Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

KỶ NIỆM THỜI GIÁO SINH

                                      Diệu Thơ.

Em còn nhớ một thời giáo sinh, thời xuân sắc hương tình. Em còn nghe từng hồi gió khơi, đường sân bay tung bụi cát…
Bài hát của Văn Bình trong ngày kỷ niệm 50 năm thành lập trường Sư Phạm Qui Nhơn, vẫn còn vang vọng trong tôi, dù tôi đã trở về đến Úc cả gần năm nay.
Tất cả chúng ta, ai cũng đã từng trải qua một thời tuổi trẻ đầy mơ mộng, hồn nhiên và vui tươi.
Dạo đó, chúng tôi là những thanh thiếu niên tuổi vừa xấp xỉ đôi mươi. Từ khắp mọi vùng của miền Trung và Cao Nguyên đều tụ họp về học dưới mái trường Sư Phạm Qui Nhơn. Có những người thật sự yêu nghề giáo, cũng có nhiều người vì nhiều lý do khác nhau mà đã lựa chọn con đường trở thành những cô giáo, thầy giáo đi phục vụ khắp nơi ở Cao Nguyên Trung phần.
Khi tôi đặt chân đến khu nội trú. Tôi được sắp xếp ở cùng các bạn đến từ Nha Trang, vài cô đến từ một vài nơi khác. Chúng tôi đã sinh hoạt với nhau suốt hai năm và đã trải qua rất nhiều kỷ niệm đến nay tôi vẫn còn giữ mãi trong lòng.
Học bổng của giáo sinh rất nhỏ , không đủ để trả chi phí nội trú. Hàng tháng chúng tôi đều phải chờ đợi tiền từ gia đình gửi vào. Những thư bảo đảm kèm theo tấm check nhỏ là niềm ao ước và mong đợi nhất, hơn cả những bức thư tình. Những chị được gia đình quan tâm thì luôn nhận thư thật sớm. Tôi kém các chị cho nên mỗi ngày vẫn bén theo chị Diệp để hỏi thăm thư, nhưng thường phải thất vọng vì thư luôn luôn đến trễ! Có lẽ gia đình quên gửi chăng?
 Phòng 1 của tôi ở trên lầu 3 ,ngay cầu thang và tiếp giáp với trại lính Mỹ. Có một đêm nọ, khi điện trong phòng đã tắt, Chúng tôi chưa ngủ được vì còn tâm sự… Kéo nhau ra đứng trước lan can, nhìn qua tháp canh bên kia, chúng tôi thấy một chàng lính Mỹ rất trẻ đang cầm trên tay một tờ giấy và đưa tay dụi mắt. Có lẽ anh ta đang khóc vì nhận được thư nhà, thư người yêu.....đó chăng? Thật tội nghiệp! Tự dưng lúc đó lòng tôi chùng hẳn xuống. Tôi nghĩ rằng họ đến đất nước mình là họ cũng đã hy sinh bỏ lại sau lưng quê nhà , người yêu, cuộc sống yên bình...để rồi khi đến đây không biết sống chết thế nào? Có còn gặp lại người thân hay không? Đêm hôm đó, chúng tôi đi ngủ, trong lòng ai ai cũng thấy bồi hồi thương cảm.
Cuộc sống nội trú thiếu thốn đủ đều. Người ta thiếu tình hay thiếu tiền đó là chuyện thường tình. Nhưng chúng tôi lại thiếu Nước…”Water”..Nước là người yêu của tất cả chúng tôi. Không có tiền thì nhịn ăn, không tình thì nằm queo. Nhưng chúng tôi không thể thiếu nước được! Ở tại Trường Sư phạm hồi đó muốn ra phố hay đi dạy thực hành đều phải lội qua một đoạn đường vừa hôi lại vừa sình lầy. Là những học sinh không giàu có gì chỉ vài bộ áo quần thay đổi. Nên mỗi lần ra khỏi trường áo quần dính bụi đất, sình lầy lem luốc cần phải giặt. Vì lý do thiếu nước nầy nên cũng đã xảy ra nhiều chuyện vui. Tôi xin nhắc lại để các bạn nhớ lại cho vui.Trong khu nội trú, anh Hà là người phụ trách mở nước, nên hễ gặp anh bất cứ ở đâu tụi này kêu réo van nài anh mở nước. Nhiều đêm khi điện sắp tắt anh mới chịu mở nước, Thế là chúng tôi bỏ ngủ ùa nhau ra mà tranh giành để tắm và giặt. Trong bóng tối của đêm khuya, tiếng cười, tiếng nói, tiếng giặt giũ vang vọng cả phòng. Không bao lâu các thùng nước đều bị chúng tôi vét sạch không còn một giọt.
Bây giờ, thỉnh thoảng nhớ lại, tôi nghĩ dầu sao chúng tôi cũng còn may mắn hơn dân tộc Châu Phi nhiều vì mỗi gia đình của họ chỉ có một bucket nước vừa ăn uống tắm rửa ....Thật kinh khủng.
Nạn khan hiếm nước ở nội trú cũng đã nảy sinh ra ý nghĩ đón các xe công xa, quân xa từ trong bệnh viện Qui Nhơn đi ra.Từ đó mọi loại xe chúng tôi đều đón, kể cả xe lớn cũng leo tuốt để được ra phố đến nhà người quen dùng nước nhờ. Chúng tôi lúc nào cũng đi cả nhóm, vì thế không còn biết mắc cỡ là gì.. Việc đón xe đi nhờ , nảy sinh ra những mối tình lớn có , nhỏ có , thoáng qua có...
Và cứ thể cuối tuần xe công xa , quân xa vào trường tấp nập. Thầy Hiệu trưởng nhìn thấy loạn quá, nên đã ra lịnh đóng cổng trường. Xe chỉ được phép đậu ngoài cổng trường thôi.
Từ đó chúng tôi hay ngêu ngao bài hát “...Thôi hết rồi này chị em ơi,.! Ông Giám hiệu vừa đọc thông tư. Không được ai đón xe ngoài đường , Không được ai đưa xe vào trường , nhất là những loại quân xa...”.
Tôi học lớp 4, trong lớp tôi có đến 3 người đẹp. Hiện cả 3 đều đang định cư ở Mỹ. Một cô đến từ Tam Kỳ , xinh xắn nhưng không nỗi bật vì có lẽ quá hiền lành chăng? Cô thứ 2 đẹp, hấp dẫn vô cùng, vì lẽ ấy nên không bao giờ cô ta thiếu mặt trong các dịp lễ lớn , choàng vòng hoa cả cho Tổng Thống Đại Hàn khi ông ta đến đây thăm trường. Thời đó trường chúng ta kết thân với Đại Hàn , cũng nhờ vậy một vườn hoa được xây để mỗi đêm chúng tôi có thể đi dạo chơi.
Tôi còn nhớ , tôi cùng cô bạn được cử đi dạy tiếng Việt cho mấy Sĩ quan. Điểm đặc biệt khi đến lớp chúng tôi được dọn ngay một bữa ăn thịnh soạn . Tôi không nhớ đã ăn món gì , nhưng mỗi món đều cay xè. Chúng tôi là dân Huế thế mà còn chạy làng. Hồi đó đi chợ kiếm ớt mua cũng khó vì chúng tôi hay ăn món bánh hỏi chấm nước mắm cay. Bây giờ nghĩ lại còn thèm, ngon ơi là ngon....Người đẹp sau cùng, tôi được diễm phúc ngồi bên cạnh suốt cả năm học, cô ta có đôi mắt thật lớn, lại được trang điểm rất kỹ kèm theo nụ cười thật tươi với đôi má lúm đồng tiền xinh xắn. Có một kỷ niệm tôi nhớ mãi không quên là cứ vài ba hôm thì có một bữa cô đến lớp đầu gục xuống bàn, đôi mắt đỏ hoe. Có lẽ vì thiếu ngủ chắc là lo viết thư tình....Mươi phút trước giờ vào lớp, cô ta gọi tôi và bảo. Th ơi ! Mình buồn ngủ quá! Hãy hát bài hát của Tôn Thất Lập đi. Nhìn cô ta thật đẹp và tội nghiệp nên tôi không cầm lòng.. Tôi không nhớ tựa bài là gì...Chỉ hát như cái máy , vì cô ta rất thích bài hát này.
“...Hương trinh nguyên thoát thành suối tơ mềm gọi trời xuân đan màu mắt biếc , bằng hoa thơm thần tiên trong giấc mê.......
.....Chiều mưa Xuân áo tím loang sân trường, sẽ tìm báo phố phường , đời như chin mọng tình thương...”
Khi tôi dứt tiếng hát, cô ta nói đã bớt buồn ngủ. Ngay lúc đó giáo viên vào lớp..Tôi không bao giờ quên cô bạn này,. Tôi đã kiếm tìm cô ta nhiều năm nhưng cho đến bây giờ vẫn không thấy?
Cũng vào thời gian này, chúng tôi một nhóm vài chục người đã được cử vào Sài Gòn để giao lưu cùng với Sư phạm Sài Gòn và Long An. Năm đó chúng tôi được ông Giám Đốc Trung Tâm Học Chánh tiếp đón và đưa đi chơi. Sau đó ông ta đã ra tận trường Sư Phạm và gọi chúng tôi thức dậy để nói chuyện, đồng thời còn nhảy một bài Tapshoes cho chúng tôi xem. Trước khi từ giã ông còn hứa hẹn sẽ cố gắng thu xếp để chúng tôi được nghỉ hè thêm 1 tháng, và sẽ tổ chức một buổi văn nghệ tại Dalat. Ông ta quả thật là bay bướm! Nhưng không may khi trở lại Sài Gòn Ông ta đã bị cách chức??? Giấc mộng được lên Dalat chỉ còn là trong mơ.
Rồi chúng tôi ra trường, hôm chuẩn bị về chọn nhiệm sở , tôi được theo cô bạn rủ lên Dalat chơi. Nói là đi chơi, nhưng hồi đó kinh tế eo hẹp, nên chỉ đến Dalat vài hôm và độc nhất chỉ được ngắm nhìn những buổi bình minh tuyệt đẹp ở đây. Buổi sáng, khi những tia nắng Mặt Trời chiếu nhè nhẹ xuyên qua các cành cây ngọn cỏ, soi rõ những giọt sương đêm long lanh…Mặt hồ phản chiếu cảnh trời mây đẹp như một bức tranh động. Phong cảnh quả thật là rất tuyệt vời! Tôi không bao giờ quên được.
Sau này, khi có điều kiện, tôi đã trở lại đây vài ba lần, nhưng những rung cảm ngày xưa đã không còn mãnh liệt như hồi còn trẻ nữa. À, thì ra tôi đã già thật sự cả về thể xác cũng như tâm hồn.
Chúng tôi ở cùng một phòng nội trú, trong phòng ai cũng rất dễ thương và đùm bọc cho nhau. Trong phòng có chuyện gì vui buồn mọi người đều san sẽ với nhau xem nhau như người thân.
Thế nhưng cũng rất nghịch! Chúng tôi ở phòng 1, hôm nào cũng vậy, sau khi điện tắt , chúng tôi lại nhát mấy cô nàng không may buổi tối uống nước hơi nhiều cần đi nhà vệ sinh khiến nhiều cô “đứng tim” vì những trò “nhát ma” . Tuổi trẻ phá phách, thật vui...Có thể dùng những lời lẽ của TCS trong bài hát Tình Sầu để nói lên tình cảm của những cô nội trú trẻ, “ …Tình lên êm đềm. Vội vàng nhưng chóng quên. Rộn ràng nhưng biến nhanh…”
Tôi xin mượn câu cuối trong bài hát Một Thời Qui Nhơn của anh Văn Bình để kết thúc  một chút tâm sự vụn vặt của một thời Giáo sinh đã qua.
“....Xa rồi những nụ hồng tuổi hai mươi. Xin gởi đến câu ca ân tình. Xin gởi đến tâm tư riêng mình. Một lời thân thương. Một thời yêu đương, một trời nhớ Qui Nhơn xuân thì.”

Úc Châu, đầu Thu 2013.....

35 nhận xét:

  1. Chị Diệu Thơ ơi! Những kỷ niệm thời giáo sinh nhất là những giáo sinh xa nhà ở nội trú sẽ luôn vang vọng mãi trong mỗi chúng ta và ai đã qua 2 năm học tại trường, hai năm ở nội trú sẽ hiểu rõ hơn phải không chị." Không có tiền thì nhịn ăn, không tình thì nằm queo. Nhưng chúng tôi không thể thiếu nước được!" Điều này là đáng nhớ nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ những kỷ niệm thời giáo sinh là những kỷ niệm đẹp nhất của một thời tuổi trẻ cho nên không bao giờ quên . Cám ơn TQD nhiều ! Chúc em luôn vui khỏe và sáng tác nhiều bài thơ !

      Xóa
  2. Tuyệt quá ! Chị DT ơi ! Sáng sớm được đọc những kỉ niệm thời giáo sinh sao mà thương mà nhớ ! Tiếc quá Em không được ở nội trú để cảm nghiệm sâu sắc bài viết của Chị , nhưng những gì chị việt Em cũng hình dung được những buồn vui nội trú mà các cô giáo sinh xinh đẹp đã sống ...Chúc chị khỏe ,viết nhiều cho chúng em đọc ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học Sư Phạm mà không biết những chuyện vui buồn nội trú là chưa thực sự trải nghiệm trọn vẹn của cuộc sống giáo sinh đó Tịnh à.
      Cám ơn Tịnh đã ghé đọc , Chúc em luôn sức khỏe , an vui !

      Xóa
  3. ....
    Chieu noi tru boi hoi ben trang vo
    Khep la sau trinh nu tim chieu xưa
    Bao nam roi mac giong bao gio mua
    Quy Nhon ay. Oi, mot thoi de nho
    (Trich" Thuong Nho Quy Nhon" )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc những câu thơ Đan Thanh trích trong Thương Nhớ Qui Nhơn , D Thơ rất thích . Sao không viết hết bài thơ cho chị đọc ? Em làm thơ hay quá !
      Mong được đọc thêm thơ của em trên trang sư phạm .

      Xóa
  4. Chị Diệu Thơ ơi!
    Bài viết của chị làm cho em thấy nhớ ... Tuy em không ở nội trú nhưng hồi đó em cứ ao ước phải chi cho mình ở nội trú thì vui biết mấy.
    Ở nội trú có niềm vui nhưng cũng có những nỗi khổ chị nhỉ? Nghe chị kể em mới biết.
    Chúc chị khỏe và viết nhiều bài mới để cho chúng em được đọc những kỷ niệm đẹp của một thời...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Irene rất nhiều ! Chúc em luôn khỏe vui vầy bên con cháu !

      Xóa
  5. cảm ơn chị về bài viết gợi nhiều kỷ niệm về thời giáo sinh đầy ắp kỷ niệm. chúc chị vui khỏe và viết tiếp để tụi em đọc nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời động viên của Yên Vui là niềm khích lệ đối với D Thơ .
      Chúc bạn vui khỏe mãi mãi là yên vui !

      Xóa
  6. Bái phục sư tỉ đó nghe , Diệu Thơ nhớ nhiều kỷ niệm làm mình nhớ lại , hồi đó , cứ mỗi lần cuối tuần là nội trú nữ dập dìu tài tử ... đủ binh chủng , đủ ngành nghề như một ngày hội . vui vô cùng .
    Mong được đọc thêm nhiều kỷ niệm của D Thơ nữa .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. H.Hoa nói làm mình "dị" quá chừng vì hồi đó có nhiều kỷ niệm lắm mà mình thì chỉ nhớ một ít thôi . Bây giờ thỉnh thoảng ở "nơi đất khách quê người" mình nhớ về quê cũ vội lục tìm trong ký ức viết ra cho đỡ nhớ thương hay đỡ tiếc nuối .
      Cám ơn bạn nhiều chúc bạn vui !

      Xóa
  7. Cám ơn chị Diệu Thơ đã kể cho em nghe những kỷ niệm thời Giáo sinh. Nếu chị không kể em không bao giờ biết hoàn cảnh của những Nữ giáo sinh nghèo...Tội nghiệp các chị ghê... Chúc chị luôn vui khỏe và mong thường xuyên đọc bài chị. Mến,DP

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Diệu Phương !
      Lâu nay chắc cô giáo bận giảng dạy cho học sinh nên D Thơ chờ hoài mỏi cả cổ mà không thấy bài viết mới .
      Chúc cô giáo luôn vui khỏe bên học sinh thân yêu của mình !
      Thân thương !

      Xóa
    2. Chị Thơ ơi,
      Vâng, đời sống bên này tất bật lắm , em bận túi bụi không có thì giờ viết đâu , chắc đến hè lận... Em hẹn với Dung rồi, hè năm tới du lịch qua Úc sẽ thăm chị đó. Nếu mộng thành, 3 chị em mình sẽ "dạo phố" và uống trà ( P không biết uống cà phê )tâm sự chị Thơ và Dung hén . Mến, DP

      Xóa
    3. Nếu được như thế thì còn gì bằng . Diệu Phương cố gắng thu xếp để qua Úc du lịch nhé . Lúc đó chị em mình tha hồ tâm sự nghen .
      Thân ái ! DT.

      Xóa
  8. Các cô ở nội trú cũng nghịch ghê ! Nhưng mà không sao hết ông bà ta có câu " Nhứt quỷ nhì ma thứ ba học trò " cho nên đã ngồi trên ghế nhà trường là tinh nghịch phải không chị D.T
    Tôi rất thích cách kể chuyện chân chất của chị làm lôi cuốn người đọc . Cám ơn chị !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn những lời khen của V.CUONG khuyến khích D Thơ cố gắng viết thêm . Chúc bạn luôn an vui và nhiều sức khỏe !

      Xóa
  9. mỗi kỷ niệm của DT đều rất ngọt ngào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã là kỷ niệm thì đều đẹp dù vui hay buồn . Cám ơn TÙNG nhiều nhé ! Chúc vui !

      Xóa
  10. Bạn của nhị 6lúc 11:30 13 tháng 3, 2013

    Ngày xưa nội trú buồn vui..
    Ngày nay tuổi đã bảy mươi gần tròn
    Nhớ về trò nghịch trẻ con
    Đêm đêm chúng bạn lại còn dọa ma...

    Diệu thơ viết nữa đi nha
    Nhớ nhiêu, viết mấy để mà tìm vui
    Tuổi già có được nụ cười
    Từ trang Sư Phạm là vui nhất rồi

    Trả lờiXóa
  11. Tiếc quá D Thơ chỉ viết được văn xuôi không làm được văn vần để họa lại những vần thơ Bạn của nhị 6 .
    Chúc bạn luôn vui khỏe để trang nhà luôn có nhiều bài thơ hay của bạn !

    Trả lờiXóa
  12. Chị ơi
    Bao lâu rồi mà kỷ niệm vẫn luôn đong đầy chắc ngày ấy vui ghê lắm chị nhỉ . Tuổi thanh xuân đẹp lạ lùng phải không ?
    Hôm nào hai chị em mình dạo phố , nhâm nhi cafe một bửa nha
    Chúc vui khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ ngày ấy là thời gian vui và đẹp nhất P.D ạ , bây giờ nghĩ lại vẫn còn tiếc nuối .
      Hôm nào rảnh em nhớ phone cho chị nghen ! Nghe nói em hát nhạc Trịnh hay lắm , có dịp hát cho chị nghe với .
      Chúc em luôn vui vẻ , trẻ trung !

      Xóa
  13. Chị DT học khoá mấy mà những điều chị kể trong bài em thấy lạ quá , chẳng hạn như thiếu nước phải đi nhờ xe ra ngoài để tắm giặt và vui nhất là xe các binh chủng vào ra tấp nập khiến cho nhà trường phải ra lệnh cấm ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. baoanh ơi ! Em thấy lạ là đúng rồi . Các khóa sau này không thiếu nước . Còn hồi chị thì thiếu trầm trọng vì chị học khóa 5 .
      Chúc em vui , khỏe !

      Xóa
  14. Súng ngắn mai vàng chuyện vẫn hơn! Đó là lời trách của bọn nam giáo sinh bọn mình! Các cô nữ giáo sinh thời đó hơi thực dụng hihi! Ngày nghỉ có xe đưa rước . . .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu này D.Thơ cũng có nghe hay có câu trong bài viết của Giang Lam đăng trên trang Sư Phạm là:
      Ta thà chết giữa rừng mai
      Còn hơn lấy chàng trai sư phạm .
      Nói như thế cho vui thôi , chứ cũng tùy người vì bằng chứng là các bạn khóa của D.Thơ "cộng chỉ số" cũng rất nhiều .

      Xóa
  15. chị ơi! Đọc bài chị em nhớ ngày đi học sư phạm và cứ nhớ hình như mới đâu đây, chúc chị luôn vui khỏe.

    Trả lờiXóa
  16. Trai sư phạm không quá bất tài vô dụng như Giang Lam nghĩ mà còn đa tài nữa.Bằng chứng là có nhiều nhà văn, nhà báo nhà giáo, nhà nghèo . .. nhạc sĩ thi sĩ nỗi tiếng vài ba người: Trịnh Công Sơn Văn Bình Phan Bá Chức còn vô danh thì không đếm xuể.Trai sư phạm vào quân trường, quản lý kinh doanh quản lý nhà trương, nghành GD hay làm nông dân cũng tuyệt vời nghe các bạn! Nên chi khi ra trường rui thì nam giáo sinh có giá lém (ngoài đối tượng nữ giáo sinh còn nhiều đối tượng khác . . quan tâm ) hihi !. . .

    Trả lờiXóa
  17. Người ở xa nói đúng lắm, tôi rất tự hào vì được làm dâu sư phạm
    và được thơm lây một chút hihihi...

    Trả lờiXóa
  18. Chào Người ở xa ! Ồ , Giang Lam không có nghĩ về trai sư phạm như thế đâu ? mà đó là trong bài viết "Vè Sư Phạm" đăng năm 2011 hay 2012 gì đó ? Dạo còn là giáo sinh các bạn nam thường "hò lơ" để chọc các bạn nữ , các bạn nữ hò đối đáp lại . Giang Lam nhớ lại và viết cho vui thôi .
    À , nói nhỏ cho mình bạn nghe thôi nhé là Giang Lam cũng có "Lụm" một chàng trai sư phạm trên mình hai khóa và đã nguyện kết tóc se tơ đến răng long đầu bạc đó . Bạn nhớ giữ kín chuyện này , đừng nói cho ai biết nhé !( bí mật ).

    Trả lờiXóa
  19. tôi cũng tự hào có chồng xuất thân từ SPQN đấy. Tuy nghèo nhưng hạnh phúc các bạn ạ

    Trả lờiXóa
  20. Người ở nội trúlúc 18:05 15 tháng 3, 2013

    Người ở xa ơi! không biết lúc ở gần(ở trường SPQN) người có nghe những câu ví von của dân QNhon này không?
    "Củ lang vừa ngọt vừa bùi,
    Lấy chồng Sư phạm lấy thằng cùi sướng hơn"
    hay
    "Thương chi cho uổng công tình,
    Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ."
    Có người trả lời rằng:
    "Bơ vơ thì mặc bơ vơ,
    Nẫu về xứ nẫu viết thơ cho mình."
    Chuyện đời lắm nỗi éo le không thể nào lường trước được. Nhưng nói chung thời bấy giờ Giáo học cấp bổ túc chẳng thua ai về mọi mặt dù là những hoa mai vàng hay trắng.

    Trả lờiXóa
  21. Người ở nội trú ơi ! Lúc nhập học trường chưa có nội trú nam mình và 3 bạn thuê một căn gác nhỏ ngoài khu 6 ở vài tháng có nghe câu hát ru con
    Củ lang vừa ngọt vừa bùi,
    Lấy chồng sư phạm cha vui mẹ mừng !
    Vì sao vậy: có lẽ cha mẹ xứ nẫu chẳng ham giàu sang chỉ mong sao có ông giáo làng làm rễ vừa bảo đảm cuộc sống gia đình con gái mình vừa không lăng nhăng do chàng trai khoác chiếc áo mô phạm!
    Nhưng cuộc đời ai biết được ngài mai ,nếu gặp phải thầy giáo nghệ sĩ thì:
    Đời nghệ sĩ lăn lóc dưới mương
    Ba ngày sau vớt lên sình chương
    Sình thì sình em vẫn cứ thương
    Thương thì thương anh cứ sình chương!
    Hì ! Hì !

    Trả lờiXóa

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...