Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Thơ - Bạch Xuân Lộc


Vô Đề 1

Một mai mai một không cùng,
Vô ưu trỗ giữa một vùng đất sâu.
Tiếc xuân xuân tiếc bạch đầu,
An nhiên hóa giữ nhịp cầu tĩnh tâm .


Vô đề 02.

Chiếc lá khô rơi động,
Nước mặt hồ lăn tăn,
Lá mùa thu rơi động,
Gọi nhau lòng nhớ nhung.

Lá nằm trên mái ngói,
Trong trạng thái an nhiên,
Không gây chút lụy phiền,
Thảnh thơi hồn tự tại.

Gío hiu vờn lá nhẹ,
Bay la đà khoảng không,
Ta nhìn theo chiếc lá,
Tâm có vờn động không?

An nhiên lá cứ rơi,
Bình thản trong làn hơi,
Tịnh tâm phút giây ấy,
Là Thiền ngộ đến rồi.

Bạch Xuân Lộc

Thầy trong ký ức tuổi thơ tôi.



Gửi tặng các Anh Chị , cựu Giáo sinh SPQN liên khoá 3,4,5 đã từng theo học với thầy Tuân                      
thay Ton that Tuan va Giao sinh SPQN khoa 4:
   Chi Nguyen thi CAM va chi Que CHI

thay TUAN va giao sinh Ngo le Tu              (Chup tai truoc chua Long Khanh -Quinhon )

“ Tuổi thơ tôi có một ông tiên thật tuyệt vời ,đó là thầy TÔN THẤT TUÂN ,người đã dạy tôi ở trường tiểu học.Tôi muốn nói thầy là một ông tiên , đúng như thế ,thầy làm những động tác trước ngọn đèn cho chúng tôi xem phim “ hoạt hình”trên tường ; thầy cắt giấy thành hàng chục trò chơi ,nào quả , nào cây , hoa , chim,thú rất ngộ nghỉnh.Thầy xếp giấy rất tàitinhf ,mảnh giấy báo cũ,tờ rơi trang vở, thầy biến ngay thành hình tàu bay,tàu thủy, xe lửa ,quả banh , con công,con hươu cao cổ …..Thầy vẽ và tô màu rất tuyệt,mỗi cuối tuần ,thầy dạy chúng tôi vẽ một cái gì đó trong tập vở bài học,khi thì vẽ con trâu đang cày trên cánh đồng ,khi thì vẽ con mèo đang vờn bắt con chuồn chuồn.Sau này tôi vào học Cao đẳng Mỹ thuật nhưng đã có năng khiếu học vẽ từ ngày ấy.
          Thỉnh thoảng,thầy dẫn lớp chúng tôi đi du ngoạn, vào Đại nội, lên núi Ngự bình , đến chùa Thiên mụ….vừa ngắm cảnh vừa nghe thầy giảng bao điều , lúc về, thế nào thầy cũng cho một đề tập làm văn : tả lại buổi đi chơi ấy .Có hôm , thầy cho đi xem vườn nuôi thú , vườn chỉ có một ít động vật như : khỉ, nai, ngựa và các giống chim mà thôi , nhưng thầy cũng giảng thêm hình dáng và đời sống của các thú rừng khác như : voi, cọp,sư tử ….Hôm sau ,thầy cho một đề luận : “Em hãy tả một con cọp”.Trong lớp có bạn Nam hôm trước trốn không đi du ngoạn ,bạn Nam có đoạn đã viết trong bài luận như thế này: “Tuần qua ,trên đường đi học về ,em thấy một con cọp đang ngồi trên cành cây …”,thầy đọc làm cả lớp cười no bụng.Từ đó,bạn Nam biết được lợi ích của những buổi du ngoạn do thầy tổ chức ,không dám trốn nữa.
          Mỗi cuối tuần thầy dạy chúng tôi một bài hát,gom lại chúng tôi thuộc rất nhiều bài ,đó chưa kể vô số bài thơ học thuộc lòng.
          Năm học lớp 5 , có một bạn bị bệnh nặng chết .Thầy bảo chúng tôi mỗi người hái ở nhà vaì bông hoa , mang đến , thầy dạy cho chúng tôi kết thành một vòng hoa lá, rất trang trọng ,rồi thầy lấy một băng giấy dài nắn nót viết hàng chữ bằng mực tím” Thương tiếc bạn hiền “ghim nằm ngang trên vòng hoa rồi cùng nhau đem đến thăm bạn .Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết được nghi thức và ý nghĩa của tràng hoa phúng lễ tang.
          Trường chúng tôi , diện tích rất rộng ,sau trường có vườn trường, dành cho mỗi lớp một khoảnh.Chúng tôi ,mỗi người đều trang bị “ nông cụ”là dao cùn ,xẻng mẻ,hoặc cái cuốc chim bằng nửa bàn tay, mỗi buổi chiều có nửa giờ để chăm sóc vườn của lớp mình.Các lớp khác thì trồng hoa .Riêng lớp tôi , ngay đầu năm học thầy đã lên “ kế hoạch mùa màng “ , nào trồng mía , trồng bắp , trồng đậu xanh, khoai lang .Đến ngày cắm trại chia tay nghỉ hè , trại lớp tôi có một nồi chè nấu bằng đậu xanh do chính cả lớp trồng tưới và một bịch đường đen thầy đem đến .Lại thêm một nồi khoai luộc đầy nhóc , một đống mía vỏ tím hồng ngọt mọng.Buổi tiệc suốt đời không quên được.Lớp tôi sau này có rất nhiều bạn là Kỷ sư nông, lâm nghiệp và cũng có lẽ cũng có sự tác động phần nào từ bửa tiệc nhớ đời ấy .
          Khi tôi lên Đại học thì được tin vui ,thầy tôi do nhiều năm dạy học xuất sắc , đạo đức toàn vẹn , thầy được điều về dạy tại trường Sư Phạm Qui nhơn khi trường này mới được thành lập.Trước năm 1975 tôi được gặp thầy lần cuối khi thầy về họp ở Bộ Giáo dục Sài gòn ,tóc thầy trắng bạc như bông , nhưng dáng vẻ vẫn vui tươi nhanh nhẹn.Gặp tôi , thầy vui cười nhưng không còn hai chiếc răng khểnh nữa, thầy nắm chặt tay tôi bảo : “Thầy vui lắm ,biết con tốt nghiệp và dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia định và vui hơn nữa khi đọc được nhiều thơ văn của con trên các báo . Ái chà , một cô học trò nhỏ xíu , gầy còm năm xưa của thầy mà quả thật nay thành danh như thế !”

          Từ dạo đó tôi không được gặp lại thầy , gần đây được tin thầy đã mất, nhưng biết tin quá muộn ,tôi không thể về để tiễn thầy đến nơi an nghỉ cuối cùng được,nhưng trong lòng luôn nhớ thầy.Nhớ đã cho tuổi thơ đôi cánh tuyệt đẹp để bay cao .”

        Ngoài chị Trang ra,trong những ngày cuối đời của ba tôi ,người có kể cho tôi nghe về một số học trò cũ ở Hanoi , ở Huế , và trường Sư phạm Qui nhơn (nơi đây người đã dạy từ ngày thành lập đến năm 1975).Quá trình họ đã thành danh trên ba miền đất nước.
        Mỗi lần có dịp về Saigon ,tôi ghé thăm gia đình chị Trang .Bản chất dung dị của chị luôn mang phong cách tổng hợp của một họa sĩ -một nhà thơ.Riêng lần về Qui nhơn, ghé thăm trường Sư Phạm và trường Trung học Cường dể, tôi chạnh lòng khi tưởng nhớ đến Ba tôi và người anh ruột tôi Bác sĩ Tôn thất Minh ,nơi ấy họ đã cống hiến nghề nghiệp một thời gian, và họ đã qua đời trong thập niên 1980 tại Nha trang.


TÔN THẤT QUYẾN
Nhựt Quảng
 (con trai thày TUÂN)






Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Nơi những dòng sông gặp lại

Nơi những dòng sông gặp lại , đó cũng là nơi mà từ đó những dòng sông đã chia xa , rẽ nhánh . Rồi cứ thế mỗi dòng sông lớn dần lên , chảy xa hơn . Trên quãng đường đi qua , sông lại mang theo từ hạt cát nhỏ , rồi lá vàng rơi từ nhánh cây ven đường , cũng có thể là xác một con vật nào đó ...tất cả đã quyện lại thành dòng phù sa và sông để lại hai bên bờ rồi cứ thế sông tiếp tục đi , mặc cho lòng sông có đau xót bởi vết xước của đá sỏi , mặc cho vẩn đục bởi sự tan rữa của xác vật làm ô nhiễm nhưng dòng sông vẫn thong thả trôi qua , êm ả như từng tờ lịch bị xé rách , bị bỏ quên khi hôm qua đã không còn là hôm nay .
Những dòng sông kia đã đi nhưng phù sa vẫn còn đó , ở đó đời vẫn thấy những cây non lớn lên mỗi ngày . Có những dòng sông chưa kịp về lại nơi bắt đầu đã vội qua đời - có ai biết không (?)- một khoảng trống ghi dấu chỗ ngồi hay bước chân , hay chỉ là tiếng cười , hay vẫn chỉ là khoảng không gian yêu thương ...
Câu chuyện về những dòng sông là một chuỗi những bãng lãng như khói mây , có khúc quanh dằng dặc muộn phiền , nhưng làm sao quên phù sa kia đã nuôi lớn những con người hiện hữu trên đời có phần xương thịt được mang hồn của những dòng sông xưa . Sông đã để lại tất cả cho đời .
Để có một ngày gặp lại ,vỡ òa trong nỗi nhớ một tình yêu bao la , rộng lớn như bầu trời , một gần gũi bình thường như cái bắt tay ... chúng tôi đó , cười nói như trẻ thơ , bao dung bác ái như người già ,mạnh mẽ oai dũng như tuổi thanh xuân ...Ôi ! những dòng sông không bao giờ có tuổi .

( Nghĩ về chuyến đi Về thăm trường cũ )
Thanh Bình K11

Thị Trấn Mù Sương - Hương Thủy

Có một bài hát hay, xin thân tặng đến bạn bè có quê nhà ở Pleiku cũng như quí đồng môn đã từng nhận nhiệm sở công tác tại nơi đây...

Hình ảnh cũ

BBT: SPQN vừa nhận được một số hình ảnh cũ do thầy Hoàng Hy gởi, số hình ảnh này được thầy Hoàng Hy sưu tầm từ thầy Tôn trong chuyến đi Sydney, Australia trong dịp cuối năm vừa qua... Chân thành cám ơn Thầy H. Hy và Thầy Tôn về những tư liệu quí này.








Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Chùm Thơ của Đinh Khoa - k10


        VÔ CỚ
 
 
                                Nhạc chuông vó ngựa anh về
 Áo xiêm hờ hững tóc thề lả lơi
 Lầu son em đợi em chờ
 Rèm buông gối mộng đợi người trường chinh
 Vẳng nghe vó ngựa gập ghềnh
 Giáp , khiên khua động mênh mông nỗi buồn
 Thôi anh vó ngựa nhẹ buông
 Kẻo lay bờ cỏ,sợ buồn trăm năm
 Lầu son tỏa ánh trăng rằm
 Anh ơi! hãy đến kẻo đêm sắp tàn
 
     
                                                                                   Đinh Khoa
 
 
 
                              CHIÊM NỮ
 
 
            Tháp cổ ngàn năm đứng giữa trời
              Chiêm nữ buồn tênh mắt lệ rơi
              Vũ khúc nghê thường xiêm với áo
              Bờ vai hờ hững tướng quân ơi!
 
              Đêm nay yến tiệc mừng xuân mới
              Bất chợt lòng em chạnh cuộc đời
              Đồ Bàn thành quách xin dâng trọn
              Một tiếng yêu thương động đất trời
 
              Tỉnh giấc Nam Kha tình với hận
              Đồ Bàn thương nhớ mộng đầy vơi….
 
 
Đinh Khoa
 
  
              
 
ÔI NHỚ
 
Anh về thăm lại chùa xưa
Thông già lẻ bóng cơn mưa cuối mùa
Tường rêu tượng lỡ mái chùa
Ngói loang rêu phủ trở mùa gió đông
Cuốc kêu lẻ bạn ngoài đồng
Nhớ sao da diết người không trở về
                                           
                                         Đinh Khoa
                                                       
 
                                               
BÊN KIA DỐC ĐỜI
 
 
   Rồi thôi cũng một kiếp người
     Tìm nhau góc bể chân trời nhớ nhau
 
Em về đi em nhé
Phiêu du cũng một đời
Anh bây giờ bến đợi
Bên kia dốc cuộc đời
 
Có còn không em hỡi?
Đôi ta cũng một lần
Tìm nhau trong giấc mộng
Yêu nhau chẳng nên lời
 
Em đi tìm nhung nhớ
Xa xôi mãi chân trời
Anh bây giờ tóc trắng
Con tim đã mỏi mòn
Em bây giờ xa cách
Gặp nhau chẳng nên lời
Em ơi ngàn năm đợi
Có chăng một cuộc đời?
 
Thôi em về em nhé
Phiêu du mãi chân trời
Anh bây giờ khao khát
Nụ hôn cuối cuộc đời
                   
                    Đinh Khoa

                                   
 
TRẦM  LUÂN
 
 
                                                                  Tặng Hương
                                                   Em về đan áo tặng anh
                                      Đêm đêm thao thức tập tành yêu đương
                                                                                1974
 
Trầm luân cũng một kiếp người
Yêu em rồi cũng có ngày nói ra
Em đi nắng ngập đường hoa
Em về nỗi nhớ như sa giữa trời
 
          Thôi em còn lại nửa đời
          Nhớ sao quay quắt một thời đón đưa…
          Ngày xưa dưới những cơn mưa
            Chờ nhau ướt áo cho vừa lòng nhau
 
 
Bao giờ ta cũng của nhau
Nghìn trùng thương nhớ kiếp sau có còn ?
Thương em nghĩa nặng bằng non
Trầm luân rồi cũng sắt  son một đời!
                                               
                                                         Mùa Phục sinh
                                                             Đinh Khoa
 
 

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

KL2 - Ý Nghĩa Giáo Dục Trong Phong Cách Kiến Trúc Nội Trú Trường Sư Phạm Qui Nhơn 1969-1975

Vào thời điểm, thứ Ba, 29/11/2011 , tức là 5/11/ Tân Mão (tháng Canh Tý, ngày Mậu Tý, giờ  NhâmTý của năm Tân Mão),đây là một trong hai lúc  chuyển hướng sinh trưởng và tiêu tức của hai khí âm dương trong năm nay, có liên hệ  với nội dung tôi  nói dưới đây.Theo cách ghi âm lịch thì, giờ luôn là Tý.  Trong cách đếm thời gian theo hệ thập nhị phân, dân gian gọi Tý là con chuột, có lẽ do sự tàn phá của nó. và cho nó làm chủ, gốc 12 địa chi(từ Tý, Sửu….đến Hợi), và bắt đầu đếm từ Tý.   Ngày, tháng, năm  thì  đếm bằng  cách liên kết 12 địa chi đi cặp với 10 thiên can (từ Giáp.. đến Quí) là giáp một  vòng. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 cho nên chu kỳ của ngày, tháng, năm đều là 60. Người ta  thường nói, đời người 60 năm  đã giáp vòng trời đất.Theo nguyên lý âm dương và sự phát triển  thể chất và tinh thần của con người thì cái chu kỳ   60 năm đặc biệt khác hẳn các thập niên trước. Về thể chất thì con người đã bắt đầu đi vào tuổi già. Công việc và trách nhiệm nhiều lúc chưa hoàn tất nhưng ý chí vẫn còn khỏe mạnh nên dễ gặp trở ngại, do lực bất tòng tâm. Về tinh thần thì đã từng trải kinh nghiệm cuộc sống, đã có quan điểm lập trường rõ  ràng khó ai lung lạc được. Khổng Tử nói, “Người ở tuổi 60 chỉ còn nghe theo trời mà thôi.”(Lục thập thuận thiên). Các nguyên thủ quốc gia thường ít nhất phải đủ 60 tuổi. Tuổi  60 có thể chỉ còn  thích hợp cho cương vị chỉ huy hơn là thừa hành  nên  người ta cũng  cho công chức về hưu ở tuổi  60.
Về tháng âm lịch tính theo chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất cũng có 12 tháng. Theo sự xếp đặt của kinh Dịch – nguồn gốc  của nó còn có sự bất đồng giữa Việt Nam, Trung Quốc, và Hàn Quốc – theo đó mỗi tháng âm lịch tương ứng với một Quẻ(là một  ký hiệu tổ hợp theo sự biến đổi của hai nguyên lý âm, dương trong vũ trụ). Tháng 11 âm lịch mỗi năm  là thuộc quẻ Phục. Ký hiệu này gồm có 5 vạch đứt  nằm bên trên (hay bên ngoài) và 1 gạch liền ở bên dưới(hay bên trong). Vạch đứt chỉ cho âm tính, vạch liền chỉ cho dương tính (1)
      Gọi tháng 11 âm lịch  thuộc quẻ Phục bỡi  vì trong tháng 10 trước đó 6 vạch đều là vạch đứt, chỉ hoàn toàn thuộc âm tính, đến tháng 11 thì khí dương bắt đầu sinh trở lại nên trong tổ hợp ghi bằng một vạch liền ở bên dưới. Âm lịch gọi tháng 11 là tháng Tý vì nó là thời điểm khởi đầu cho một vòng Sinh-Trưởng-Tiêu-Tức của dương khí trong một năm.  Khí dương là sinh khí, nó kích thích làm tăng trưởng và phát triển sự sống  về mọi mặt được thuân lợi. Người ta thường gieo sạ lúa vụ 3 trong khoảng  cuối   tháng 11 âm lịch, hay  chắc chắn hơn là sau tiết Đông chí, lúc này ngày đã bắt đầu dài trở lại, cây mầm dễ phát triển. Đối với con người về thể chất và tinh thần  cũng có điều kiện thời tiết môi trường sống thuận lợi hơn  những ngày Thu, Đông trước đó.

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...