Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Bo5 Khi nghe ông Luận thản nhiên ném ra một câu rất vô tâm  bảo việc hàng nghìn học sinh bị điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa qua là… bình thường, thì trong mắt tôi (và tôi tin không chỉ riêng tôi) hình ảnh vị Bộ trưởng Giáo dục cũng chỉ là một con số 0 tầm thường (chứ không phải bình thường)!

          Việc hàng nghìn học sinh bị điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa qua là… bình thường! (Phạm Vũ Luận, nguồn: Tuổi Trẻ)
          Thú thật, nếu nghe một ông giáo làng nói câu này, tôi cũng điên muốn… tát cho sưng mồm, huống chi đó là lời nói bình thản, bình thản đến vô tâm của ông Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận.
          Tôi thất vọng ngay từ khi nghe ông Luận bảo “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân” lúc ông mới nhậm chức Bộ trưởng. Một vị Bộ trưởng mà ngay từ khi mới nhậm chức đã xác định cho mình “không muốn tạo dấu ấn cá nhân” thì chẳng nên trông mong hi vọng gì. Và đúng là từ khi ông ngồi ghế Bộ trưởng đến nay, chẳng thấy để lại được cái gì ấn tượng. Thậm chí nhiều người còn không nhớ nổi cái tên ông.
          Vì thế thêm lần này, khi nghe ông Luận thản nhiên ném ra một câu rất vô tâm bảo việc hàng nghìn học sinh bị điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa qua là… bình thường, thì trong mắt tôi (và tôi tin không chỉ riêng tôi) hình ảnh vị Bộ trưởng Giáo dục cũng chỉ là một con số 0 tầm thường (chứ không phải bình thường)!

---------------------------------------
 Và đây ...

TRAO ĐỔI VỚI BT PHẠM VŨ LUẬN VỀ VIỆC "ĐIỂM LỊCH SỬ THẤP LÀ VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI..."

Hồ Như Hiển (http://honhuhien.blogspot.com/2011/07/thuong-binh.html)
Xin có đôi lời trao đổi với bộ trưởng.
"Ông có cho rằng có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi ĐH vừa qua là thảm họa trong việc giáo dục môn học lịch sử?
- Tôi nghĩ là bình thường, vì thi đại học là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại để rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém nên điểm kém là chuyện bình thường. Cũng không nên nói điểm kém như vậy là thảm họa của việc giáo dục môn học lịch sử, mà cần phải bình tĩnh nhìn nhận đầy đủ toàn diện vấn đề. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tin học..., học nhiều thứ như vậy sẽ có những môn như lịch sử và cả văn học sẽ bị xem nhẹ hơn chút thì cũng đừng coi đó là thảm họa. Báo chí không nên quy chụp một chiều."
Bộ trưởng cho rằng hàng ngàn điểm 0 là bình thường, "vì thi đại học là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại để rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém". Nhưng thưa bộ trưởng, tính phân loại ở chỗ nào mà "Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ 1 thí sinh có điểm 5 là cao nhất" (Nhà giáo Văn Như Cương - Tụt hạng và thụt lùi)?
Bộ trưởng nói "Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tin học..., học nhiều thứ như vậy sẽ có những môn như lịch sử và cả văn học sẽ bị xem nhẹ hơn chút thì cũng đừng coi đó là thảm họa", vậy xin được hỏi bộ trưởng, các học sinh học nhiều môn như vậy chẳng lẽ không phải là từ bộ Giáo dục hay sao?
"Đây không phải là sự quy chụp của các cơ quan báo chí, mà thực tế cho thấy kết quả môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa rồi quá thấp, vì vậy xã hội đặt câu hỏi chứ không phải báo chí?
- Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, như nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới này, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy. Khi mà khoa học lịch sử, tiếng nói của nó trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít.


Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn không? Không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại, người ta phải học và khi học nó người ta tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì sẽ thấy hay. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động."

Bộ trưởng lí giải về việc điểm lịch sử thấp là do vấn đề của thời đại. Bộ trưởng minh hoạ điều đó bằng cách chỉ ra nước Mĩ và nhiều nước trên thế giới cũng có hiện tượng ấy. Vậy xin hỏi bộ trưởng, nếu Mĩ và nhiều nước trên thế giới đã gặp phải vấn đề đó trước chúng ta, tại sao chúng ta không rút ra được kinh nghiệm gì từ họ để tránh? Còn nếu thời điểm hiện tại họ cũng đang gặp vấn đề đó như ta thì sự so sánh của bộ trưởng quả là khập khiễng. Vì nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của họ so đi trước chúng ta hàng mấy trăm năm!
"Lý giải môn lịch sử không được quan tâm là do xu thế thời đại. Nhưng có thể thấy, người Việt tiếp xúc với những "Tam quốc diễn nghĩa", "Đông chu liệt quốc"..., thuộc sử Tàu nhiều hơn sử Việt. Ông có suy nghĩ gì?


- Tôi đồng ý với nhận xét ấy, nhưng chuyện đó không phải của giáo dục. Đấy là vấn đề của xã hội. Lịch sử Tàu không phải là do chúng tôi dạy sử Trung Quốc mà do xem phim Trung Quốc, đọc truyện Trung Quốc chứ không phải học sinh Việt Nam đi học sử Trung Quốc rồi yêu lịch sử Trung Quốc. Đừng nhầm lẫn. Đó không phải do học, dạy sử Trung Quốc."

Bộ trưởng cho rằng hiện tượng người Việt thuộc sử Tàu hơn sử Việt không phải chuyện của giáo dục. Vậy chẳng lẽ, chuyện của giáo dục chỉ gói gọn trong bốn bức tường lớp học? Học sinh bước chân ra khỏi cổng trường, có vấn đề gì thì đấy là của xã hội. Vậy xin hỏi nền giáo dục mà Bộ trưởng đang điều hành đang ở đâu trong cái xã hội ấy?

"Ông nói thế nào về ý kiến cho rằng nguyên nhân việc này chủ yếu do vấn đề dạy và học?


- Đấy là một ý kiến và có khía cạnh đúng của nó, nhưng nếu đổ hết tất cả cho việc này thì lại là chuyện khác. Việc dạy lịch sử hiện nay chưa hấp dẫn ở chỗ chỉ nêu ra đánh trận này diệt bao nhiêu giặc, đánh trận kia thu bao nhiêu vũ khí là không nên và cần phải thay đổi. Tôi thì nghĩ việc dạy lịch sử là để hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm. Cố gắng hướng tới mục đích ấy chứ còn hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ thì nay nhớ xong mai lại quên thì không nên. Báo chí và các thầy cô nói về việc này là đúng. Nhưng đổ hết việc ấy cho vấn đề dạy học thì không đúng."

Tôi đồng ý với bộ trưởng trong câu trả lời này. Chỉ xin bổ sung, học lịch sử còn để biết rút kinh nghiệm từ lịch sử, để không rơi vào cảnh người đi trước đã mắc sai lầm, người đi sau vẫn tiếp tục mắc sai lầm đó. Ví như Trần Ích Tắc đã bán nước cầu vinh, người đời nguyền rủa. Thế mà kẻ đi sau là Lê Chiêu Thống vẫn tiếp tục lặp lại sai lầm đó bằng việc rước voi dày mả tổ để muôn đời sau, lịch sử réo tên...
"Vậy hướng thay đổi sẽ như  thế nào?


- Thay đổi như thế nào thì phải bàn. Trong hướng tìm tòi thay đổi toàn diện thì có cả thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Tôi đã trao đổi với bên Viện Lịch sử để phối hợp.


Cách đây 3 năm đã có hội nghị lớn của các nhà sử học phối hợp với Bộ GDĐT để nhằm cải thiện tình hình dạy học lịch sử. Sau 3 năm việc này đã triển khai đến đâu?


- Tôi không có thông tin về việc ấy vì khi đó tôi chưa làm bộ trưởng và chưa được phân phụ trách mảng việc ấy, nhưng tôi nghĩ cách đây 3 năm đã phối hợp thì không có nghĩa bây giờ không phối hợp nữa, mà phải phối hợp chặt hơn. Thay đổi sách giáo khoa thì chưa thay đổi được ngay đâu, phải có quy trình của nó. Nếu thay đổi xoành xoạch như thế thì thành ra tùy tiện"
Tôi cũng đồng ý với bộ trưởng trong hai câu trả lời này. Chỉ mong bộ trưởng nhanh nhanh tiến hành sự thay đổi đấy. Đề thi ĐH môn Lịch sử khối C năm nay có bốn câu, chia làm hai phần. Phần chung có ba câu, chiếm 7 điểm hỏi về Lịch sử Việt Nam, phần riêng một câu, chiếm 3 điểm hỏi về Lịch sử thế giới. Cả hai phần đều đề cập đến Lịch sử thời hiện đại, thời gần chúng ta nhất,  với những sự kiện vừa mới xảy ra, các nhà sử học viết còn chưa ráo mực... Thế mà kết quả thi của các em thật thảm hại. Điều đó chứng tỏ trong tất cả các mặt: cách dạy, cách học, cách biên soạn SGK, cách ra đề thi còn quá nhiều điều bất ổn.
Thêm nữa, tôi cho rằng lẽ ra những người làm giáo dục ở nước ta nhất định không thể để xảy ra "vấn đề thời đại" đó. Bởi một lẽ, dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam còn đến ngày nay là vì truyền thống yêu nước - "quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách". Học sinh quên Lịch sử, không thích học Lịch sử, người dân thích xem Sử "lạ" hơn Sử cha ông là nguy cơ vong bản, bị đồng hoá và mất nước!

Trân trọng cám ơn bộ trưởng!
--------
Và đây... lý do để HS chán học sử hoặc làm bài thi sử có điểm thấp

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Môn:LỊCH SỬ; Khối: C

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I (3,0điểm)

Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu II (2,0 điểm)

Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?

Câu III (2,0 điểm)

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

CâuIV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.

CâuIV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.

Nguồn: Nhịp nối
-----------
Phải làm sao cho học sinh hứng thú với lịch sử
Nghề sử là ngụ ngôn chứ không phải tri thức chính xác. Nếu cần biết ông này đẻ ngày nào, trận đánh này tiêu diệt bao nhiêu quân địch… chỉ cần mở máy tính là ra. Cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của mỗi sự kiện lịch sử. Có hai thuộc tính quan trọng của lịch sử là sự trung thực và sự công bằng. Chúng ta có thực sự công bằng trong giáo dục lịch sử không? Nếu thực sự có sự trung thực, công bằng thì lịch sử sẽ hấp dẫn hơn, học sinh học sử sẽ thích hơn. Nếu chỉ nói mãi những điều các em chưa tin thì các em chỉ là khổ sai khi nhớ.
Nước Mỹ học sử thảo luận là chính. Học sinh phải tìm xem trong sự kiện thầy dạy có ý nghĩa gì, tích cực, tiêu cực ra sao… Từ đó các em có phương pháp tư duy. Ta cần xem lại quan niệm về học sử. Đương nhiên đừng có sự đảo lộn quá lớn, cái gì cũng phải có lộ trình.
Đại biểu Quốc hội DƯƠNG TRUNG QUỐC
THU HẰNG ghi
  Nguồn: Pháp luật TpHCM

2 nhận xét:

  1. hỏng chừng ông bộ trưởng xài bằng giả để bò lên chức BỘ TRƯỞNG như các quan lớn khác cũng nên.

    Trả lờiXóa
  2. Rất có thể là như vậy... nhưng với một sự việc Không Bình Thường như vậy, mà ông bộ trưởng cho là Vẫn Bình Thường... thì hẳn là ông ấy Không Bình Thường chút nào cả...

    Trả lờiXóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...