc biết bao! Tôi cảm nhận mình dần
dần trở nên người thầy đứng trên bục giảng,
Rồi tôi lại nhớ đến kỷ
niệm ngày đi thực tập đầu tiên ở trường Tiểu học Đào Duy Từ. Thầy hướng dẫn sư
phạm thực hành của tôi là Thầy Tôn Thất Tuân. Bước vào lớp dạy, đứng trên bục
giảng tôi vừa dạy vừa để ý đến những đôi mắt của học sinh, của thầy hướng dẫn
và của các bạn giáo sinh cùng lớp đang theo dõi, nhất là nhìn cặp mắt của Thầy
Tôn Thất Tuân. Tôi thấy Thầy rất vui, theo dõi bài giảng của tôi suốt buổi thực
tập. Khi hết giờ, ra khỏi lớp, các bạn đã xúm lại cho ý kiến, Thầy Tuân chỉ
nói: “À, Pháp dạy tốt”. Tôi rất mừng. Sau đó về lớp, Thầy và các bạn giáo sinh
rút ưu khuyết của bài dạy với những lời góp ý rất thân thương và xây dựng, làm
cho chính tôi và các bạn sẽ thực tập sau tôi cảm thấy mạnh dạn, tự tin, không
còn sợ giờ đi thực tập nữa.
Qua bao nhiêu năm tôi vẫn
còn nhớ đến cảm giác khi vào trường SPQN, cảm giác khi khoác lên mình bộ đồng
phục và chiếc cà vạt giáo sinh SPQN, như cảm thấy một cái gì đó thật thiêng
liêng và trân trọng, cảm thấy tự mình phải khép vào kỷ luật, tự trọng, danh dự,
tôn kính thầy cô, tính tôn ti trật tự mà sư phạm cần phải có.
Chiếc cà vạt mà anh Hoàng
đã giữ đó nói lên rằng con người sư phạm đã trân trọng, cất giữ, thủy chung với
những gì mình đã hấp thụ được từ môi trường SPQN, những điều quý giá mà quý Thầy
Cô chỉ dạy giáo sinh SPQN đã thấm vào tâm thức tự lúc nào không biết.
Có lẽ việc giữ gìn chiếc
cà vạt của anh Hoàng đã nói lên tính cách SPQN là thế đó. Tinh thần SPQN đáng
hãnh diện biết bao!
Sài gòn 15-5-2012
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
Về Nguồn - Thơ - Đàm Khánh Hỷ
Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ "Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012"
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Bài thơ viết về Kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường Sư phạm Quy Nhơn
Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ "Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012"
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012
Một số hình ảnh của chuyến đi tiền trạm.
Xin xem bài nơi Các Phụ Trang, thẻ Chuyên đề Về Thăm Trường Xưa 2012
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Có thể nhấn vào Đây để xem.
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
Những kỷ niệm không quên.
Trần Hiền Tuấn - K11
![]() |
Tác giả và cổng trường SP |
Những
ngày chuẩn bị thi tú tài 1 là nhũng ngày gian khổ vì những bạn cùng
lớp của mình mà sinh năm 1954 đều như vậy cả. Lúc bấy giờ, cùng lớp
với mình, sinh năm 1954 thi đậu cũng đi lính mà rớt cũng lính phải đi
thôi. Nhưng dù sao cũng tránh câu “Rớt tú tài anh đi trung sĩ,….”Thế
rồi ngày thi tú tài cũng đến, kết quả cũng đã có, minh không phải
đi trung sĩ và chờ ngày trình diện để đi sĩ quan dự bị.
Được
Chị Hương khóa 9 vừa ra trường chuẩn bị nhận nhiệm sở An Khê-Bình
Định cho biết trường Sư Phạm Quy Nhơn đang nhận hồ sơ thi tuyển mà nơi
đó là niềm ước mơ của mình từ thưở thiếu thời. Nhưng ngày đó tuyến
đường bộ Quảng Ngãi – Quy Nhơn vì tình hình chiến sự nên không đi
dược, phải đi bằng đường thủy thôi. Dù khó khăn mình vẫn cố gắng lên
đường vào nộp đơn và rồi ngày thi vào trường cũng đến. Bắt đầu từ
đây mình có những kỷ niệm khó quên :
* Khi thi trắc nghiệm 100 câu, khắc
nghiệt hơn là 2 câu sai sẽ trừ đi 1 câu đúng,. Mình đọc qua một lần,
chỉ tréo được 25 câu, và đọc nhiều lần nũa cũng chỉ chắc chắn được
40 câu.
Ngày
thi Vấn đáp mình gặp thầy Đặng Tháo (Sau này vào học mình mới nhận
ra) Sau khi đọc bài “Ngu Công phá núi” trong Cổ học tinh hoa và trả
lời câu hỏi liên quan đến bài đọc,
thầy có hỏi tôi những câu hỏi và cuộc đàm thoại tôi nhớ như in :
Thầy : Quê anh ở Quảng Ngãi phải không?
Tôi : Dạ
Thầy : Từ Quảng Ngãi vào Quy Nhơn, anh đi bằng phương tiện gì?
Tôi :
Thưa thầy, Từ Quảng Ngãi vào
đây em đi bằng ghe máy dọc theo bờ biển.
Thầy : Anh có biết Quảng Ngãi quê anh có những đặc sản gì không?
Tôi: Thưa thầy, Quản Ngãi có những đặc sản : Mạch nha, đường phèn,
đường phổi, kẹo gương, cá bống sông Trà.
Thầy : (suy nghĩ ) Anh còn nhớ món gì nữa không?
Tôi : (Suy nghĩ lâu hơn thầy và) : Thưa thầy còn một món nữa mà em quên
dó la Don Quảng Ngãi mà chỉ Quảng Ngãi mới có.
Thầy cười khẽ và gật đầu.
* Thế rồi tôi trở lại quê chờ kết
quả, vừa mong đợi, vừa hồi hộp không thi thì thôi mà đã thi rồi không
biết kết quả như thế nào đây, mình cũng không hy vọng gì vì mình chỉ
làm được 40/100 câu hỏi trắc nghiệm: được vào trường Sư phạm hay đi
lính đây. Các bạn gần xa đều nghe tin đứa đậu, đứa rớt còn mình thì
bặt vô âm tín vì không có ai là
người bà con ở Quy nhơn cả, trong lúc đó tình hình chiến tranh ngày
càng ác liệt hơn. Mấy ngày sau nhận được điện tín của chị Hương khóa
9 dạy ở An Khê gửi về, mừng vì mình cũng được đi học, lo vì làm sao
làm giấy tờ cho kịp đây. Lo mọi thủ tục xong mình từ giã gia đình vào
Quy Nhơn.
Buổi sáng ngày 02-9-1972 vừa bước
chân lên cảng Quy Nhơn, mình vội vàng đi xe ôm thay vì đi xe lambretta ba
bánh đến trường để nộp hồ sơ. Vừa hỏi thăm và đến chỗ nộp hồ sơ
thì thầy Lưu bảo đã hết hạn nhận hồ sơ rồi. Như tiếng sét đánh
ngang tai, trước mắt mình lúc bấy giờ chỉ toàn là màu đen. Mình lùi
dần, lùi dần mà nước mắt từ đâu chảy ròng ròng trên má khi đụng phải chiếc ghế tựa dài
dưới bảng tin của trường, mình ngồi phịch xuống và khóc thành tiếng
ngon lành.
Không biết bao lâu sau, mình nghĩ
là lâu lắm, có một người to con nhưng hơi tháp đi vào, nhìn thấy mình
ngồi khóc, ông dừng bước và hỏi : “Sao
anh ngồi đây mà khóc?”. Tôi : “Dạ thưa con từ Quảng Ngãi vào đây nộp
hồ sơ nhưng hết hạn nhận rồi,
con buồn quá ngồi khóc”. Ông lại hỏi tôi: “ Anh ở Quảng Ngãi mà ở quận nào?”. “Dạ thưa con ở quận Mộ Đức”. Ông ngẫm nghĩ và gật đầu
lẩm bẩm một mình : “Ưh, Quận Mộ Đức
đang xãy ra chiến sự.” Rồi ông vừa quay đi vừa vẫy tay : “ Anh theo tôi!”
Ông đi vào phòng nộp hồ sơ , tôi đi
theo nhưng chưa biết theo để làm gi. Ông dừng chân trước ô cửa nộp hồ
sơ nhìn thầy Lưu và nói to: “ Anh
Lưu, anh hãy nhận hồ sơ cho anh
này, vì anh ta đang ở vùng chiến sự xãy ra nên trễ nhé” Thầy Lưu
nhìn ông với nét mặt ngạc nhiên, sững sốt, một lát sau mới gật đầu
: Dạ. Tôi nhìn Ông và nhìn thầy
Lưu mà không biết chuyện gì xãy ra với mình cả. Ông quay lại bảo tôi :
”anh nộp hồ sơ vào đi!”. Tay mình
run run, đưa tập hồ sơ cho thầy Lưu mà hết nhìn Ông lại nhìn thầy Lưu.
Và Ông bước thẳng vô phòng của ông. Thầy Lưu vừa xem hồ sơ vừa hỏi
tôi: “ Ông Hiệu trưởng là gì với anh?” Tôi, từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác : ”Té ra ông là Hiệu
trưởng” . Tôi trả lời : “Thưa
thầy, em không biết dó là thày
Hiệu trưởng và em cũng mới gặp thầy ở bên ngoài phòng này thôi”.
Thầy Lưu nói: “Vậy là anh gặp may rồi đó”. Vì lúc đó đâu có còn ai
nộp hồ sơ nữa .
Thế là mình trở thành một Giáo
sinh sư phạm.
Đã 40 năm qua, bao nhiêu dòng xoáy
của cuộc đời, bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, những kỷ niệm xưa
trỗi dậy như mới ngày hôm qua thôi.
Cảm ơn thầy, thầy Hiệu trưởng “CỦA
EM”, thầy đã cho em cuộc sống, thầy đã cho em hoàn thành tâm
nguyện làm thầy giáo từ thưở còn thơ.
Suốt đời em không bao giờ quên ơn thầy,
cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt. Em kính chúc Thầy mau phục hồi sức
khỏe, và gia ữình thầy luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Các anh, chị ơi! Hãy cố gắng về
lại trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm thành lập trường. Hãy về trường
xưa anh chị em nhé.
Trần
Quốc Dõng
(
Trần Hiền Tuấn – Nhị 6 – Khóa 11)
Nhãn:
Tùy Bút
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012
Một tấm hình...
Chỉ một tấm thôi! hình của Trần Hiền Tuấn, lớp Nhị 6, K11 chụp trước cổng trường.
Hình này dành tặng cho những bạn đã... quên đường về...
Hình này dành tặng cho những bạn đã... quên đường về...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)