Hình ảnh Chí Hải _ K 8 |
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014
CHO… ĐI LẠI TỪ ĐẦU
Nguyễn Thị Hoa.
Chúng tôi “tuổi 60” bàn nhau viết một kỷ niệm gì đó để nhớ về một thời là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn.
Lạ thật, tôi đã trải qua một thời học mẫu giáo, 5 năm tiểu học, 7 năm trung học, 2 năm sư phạm, rồi mấy chục năm đi dạy, làm vợ, làm mẹ, bôn ba với cuộc đời. Biết bao nhiêu buồn vui, thăng trầm đã trải qua trong cuộc sống nhưng in đậm trong tâm trí, khắc sâu trong ký ức vẫn là hai năm học ở trường Sư Phạm Qui Nhơn.
Hè năm 70, tôi vừa đậu xong tú tài, ước mơ làm cô giáo đã hình thành trong tôi từ rất lâu, từ những trò chơi con nít, chúng tôi đã lấy khăn đeo trước cổ giả làm hai vạt áo dài để dạy học… nhưng cô giáo vẫn là một điều gì đó rất cao, rất xa. Nhớ ngày xưa khi còn cắp sách đến trường, những ngày nghỉ Tết đến thăm cô, đứng ngoài hàng rào dâm bụt thấy bóng cô thấp thoáng mà không dám thưa, dám gọi.
Thế rồi, tôi nộp đơn thi vào trường Sư Phạm Qui Nhơn. Tôi nhớ không hẹn mà chúng tôi là Thơ, Hoa Pháp, Đồng, T. Hoa đều cùng thi vào Sư Phạm và hội ngộ ở đây. Lần đầu tiên đến Qui Nhơn, tôi nhớ như in, sân nội trú vắng hoe vì là đầu năm học. Cảm giác bỡ ngỡ khi bước chân vào trường và càng ngỡ ngàng khi đến khu nội trú, bốn dãy nhà ba tầng, ôm lấy sân cỏ ở giữa. Nhìn vào phòng, những chiếc giường đôi vừa lạ lẫm, vừa hứa hẹn. Chúng tôi vào sớm nên nội trú chỉ mới lác đác một ít nữ giáo sinh. Năm đầu tiên, tôi ở tầng trệt, phòng 113. Làm sao tôi quên được những ngày tháng thần tiên nội trú. Những sáng chủ nhật vang vang tiếng cửa mở, tiếng nước chảy trong phòng tắm (bạn nào cũng tranh thủ tắm trước để đi chơi). Tiếng chân rộn ràng ngoài hành lang, tiếng gõ cửa, tiếng gọi nhau, tiếng í ới của các bạn trực, báo có người đến thăm…Những đêm nội trú nằm nghe tiếng gió rít qua hàng dương, qua khung cửa…xen lẫn tiếng sóng biển vỗ ầm ầm vào bãi cát xa xa vọng lại làm dâng lên nỗi nhớ nhà da diết.
Rồi những giờ học với những môn học lạ hoắc: Tâm lý giáo dục, Giao tế xã hội, Giáo dục cộng đồng…Tôi nhớ thầy Phan Thâm dạy Họa với những bức tranh lập thể mà mặc dù tôi không có năng khiếu vẫn bị lôi cuốn, vẫn say mê. Rồi thầy Trần Văn Khương dạy Thể Dục với bài “Ngựa phi dường xa” chúng tôi vừa phi vừa hát, vui ơi là vui... Giờ Tâm Lý giáo dục của thầy Trần Văn Mẫn (Hiệu trưởng), tôi nhớ hoài có lần thầy giảng về “Tự do cuối cùng” Thầy đem chuyện Tào tháo ra minh họa…và cho đến bây giờ, trong nhiều tình huống ở trong cuộc sống thường ngày, có những việc, tôi không quyết định được mà phải chờ đến “tự do cuối cùng”.
Sang đến năm nhị niên tôi ở phòng 211 lầu 2. Tôi và một cô bạn, chúng tôi chọn giường ở tầng trên. Đêm đến, khi nội trú đã tắt điện, chúng tôi thắp đèn dầu, đem gói Basto xanh ra vửa phì phà vừa tập làm thơ…vì không quen nên bị ho sặc sụa chảy cả nước mắt nước mũi…
Những buổi chiều ra bãi biển nằm nghe sóng vỗ và chuyện tình đẹp nhất đời tôi cũng xảy ra trong thời gian đó. Tôi nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Đức Sơn:
“Mênh mông buồn xuống mênh mông
Tiễn anh(em) buồn lại dâng lên cuối đường
Anh đi em cũng ngập ngừng
Tình xưa…sầu nhẹ…núi rừng bay theo”
…mà chàng hải quân của tôi đã mang đi… không một lần gặp lại.
Tôi nhớ những chiều ngồi ở quán cà phê Gió Khơi, trước mặt mỗi chúng tôi là một ly coca, im lặng mà như nói rất nhiều và quên sao được đêm chia tay. Khi đi ngang qua quán cà phê, lần đầu tiên nghe “Chiếc lá cuối cùng”
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
THƠ TẶNG QUÝ BÀ NHÂN NGÀY TÁM THÁNG BA
Mồng Tám tháng Ba chúc quý bà
Lời chúc tốt đẹp kèm bó hoa
Hoa tươi , tươi thắm mang lời chúc
Quý bà trẻ mãi , mãi không già
Ăn ngon , ngủ khỏe luôn vui vẻ
Tinh thần thoải mái , chẳng kêu ca
Mày râu chúng tớ đồng thanh hứa
Suốt đời yêu chỉ mỗi Bà nhà
Hài Châu Vũ _ Quy Nhơn
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
THÁNG BA, MÙA CHIM ÉN BAY VỀ
Châu Thị Thanh Cảm
Vậy là tháng hai đã trôi vào những ngày cuối cùng. Tháng hai với khung trời trong vắt, với mây biếc gió êm. Tháng hai với những ngày nghỉ Tết nhẹ nhàng, không lo âu hối hả, những con đường thành phố thưa vắng, tĩnh lặng đến lạ kỳ. Buổi sớm, không gian mát rượi và trong lành, trong lành đến nỗi ta nếm được vị ngọt của đất trời, tĩnh lặng đến nỗi có thể nghe được nhịp đập và hơi thở của mùa xuân, nghe được tiếng cựa mình của những búp non tách mầm hé nụ, tiếng chạm nhẹ của những chiếc lá mùa đông cuối cùng thả rơi trên từng khúc phố khuya. Những thanh âm khe khẽ, dịu dàng như lời tạm biệt một tháng hai mướt xanh và mời gọi tháng ba vàng nắng trở về!
Tháng ba! Tháng của đất trời rực rỡ, tháng mà mảnh vườn ven sông ngày đó ở quê chồng tôi nhuộm vàng màu hoa cải, nhạt tím những bông hoa muống chắt chiu... Và, cây gạo đầu làng như một chiếc dù bung đỏ, rạo rực cả một góc trời… những bông hoa năm cánh rụng mà mỗi lần nhìn chúng, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ như cắt ruột trong bài thơ “Cho một ngày sinh” của Đoàn Thị Tảo, những câu thơ mà khi nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc qua bài hát “ Chị Tôi”, nghe mà cứ nao lòng…
“ Thế là chị ơi
Rụng bông hoa gạo
Ô hay, trời không nín gió
Cho ngày chị sinh…
Ngày chị sinh trời cho làm thơ…”
Dù sớm hay muộn, mỗi chiều đi dạy về ngang gốc gạo, tôi vẫn thường nán lại chọn những bông hoa mập mạp tròn căng mang về làm quà cho các con tôi. Tuy hoa gạo ăn không được ngon lắm nhưng cái vị ngọt giòn của nó cũng đủ để cho lũ trẻ nhỏ nhà tôi cảm thấy thèm thuồng. Có đôi khi, ăn chán, chúng lại thích thú thả bồng bềnh từng cánh trong lu nước đầu hè mà mơ tưởng đến những ngôi sao đang lấp lóa nhẹ trôi trong rộn rã tiếng cười .
Tôi không biết mình được sinh ra vào ngày nào của tháng hai, chỉ biết là mãi đến tận mấy tháng sau ba tôi mới làm được cái giấy khai sinh cho tôi vào tháng tám. Nghe kể, tôi được mẹ sinh ra vào đúng ngày mùng 4 Tết của tháng giêng, cái tháng mà người ta có ý niệm đủ đầy, hạnh phúc, tháng mang lại cho con người nhiều cảm xúc vun tròn. Nhưng không hiểu sao, cái khái niệm tròn đầy này lại dẫn dắt tôi đến với những ngày tháng ba vàng tươi hoa cải, tím nhòa với những bông muống mỏng manh hay cái đỏ rực của hoa lựu, hoa gạo quê nghèo…Vì thế, tôi yêu lắm tháng giêng và yêu cả những ngày tháng ba ruộm nắng!
Với Mường Mán, “ Tháng giêng hiền như cỏ và tóc mềm như mây…Tháng giêng biếc như lá và tình ấm như tay…”. Tháng giêng luôn căng tràn sức, tháng cho đời hoa ngọt nắng thơm, cho cuộc sống tin yêu và hy vọng.
Tháng ba tuy không hẹn mà đã hai lần cho tôi cái hạnh phúc làm mẹ, hai lần rưng rưng nước mắt khi nghe tiếng khóc của các con tôi lúc mở mắt chào đời. Yêu thương tháng ba mang đến cho cánh phụ nữ chúng tôi cái cảm giác được sẻ chia, được yêu chiều bên những cành hoa tươi, những tin nhắn, lời chúc ngọt ngào… Tôi yêu tháng ba vì lẽ đó và cũng bởi đó là tháng ngày đã để lại trong tôi ngọt ngào bao nỗi buồn vui .
Tháng Ba
Khi cái lạnh còn vương miền quê nhỏ
Chắt chiu hoa muống nhạt triền sông
Phiên chợ sớm , đôi vai gầy cong trĩu
Gánh âu lo cho từng bữa cơm nghèo ...
Tháng ba, nắng đã nồng hơn và mùa xuân mềm lại…Có tiếng ríu ran của đàn chim én đậu dài trên hàng dây điện trước nhà, rộn ràng một khúc nhạc vui! Tháng ba, cũng nhằm vào tháng hai âm lịch, là thời gian chim én từng đàn rủ nhau bay về nơi làm tổ nhiều nhất trong mùa. Người ta bảo, chim én sinh sống và làm tổ chính là ở các vùng phía Bắc bán cầu. Chúng di cư và trú đông về phía Nam đúng vào mùa xuân nên mỗi khi thấy từng đàn én lượn là biết xuân đang về tới!
Vậy là tháng hai đã trôi vào những ngày cuối cùng. Tháng hai với khung trời trong vắt, với mây biếc gió êm. Tháng hai với những ngày nghỉ Tết nhẹ nhàng, không lo âu hối hả, những con đường thành phố thưa vắng, tĩnh lặng đến lạ kỳ. Buổi sớm, không gian mát rượi và trong lành, trong lành đến nỗi ta nếm được vị ngọt của đất trời, tĩnh lặng đến nỗi có thể nghe được nhịp đập và hơi thở của mùa xuân, nghe được tiếng cựa mình của những búp non tách mầm hé nụ, tiếng chạm nhẹ của những chiếc lá mùa đông cuối cùng thả rơi trên từng khúc phố khuya. Những thanh âm khe khẽ, dịu dàng như lời tạm biệt một tháng hai mướt xanh và mời gọi tháng ba vàng nắng trở về!
Tháng ba! Tháng của đất trời rực rỡ, tháng mà mảnh vườn ven sông ngày đó ở quê chồng tôi nhuộm vàng màu hoa cải, nhạt tím những bông hoa muống chắt chiu... Và, cây gạo đầu làng như một chiếc dù bung đỏ, rạo rực cả một góc trời… những bông hoa năm cánh rụng mà mỗi lần nhìn chúng, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ như cắt ruột trong bài thơ “Cho một ngày sinh” của Đoàn Thị Tảo, những câu thơ mà khi nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc qua bài hát “ Chị Tôi”, nghe mà cứ nao lòng…
“ Thế là chị ơi
Rụng bông hoa gạo
Ô hay, trời không nín gió
Cho ngày chị sinh…
Ngày chị sinh trời cho làm thơ…”
Dù sớm hay muộn, mỗi chiều đi dạy về ngang gốc gạo, tôi vẫn thường nán lại chọn những bông hoa mập mạp tròn căng mang về làm quà cho các con tôi. Tuy hoa gạo ăn không được ngon lắm nhưng cái vị ngọt giòn của nó cũng đủ để cho lũ trẻ nhỏ nhà tôi cảm thấy thèm thuồng. Có đôi khi, ăn chán, chúng lại thích thú thả bồng bềnh từng cánh trong lu nước đầu hè mà mơ tưởng đến những ngôi sao đang lấp lóa nhẹ trôi trong rộn rã tiếng cười .
Tôi không biết mình được sinh ra vào ngày nào của tháng hai, chỉ biết là mãi đến tận mấy tháng sau ba tôi mới làm được cái giấy khai sinh cho tôi vào tháng tám. Nghe kể, tôi được mẹ sinh ra vào đúng ngày mùng 4 Tết của tháng giêng, cái tháng mà người ta có ý niệm đủ đầy, hạnh phúc, tháng mang lại cho con người nhiều cảm xúc vun tròn. Nhưng không hiểu sao, cái khái niệm tròn đầy này lại dẫn dắt tôi đến với những ngày tháng ba vàng tươi hoa cải, tím nhòa với những bông muống mỏng manh hay cái đỏ rực của hoa lựu, hoa gạo quê nghèo…Vì thế, tôi yêu lắm tháng giêng và yêu cả những ngày tháng ba ruộm nắng!
Với Mường Mán, “ Tháng giêng hiền như cỏ và tóc mềm như mây…Tháng giêng biếc như lá và tình ấm như tay…”. Tháng giêng luôn căng tràn sức, tháng cho đời hoa ngọt nắng thơm, cho cuộc sống tin yêu và hy vọng.
Tháng ba tuy không hẹn mà đã hai lần cho tôi cái hạnh phúc làm mẹ, hai lần rưng rưng nước mắt khi nghe tiếng khóc của các con tôi lúc mở mắt chào đời. Yêu thương tháng ba mang đến cho cánh phụ nữ chúng tôi cái cảm giác được sẻ chia, được yêu chiều bên những cành hoa tươi, những tin nhắn, lời chúc ngọt ngào… Tôi yêu tháng ba vì lẽ đó và cũng bởi đó là tháng ngày đã để lại trong tôi ngọt ngào bao nỗi buồn vui .
Tháng Ba
Khi cái lạnh còn vương miền quê nhỏ
Chắt chiu hoa muống nhạt triền sông
Phiên chợ sớm , đôi vai gầy cong trĩu
Gánh âu lo cho từng bữa cơm nghèo ...
Tháng ba, nắng đã nồng hơn và mùa xuân mềm lại…Có tiếng ríu ran của đàn chim én đậu dài trên hàng dây điện trước nhà, rộn ràng một khúc nhạc vui! Tháng ba, cũng nhằm vào tháng hai âm lịch, là thời gian chim én từng đàn rủ nhau bay về nơi làm tổ nhiều nhất trong mùa. Người ta bảo, chim én sinh sống và làm tổ chính là ở các vùng phía Bắc bán cầu. Chúng di cư và trú đông về phía Nam đúng vào mùa xuân nên mỗi khi thấy từng đàn én lượn là biết xuân đang về tới!
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014
Viết cho anh… Thăm anh ở Sơn Hòa
Ảnh Người Viết |
Giờ em viết lại chuyến lên thăm anh tại Sơn Hòa ở đồng bằng đây nè !
Sáng thứ Bảy (13/9/75) em đáp chuyến xe lửa lúc 7 giờ 30 sáng vào Tuy Hòa cho kịp ngày mai Chủ Nhật lên thăm anh. Đi xe lửa thú lắm anh ạ, nhưng sốt ruột ghê, mãi đến trưa mới đến nơi. Ở Qui Nhơn nắng như thiêu như đốt thế mà Tuy Hòa lại mưa tầm mưa tã. Mặc dầu đã đến nơi nhưng em vẫn lo buồn kinh khủng, vì mưa thì đường lên Sơn Hòa bị trơn trợt, vất vả lắm.
Tối đó em phải nghỉ tại nhà cô bạn cùng học Sư Phạm Qui Nhơn, cứ thức giấc hoài chỉ sợ ngủ quên vì xe sẽ chạy vào lúc 3 giờ sáng mà. Thế nhưng không ngờ sáng hôm sau trời lại tạnh hẵn anh ạ, lại nắng nữa chứ. Có lẽ ông Trời thương hai đứa mình và các thân nhân đi thăm nuôi khác anh nhỉ !
Em đến khu tiếp đón thân nhân của trại lúc 7 giờ sáng rồi nạp giấy phép thăm anh. Thật là hú hồn nếu em không lanh trí sửa lại “họ của em cùng họ của anh” thì chắc em không được gặp anh, phải trở về thôi. Vì thủ tục thăm nuôi ngày càng gắt gao, phải là bà con dòng họ ruột thịt mới được cho thăm. Rồi cũng xong, em đã được gặp anh. Nói sao cho hết nỗi vui mừng của em khi thấy anh trong nhóm các anh từ trại ra nơi tiếp tân. Thật không ngờ, anh của em giờ thấy khỏe ra, lại đỏ da thắm thịt nữa chứ. Đó là nhờ gia đình lo lắng thuốc men tương đối đầy đủ. Thật khác hẵn hoàn toàn những ngày anh bị bệnh ở trại Sơn Định trên núi cao; tại đây nếu không dễ dãi thì có lẽ anh của em chẳng còn, vì xuống Sơn Hòa nội qui của trại không cho đem thuốc vào nữa. Lại giới hạn sự thăm nuôi, mới đầu một tuần một lần, rồi một tháng một lần, rồi ba tháng một lần, biết đâu lại còn tăng nữa. Vì thế, anh hãy nghe em cố gắng giữ gìn sức khỏe nhe anh ! Kiên nhẫn anh nhé ! Dẫu thế nào đi nữa em cũng lên thăm anh ! – “… mấy núi cũng trèo… mấy sông cũng lội… ” mà – Tin em đi nhen !
Anh liều thật, bày đặt lén lút viết hồi ký nữa, lỡ “lộ” ra thì hết thấy đường về đó anh ơi ! Hôm thăm anh, em mất hồn và mất bình tĩnh vô cùng khi anh lanh tay nhét vào lưng em cuốn nhật ký ấy nhỏ bằng lòng bàn tay; thành ra em nói chuyện cứ bị ấp a ấp úng, chẳng nhớ gì cả…
… … …
Lâu quá rồi, hôm nay mới được lên thăm anh, em chỉ muốn ôm chầm lấy anh cho thỏa lòng mong nhớ, nhưng em nào dám… Đúng là tuy gần mà xa đó anh ạ !
Còn đâu nữa những lần anh đưa em ra Bồng Sơn, ngậm ngùi luyến tiếc… Rồi những phút giây em chia tay anh tại ngả ba Phan Rang, em vô tiếp Sài Gòn còn anh thì lên Đà Lạt… Và, lần này thì lại càng lâu hơn. Có lẽ em sẽ đợi anh mãi… Anh cảm động không nói nên lời, chỉ cầm tay em, phần em thì chảy nước mắt rồi. Ngày đó buồn quá anh nhỉ ! Anh tin em không ? Thời gian sẽ trả lời anh nhé ! Bọn mình đúng là “duyên nợ”, gặp nhau thật bất ngờ, tiến đến hôn nhân cũng thật mau. Thành ra em hay nhắc anh hãy suy nghĩ cho kỹ, kẻo sau này ân hận, đó là vì em sợ trong lúc anh mềm lòng nhất thời đó thôi. Thông cảm cho em nhé ! Giờ thì hai đứa mình phải chịu “luật bù trừ”; trước anh “tiến nhanh” chừng nào thì giờ phải đợi lâu chừng nấy…
Biết ngày nào anh được về với em anh nhỉ ? Có lẽ ngày đó còn xa… xa tít mù… Em sẽ chịu đựng, còn anh thì phải vững lòng và vượt qua mọi gian khổ nhe anh !
kimloan
(Cali, tháng 2 / 2014)
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
NGÀY EM ĐẾN
Ngày em đến, khung trời như ấm lại
Tà áo dài xinh tha thiết sân trường
Mãi miết nhìn đàn em trẻ thân thương
Trong ký ức thân quen như ngày còn đi học.
Ngày em đến cỏ hoa như nở rộ
Ôm ấp bao nhiêu những hoài bão vào đời
Ngày tháng ngày bao kỷ niệm đầy vơi
Lo lắng chi em, rồi đất lành chim đậu.
Ngày em đến thêm gam màu cho bức tranh đang vẽ dỡ
Mây màu xanh khung cửa lớp chờ em
Mưa vào xuân đang rơi nhẹ bên thềm
Làm chớm nở những nụ hồng lộc biếc.
Ngày em đến, bài hát thêm giai điệu
Cho bài thơ được chắp thêm vần
Sỏi đá bên đường cũng biết bâng khuâng
Thấy rạo rực lòng người như vào hội.
Nguyễn Văn Đệ
Khóa 3 _ SPQN
Tà áo dài xinh tha thiết sân trường
Mãi miết nhìn đàn em trẻ thân thương
Trong ký ức thân quen như ngày còn đi học.
Ngày em đến cỏ hoa như nở rộ
Ôm ấp bao nhiêu những hoài bão vào đời
Ngày tháng ngày bao kỷ niệm đầy vơi
Lo lắng chi em, rồi đất lành chim đậu.
Ngày em đến thêm gam màu cho bức tranh đang vẽ dỡ
Mây màu xanh khung cửa lớp chờ em
Mưa vào xuân đang rơi nhẹ bên thềm
Làm chớm nở những nụ hồng lộc biếc.
Ngày em đến, bài hát thêm giai điệu
Cho bài thơ được chắp thêm vần
Sỏi đá bên đường cũng biết bâng khuâng
Thấy rạo rực lòng người như vào hội.
Nguyễn Văn Đệ
Khóa 3 _ SPQN
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
XUÂN
(Tặng anh Lê Du Miên- Thay một lần hạnh ngộ )
Xuân
Vài tiếng cười giòn
Nắng hồng đôi má
Xuân đã về thật gần
Mà đâu chừng xa lạ
Bởi xuân này em chẳng trở về
Để nhận ra
Tình yêu sỏi đá
Xuân
Tiếng hát bên sông
Dội tận đáy lòng
Xuân mơn man như gió
Xuân nhẹ nhàng như mây
Ta như nghe từng tiếng gọi bầy
Loài dã thú
Vừa qua cơn khát
Xuân
Chờ nhau bên này
Đợi nhau bên nọ
Xuân hẹn hò cùng trăng
Lãng du rồi…lỡ hẹn
Trăm năm sau trở về soi bóng
Mộng đã tan
Một bước muộn màng
Xuân
Xiêm áo gió bay
Khuất dấu chân người
Gặm nỗi buồn xa xứ
Nghe cô độc bên đời
Ta cũng biết mùa xuân vừa rớt
Xòe đôi tay
Xuân đã qua rồi!
Huỳnh Kim Thạch
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
HỒI KÝ
Trịnh thị Phượng Ngày đó tôi vào trường Sư Phạm Qui Nhơn với biết bao nỗi bỡ ngỡ và thán phục. Trường Sư Phạm Qui Nhơn đẹp quá! Hoa giấy đỏ rực trải đầy trên khắp lối đi. Hành lang rộng đón chào giáo sinh từ mọi miền trên đất nước.
Trường có hai khu nội trú nữ và nam thật đẹp. Hàng bạch đàn cao vút tỏa bóng rợp mát sân trường. Những tà áo dài phất phơ của nữ giáo sinh cùng tiếng cười nói râm ran làm cho khu nội trú vui hẳn lên. Nội trú giờ tan học vui vẻ nhộn nhịp bao nhiêu thì giờ tới lớp nội trú lại yên ắng buồn hắt hiu.
Tôi ở nội trú cùng phòng với M. Thanh, Thêm, Tân. Chúng tôi mỗi đứa mỗi quê nhưng yêu nhau như ruột thịt, vui buồn đều san sẻ cho nhau. Tôi thích nhất là giờ học Vẽ và giờ Thể dục vì những môn này không căng thẳng. Đến cuối năm, lớp tôi tham gia tiết mục văn nghệ do nhà trường tổ chức. Trưởng ban là Bích Tuyền dễ thương với mái tóc dài xõa kín bờ vai, trong nhóm còn có cô bạn “xinh như gái Nhật” đó là Kim Thơ (người Vĩnh Điện) mà tôi còn nhớ mãi…
Trường của tôi nằm dọc theo bờ biển Qui Nhơn. Mỗi chiều về, hàng dương reo vi vu, hòa với tiếng sóng biển rì rào làm tôi nhớ nhà vô kể, nhớ ông bà nội, nhớ mẹ, nhớ em. Tôi không thể nào quên những năm tháng xa nhà này. Mỗi lần tôi về nghỉ hè, nghỉ Tết là ngày hội của gia đình. Ông tôi ra tận cổng đón tôi, cô cháu gái mà ông thương quý nhất.
Rồi tôi lại phải vào Qui Nhơn để học tiếp năm thứ hai. Xe qua khỏi Sa Huỳnh, tôi biết là mình đã thật sự xa nhà rồi. Lòng tôi bùi ngùi, mắt tôi nhòa lệ. Tôi nhớ da diết những bữa cơm đầm ấm của gia đình. Nhớ ánh mắt mẹ tiễn tôi đi. Nhớ đứa em nhỏ lần đầu xa chị…không biết vắng tôi, nó có tự lo cho mình được không?
Năm thứ hai bắt đầu. Tôi khuây khỏa nỗi buồn xa nhà khi gặp lại bạn bè, sân trường, nội trú…Năm nay bận rộn hơn vì tôi phải lo học bài dạy để đi thực tập, chúng tôi cũng được trường cho đi du ngoạn Cù lao Xanh. Lần đầu tiên được đi tàu biển, ở lại trên đảo sinh hoạt văn nghệ lửa trại, tôi không bao giờ quên.
Cuộc đời giáo sinh lo lắng nhất là lúc chuẩn bị ra trường. Chúng tôi không còn dung dăng dung dẻ đi dạo dọc theo bờ biển nữa mà chuẩn bị chú tâm vào bài vở để “trả nợ bút nghiên”.
Rồi ngày ra trường cũng đến, thấm thoát hai năm học đã kết thúc. Chúng tôi ra trường chia tay mỗi người mỗi ngã.
Sau năm 1975, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Mãi đến năm 2000 tôi mới tình cờ gặp lại Dung, Thu, Huy, rồi M.Thanh, Kim Thơ, Phước Bùi, Phước Nguyễn, Chị Hãng…Chúng tôi vui mừng khôn xiết, mấy mươi năm chia lìa mới gặp được nhau. Quả đất tròn thật! Vẫn “mi, tau” như ngày nào mặc dù thời điểm đó chúng tôi đã ngoài năm mươi, có bạn đã có cháu nội, cháu ngoại rồi. Thời gian trôi nhanh quá!
“Hợp rồi tan” chúng tôi lại chia tay lần nữa. Tôi ra đi lần này xa bạn, xa quê hương đến nửa vòng trái đất. hai chữ quê hương nghe thiêng liêng quá! Chưa bao giờ tôi yêu quê hương đến thế! Mỗi chiều về, trên xứ lạ quê người, tôi nhớ về Việt Nam quay quắt…Đâu rồi lũy tre xanh. Đâu rồi tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè, con đường cát trắng dẫn về quê mẹ…Nhìn ra biển Thái Bình Dương ở California, tôi hình dung bên kia là quê hương mình, mắt tôi nhòa đi…
Nhịp sống ở đây hối hả, bận rộn “chưa đi đã chạy” cho kịp giờ đến sở. Không còn thong dong để “Một chiều lang thang bên giòng Hương Giang…” nữa. Đường sá ở đây là một kỳ quan, hằng trăm chiếc cầu vượt vắt ngang, vắt dọc, uốn lượn quanh co. Tôi cũng đã đến được nhiều nơi mà hồi còn ở Việt Nam tôi chỉ biết trên sách vở. Mùa thu lá vàng ngập cả lối đi. Mùa xuân hoa anh đào rực rỡ cả một góc trời…để xiêu lòng người…thế nhưng trong tôi chứa đầy hình ảnh của quê hương và không nơi nào đẹp bằng Việt Nam quê hương tôi!
Sanjose, tháng 10 năm 2013.
Trịnh Thị Phượng.
K9 – SPQN.
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
ĐÂU RỒI ...
tặng HKT
đâu rồi chim hót vang sân
đâu rồi những đóa hoa xuân khoe màu
đâu rồi vướng bận lòng nhau
đâu rồi những khúc nhạc sầu đêm trăng
đâu rồi một ánh sao băng
xẹt qua giữa dải ngân hà đêm thu
đâu rồi những tảng sương mù
mờ mờ diễm ảo tịnh tu khó tường
đâu rồi một đoá tư tương
nở trên Ghềnh Ráng sân trường năm xưa
đâu rồi những hạt mưa thưa
như màu ngọc phách đong đưa cổ nàng
đâu rồi thi bá bóng chàng
thuỳ dương sóng biển réo vàng câu thơ
thơ rằng mãi mộng mãi mơ
người xưa đâu tá thẫn thờ ai trông
miên
2/14
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
XUÂN ĐẾN RỒI ĐI
Tết qua nhẹ nhàng như khi nó đến, bởi chẳng mong nên thấy Tết thật bình
thường. Năm nay Sài gòn se lạnh, khác hẳn mọi năm khiến nhiều người cảm cúm, tôi cũng thế, “ngọc thể bất an” nên chẳng hứng thú gì, mặc kệ Nàng Xuân…đến rồi đi, theo quy luật của muôn đời. Ôm mớ báo Xuân đọc miệt mài, lúc nào mắt mỏi quá thì nhâm nhi miếng mứt chua chua ngọt ngọt, công sức của nàng dâu đảm, lo mua sắm tất bật để đón Xuân…Nhớ ngày nào còn ở nội trú, được nghỉ Tết, ai cũng náo nức mua vé tàu xe về quê, căn phòng cứ thưa dần, thưa dần…Có cô bạn ở Huế mua không được vé để về cùng chuyến với bạn bè đã khóc vang cả dãy lầu…Sao ngày ấy các nàng dễ khóc quá, người yêu đến thăm cũng khóc, không có thư nhà cũng khóc…(Có lẽ hồi đó khóc nhiều, nên nước mắt đã cạn, để rồi sau biến cố, mắt ai cũng ráo hoảnh, chẳng còn thì giờ để than thở... nàng nào cũng phải lao đi kiếm sống, nuôi chồng, nuôi con…) Hết Tết, ai cũng lủ khủ khuân vào trường đủ thứ bánh trái của quê mình, tối nào cũng hát hò, ăn uống linh đình. Nhớ có lần Thầy giáo đã nhắc khéo rằng con gái ăn quà nhiều, lại ít vận động, mặc áo dài chả thấy eo ót đâu, xấu quá…tụi mình chỉ biết cười và…lại tiếp tục ăn Tết muộn. Nhờ đi học xa nhà, có được 2 năm háo hức về quê, còn trước đó Tết đến , thấy bạn bè, người thân xôn xao “ về xứ ăn Tết" mà thèm. “ Xứ” của tôi mãi tận ngoài Bắc – lúc đó chỉ là “ quê hương trong nỗi nhớ” của cả gia đình, nhất là với mẹ và các anh chị lớn. Nhớ mọi người thường kháo nhau khi nào thống nhất, mẹ sẽ về quê trước…bọn trẻ con chúng tôi cũng háo hức xen vào: cho con về với…Quê tôi gần Chùa Hương, nghe mẹ kể chuyện Chùa Hương thích mê mẩn, lại thêm những bài thơ, bài nhạc nữa chứ, càng khiến tôi ao ước... một ngày về quê xưa.
Mãi sau này, có lần tình cờ tôi kiếm được cuốn sách Thung Mơ Hương Tích, chỉ cho mẹ xem những hình ảnh của Chùa trong, Chùa ngoài…Mẹ lắc đầu bảo mắt mờ lắm rồi, nhìn chả rõ gì cả… Tôi xót lòng quá, mà sao hồi đó không nghĩ ra sắm cho mẹ một cái kính lão nhỉ ?! Phải rồi, ở vào cái thời điểm khốn khó ấy, lo chạy miếng ăn đã mụ cả người rồi, có nghĩ ngợi gì đến những thứ “ xa xỉ” ấy…
Các con tôi giờ đây, mỗi lần ra Hà Nội công tác đều ghé về thăm quê đôi ngày, không còn cảnh “ hai phương trời cách biệt” nữa, tin tức vào ra cũng thường xuyên hơn, và tôi, đôi ba năm một lần về quê, mỗi lần đi đều ngậm ngùi nhớ mẹ, nhớ anh - giờ đã ra người thiên cổ cả rồi!!!
Tết này, chỉ ngắm cô cháu bé tung tăng áo dài vàng, chân mang hài đỏ, vô tư đùa giỡn với anh em đồng trang lứa trong ngày họp mặt đại gia đình đầu Xuân là thấy vui rồi…Mình già thật rồi chăng?!
Kynguyen
Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014
MÙA XUÂN CÒN ĐÂU ĐÓ
Châu Thị Thanh Cảm
Tôi trở về Qui Nhơn vào những ngày Tết muộn. Chiều, sân bay Phù Cát gió nhiều và bầu trời lãng đãng mây bay…
Trời se se lạnh! Cái se lạnh của buổi chiều quê hương cho tôi cảm giác thân quen mà rưng rức lòng mỗi khi bước chân quay lại. Thời gian trôi qua, dễ cũng đã hơn mười mấy năm tôi đón Tết xa quê nhưng cứ như một thôi thúc vô hình, vào độ mùng 4- mùng 6 Tết tôi lại trở về, trở về với Qui Nhơn quê tôi, trở về với ba mẹ với các em và trở về với những ngày Tết ấm áp muộn màng!
Đang loay hoay với mấy cái túi xách và chờ nhân viên kiểm tra hành lý ra cổng, chợt tôi nghe có tiếng của đứa con trai:
- “ Ngoại ơi, mẹ kia kìa…”
Ngước lên nhìn, giữa dòng người đưa đón, tôi thấy cái dáng dong dỏng cao của con trai và cái dáng liêu xiêu nhỏ bé của mẹ tôi đang đứng chờ…Chợt nghe lòng mình nghèn nghẹn, trước mắt như có một màn mây mỏng giăng ngang, cay mặn… Và rồi, giữa cái lạnh của đông tàn còn sót lại, ba người già trẻ chúng tôi ôm lấy nhau mà nghe lòng mình thật ấm!
Buổi sáng tôi dậy sớm sau một giấc ngủ ngon. Vì ảnh hưởng của đợt rét đậm từ miền Bắc vào nên sáng nay trời Qui Nhơn trở lạnh. Sau khi thắp hương cho ba và ông bà xong tôi bước ra sân thượng mong đón lấy tia nắng mặt trời đầu tiên, nhưng, bầu trời cứ xám xịt và lất phất mưa phùn, từng hạt mưa bay mềm như đang êm ái nhẹ hôn lên những mầm xuân vừa hé. Tôi thích thú đón lấy cái rét đang bồng bềnh trong không gian, thích thú hít thở cái vị mặn của hương biển quê nhà đang trôi vào những ngày xuân chớm nụ.
Những ngày Tết muộn tiếp theo bên mẹ và các em, bên vợ chồng cậu con trai của tôi trôi qua cứ êm đềm. Sáng mùng 9, có điện thoại của chị Nguyệt, một chị đồng môn K9 và cũng là giáo viên dạy cùng trường Hải Cảng với tôi sau 75. Chưa kịp chào hỏi chị, tôi đã nghe một tràng dài như pháo Tết:
- “ TC ơi, về hồi nào thế? Khỉ ạ, sao không nói gì hết vậy? Chiều nay chị em mình chờ TC ở nhà chị đấy! 2h30 nghen! Nhớ nhé! Sẽ có một bí mật cho em!
Tôi đến nhà chị với một tâm trạng hồi hộp và háo hức, bởi, nghe chị nói lần này sẽ có những người bạn mà đã bao lần tôi ước ao có ngày gặp lại, những người bạn đã lâu lắm rồi chúng tôi chia xa, từ năm 1980, ngày tôi tạm biệt Qui Nhơn và chuyển về quê chồng tiếp tục công việc giảng dạy của mình. Hơn ba mươi năm của một đời người nhiều biến đổi tưởng sẽ không thể có cơ duyên gặp lại những người chị, người bạn ngày xưa, vậy mà…
Mùng 9 Tết, con phố Mai Xuân Thưởng, Trần Hưng Đạo… vẫn còn yên vắng. Chiều với những ngày Tết muộn cho tôi man mác chút nuối tiếc, nhớ nhung…Bên phố quen, có tiếng hát ai buông rơi theo từng chiếc lá bàng nghiêng rụng…
“…Biển vắng phố xưa chờ trông, còn đó khúc ca hoài mong
Có còn nhớ không, có còn nhớ không…”*
Câu hát xa xăm, trôi dài như muốn níu kéo những kỷ niệm tưởng đã không còn tiếc nhớ. Cứ thế, tôi băng qua vài con phố và đến nhà chị, ngôi nhà im lìm sau một hàng hiên rũ đầy những bông hoa tím nhỏ. Đã nhiều lần chị em tôi gặp nhau trong những dịp họp mặt SPQN tại Sài Gòn nhưng tôi vẫn thấy ở chị sự chân tình mỗi khi gặp lại. Và thật là bất ngờ khi chiều nay tôi được gặp lại nhóm bạn thân thiết ngày xưa ở Nữ Trung Học cùng với các chị các bạn đồng môn Sư Phạm Qui Nhơn ngày đó, những người chị người bạn mà tôi không nghĩ sẽ có ngày gặp lại giữa phố biển quê nhà! Nhất là cô bạn Hồ Vui thân thiết mà sau 75, bạn ấy, tôi và anh Phạm Ngọc Sanh K9 là bộ ba anh em trong trường thường hay nghêu ngao đàn hát. Đã ba mươi mấy năm xa nhau, và đây có lẽ là bí mật, là món quà tuyệt vời đầu xuân mà các bạn đã dành cho tôi? Chúng tôi cùng hàn huyên tâm sự, cùng kéo nhau đi ăn tối, cùng café…Câu chuyện lúc nổ ran như pháo Tết, lúc lắng đọng ngậm ngùi…cho đến khi những con đường khuya muộn vắng, chúng tôi mới chia tạm chia tay mà không quên hẹn gặp nhau lần nữa!
Tối mùng 10 Tết, trời Qui Nhơn càng thêm lạnh. Tôi cùng mẹ và các em đến chùa Long Khánh làm lễ cầu an cho gia đình. Đã qua những ngày Tết nhưng chùa vẫn đông người đến viếng và dâng hương. Tiếng chuông chùa vọng ngân mang tôi trở về những ngày tháng cũ, những ngày Tết xưa, trở về cái không gian tĩnh thiêng của những đêm giao thừa mà tôi luôn cùng mẹ đến chùa đầu năm hái lộc!
Như đã hẹn, sáng 11, chị Đa, một trong những người chị đồng môn mà ngày xưa tôi vẫn luôn yêu quí bởi phong cách dịu dàng và nụ cười đôn hậu, chị đón tôi đến café Gum nằm trên một con phố nhỏ phủ đỏ những chiếc lá bàng. Hàng cây bên đường trút lá trơ trụi những cành bàng thâm nâu chưa kịp nhú những mầm xanh. Đến Gum, tôi đã thấy nhiều lắm những người bạn cũ một thời mà đã lâu rồi tôi chưa được gặp. Các bạn đón tôi bằng những nắm tay thân thiết, bằng những cái ôm thật chặt và bằng những nụ cười rạng rỡ thân tình. Xế chiều, chúng tôi đến Mỹ Phú trên đường Nguyễn Huệ cùng gặp Xuân Lộc, Minh Đình, Ngô Tín…Cả nhóm chúng tôi gần vài mươi người cùng hàn huyên tâm sự rồi cùng lặng yên bên tiếng đàn tiếng hát, bên con đường chiều lộng gió chao chác lá thông vàng…
Tách Cafe bên con đường chiều lộng gió |
Ngày hôm sau, 12 tháng giêng, tôi và các bạn 111 đến Sông Cầu để viếng thăm phần mộ của một người bạn cùng lớp vừa mới đi xa.
Bạn Kim Cúc |
Bạn Ngô thị Bình |
Rồi tôi cũng lại trở vào Sài Gòn sau những ngày Tết muộn lắng lòng và ấm áp. Rời nơi ấy, tôi mang theo tình cảm ấm áp của gia đình, mang theo thật nhiều nghĩa tình của các bạn tôi, mang theo những khoảnh khắc đẹp trong đời, những khoảnh khắc có nụ cười hội ngộ và cả những giọt nước mắt chia tay.
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
CHOCOLATE CHO NGÀY VALENTINE
Irene.
Mùa xuân đang bàng bạc khắp mọi nơi. Trong vườn, những đóa mai cuối cùng vẫn xòe ra phô vàng phơi phới cùng với gió và những nụ hồng đang chúm chím mỉm cười…
Tiếng xe máy dừng lại…tiếng người gọi cổng. Thì ra vợ chồng đứa cháu đến chơi.
Bước vào nhà, nó vội vàng lấy trong xách ra gói quà đưa cho tôi:
-Chocolate cho ngày Valentine của dì đây.
Tôi mỉm cười, pha một chút hài hước:
-Valentine…cho tuổi sáu mươi.
Tuy món quà đến muộn nhưng trong lòng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.
Vẫn biết rằng, mỗi năm cứ vào khoảng tháng hai, các cửa hàng bán hoa, các shop bán quà lưu niệm hay các tiệm bán chocolate lại nhộn nhịp, đông đúc…và giới trẻ lại náo nức trông chờ cho đến ngày lễ tình nhân để được thổ lộ, để được trao cho nhau những tình yêu mến. Thế nhưng riêng tôi vẫn thấy xa lạ với ngày Valentine.
Lúc tôi còn trẻ, tôi chẳng có khái niệm gì về ngày Valentine. Vì hình như hồi đó ở nước mình không có ngày Tình nhân. Tôi nhớ mình lớn lên chỉ có chiến tranh và chiến tranh. Nếu có lãng mạn chút xíu gì đó thì nghêu ngao vài ba câu thơ tình của Xuân Diệu, Huy Cận hay TTKh…Vì thế, cho đến bây giờ, khi tuổi đã lớn thì cũng lại càng không có cảm nhận gì về ngày tình nhân? Nhưng do thấy không khí của phố phường, của các chương trình truyền hình, các tụ điểm vui chơi… rộn rịp và bọn trẻ vui vẻ, hạnh phúc tay trong tay…nên lòng cũng vui lây và nhờ vậy tôi thấy ngày Tình nhân thật dễ thương và có ý nghĩa cho những người trẻ đang có một tình yêu bên cạnh.
Nhưng khi tìm hiểu, tôi mới biết được rằng thì ra ngày Valentine hay còn gọi là ngày lễ tình yêu. Ngày được thế giới tôn vinh về tình yêu đôi lứa. Ngày mà các đôi tình nhân, các bạn bè khác phái (không kể tuổi tác trẻ hay già) bày tỏ tình yêu của mình với người mình yêu thương bằng cách gởi những quà tặng, chocolate, hoa hồng, thiệp…hay quà. Khi biết ý nghĩa của ngày này, tôi lại càng thấy hay hay và cũng ấn tượng đẹp đối với ngày 14 tháng 2.
Tuổi trẻ bây giờ thật diễm phúc được sống trong không khí dễ thương của ngày tình yêu. Được đắm chìm trong hương thơm của hoa hồng. Được nếm vị ngọt ngào của chocolate. Được òa vỡ trong những món quà…và ngập tràn với những khoảnh khắc của hạnh phúc yêu thương.
Món quà Valentine dành cho tôi hôm nay, cũng không làm tôi bất ngờ lắm đâu? Vì hôm mười ba tháng hai tôi có một cuộc gọi bất ngờ! Cuộc gọi của một người bạn từ xa vừa mới trở về Việt Nam. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp. Nghe giọng nói quen thuộc từ một miền nào chìm sâu trong ký ức rồi chập chờn ẩn hiện với vô số những hình ảnh cùng những kỷ niệm của một thời nào đó xa thật là xa.
Cuộc nói chuyện chấm dứt nhưng câu nói vẫn vang vang: -Ngày mai là ngày Valentine tặng bạn chocolate…nhưng không gặp được…
Đành chịu thôi! Vì …cuộc đời mãi mãi là một cuộc đi tìm để gặp… cũng như khi xưa chúng ta đã “lỡ” chơi trò chơi cút bắt. Từ đó đến nay, cả hai cứ đuổi chạy, cứ tìm nhau cho đến giờ đã tận cuối con đường mà vẫn chạy hoài chạy mãi…
Tôi cúi xuống nhìn món quà, đối với tuổi của tôi, thì chocolate không còn là món ăn thích hợp nữa nhưng tôi vẫn cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào của… qua tấm lòng mà bạn ấy dành cho tôi.
Thú thật tôi rất cảm động và trân quý những tình cảm của bạn bè đối với nhau. Sau một quãng thời gian dài với bao bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền hay lo vun đắp cho gia đình riêng tư. Thì nay, thời gian còn lại của đời người chẳng còn là bao? Bỗng chợt nhớ đến bạn bè, nghĩ đến người xưa... Thế là rất quý! Tôi cúi xuống bên chậu hồng nâng niu một đóa hoa mới nở mà cảm thấy hạnh phúc tràn ngập đến rạng ngời.
Sáu mươi năm của một đời người! Năm nay, có lẽ Valentine là một ngày thật đáng nhớ đối với tôi và tôi tưởng tưởng ra trước mắt mình…những năm sau nữa ngày Valentine sẽ đến, sẽ đến… và trong tương lai đó, thấp thoáng có một ngày bạn tôi sẽ trở về cũng vào mùa Valentine. Một tay chống gậy, một tay ôm…còn tôi bước thấp bước cao…chầm chậm đến gần bên, đưa tay run rẩy nhận hộp chocolate…thì thào khe khẽ bên tai lời cám ơn:
…nói.. cho… vừa… mình… anh… nghe… thôi…
Và lúc đó, không nhai được chỉ ngậm mà nghe vị ngọt ngào của chocolate trong mùa Valentine ở tuổi hoàng hôn.
Nói cho vui thế thôi! Ở mỗi lứa tuổi, có một sự suy nghĩ riêng, một niềm vui hay cảm nhận riêng…Chúng ta cảm nhận hạnh phúc trong từng phút giây, trong từng khoảnh khắc…Dù bất cứ ở tuổi nào, chúng ta cũng đều cần phải được sống trong tình yêu thương của nhau để thấy rằng cuộc đời đáng yêu và cuộc sống vẫn mãi mãi là một màu hồng tươi thắm.
Hình ảnh Hanoimoi.com.vn |
Nhân mùa Valentine 2014, dù muộn tôi xin gởi đến mọi người những lời chúc ý nghĩa nhất.
-Xin chúc những cặp vợ chồng tuổi xế chiều luôn có những cử chỉ chăm sóc, ân cần dịu dàng với nhau, thương yêu nhau cho đến trọn đời.
-Xin chúc các bạn đang đơn lẻ (vì nhiều lý do) sẽ sống tràn ngập trong tình yêu thương của mọi người thân trong gia đình, của bạn bè hay của mọi người xung quanh…
-Xin chúc tất cả các bạn một mùa Valentine ngọt ngào và hạnh phúc nhất.
Tháng hai,2014
Irene.
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
GIẤC MƠ BỪNG SÁNG
Đêm qua trong một giấc mơ.
Mắt mình bừng sáng bất ngờ quá vui.
Mình đi trên phía chân đồi.
Thấy dưới vườn tược nhiều người nông phu.
Chăm chỉ vun bón cần cù.
Sú – lơ, cải thảo, bắp su mượt mà..
Gần đấy các chị, các bà.
Tỉ mỉ chăm chút vườn hoa đủ màu.
Hoa Mạc – gơ – rít trắng phau.
Hoa Hồng, Cẩm chướng hồng tươi.
Cúc vàng, tím, đỏ buồn vui giữa đời.
Nắng lên sưởi ấm đất trời.
Thông reo trong gió bao lời thiết tha.
Cam Ly thác đổ hiền hòa.
Gặp học sinh cũ mặn mà tình thâm.
Chào thưa tâm sự ân cần.
Tiếng cười lời nói tăng phần hỉ hoan...
Giật mình tỉnh giấc bàng hoàng.
Cám ơn Trời đã thương ban mộng lành.
Đưa mình về thuở xuân xanh.
Ngắm nhìn phong cảnh hữu tình thân yêu.
T.Nhung – k.5
(caotuyetnhung _qng@yahoo.com.vn)
(*) : Đã 10 năm nay T.Nhung bị mờ mắt, nay bất ngờ có được giấc mơ đẹp, xin được chia sẻ với bạn bè, như một món quà đầu năm.
Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014
VẾT CẮT
Đan Thanh.
Chiều 30 lất phất bay mưa bụi
Người bán hoa nôn nao níu ngày tàn
Nhánh mai gầy rưng rưng cánh hoa vàng
Hình ảnh minh họa Trang vnphoto.net _Xóm nhiếp ảnh |
Tôi cầm lên, tôi săm soi tỉ mỉ
Chê nụ buồn, chê cánh nhỏ ưu tư
Rồi kò kè, rồi giả bộ chần chừ
30 đấy, em lấy đi. Đẹp lắm
20 thôi, mắt rượi buồn. Chị bán…
Rồi quay xe tất tả đạp qua cầu
Nón bạc màu, chiếc áo cũ sờn bâu…
Tôi đứng lặng giữa chiều 30 tết
10 nghìn ấy suốt đời là vết cắt
Đau nhói hoài chẳng lành được trong tôi.
XUÂN.
Tiếng chim hót trong nắng mai vàng óng
Lá xôn xao dòng nhựa mới bồi hồi
Biển ngát xanh, thuyền rẽ sóng ra khơi
Yêu biết mấy núi sông mùa xuân mộng
Trời vào xuân hoa tưng bừng khai hội
Đất trở mình sau một giấc ngủ đông
Mùa giao duyên cây cỏ tỏa hương nồng
Nghiêng vành nón nàng xuân cười e ấp.
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
NGHE và NÓI
Dạy học hằng ngày phải ở trên tuyến thông tin ":Nghe-Nói" nhiều nhất.
Năm 2014 - Giáp Ngọ hay nói bình dân là năm con Ngựa Gỗ. Thân tặng các GSSP Qui Nhơn đã nghỉ hưu hoặc chuyển ngành không còn bận rộn trên tuyến này nữa.
Thông Tin “Nghe-Nói”
Gặp nhau thuở ban đầu,
Nói ít nhưng hiểu mau.
Chỉ có hai người biết ,
Xóm giềng có biết đâu ?!
***
Quen lắm thành lạ rồi,
Nói nhiều mà nghe ít.
Không ai hiểu ai nổi,
Chỉ láng giềng hiểu thôi!
***
Thông tin thời đại mới,
Muỗn nói phải nộp tiền,
Thôi, ngậm miệng ngồi yên,
Không nghe cũng chẳng nói!
TH, Xuân GN-2014
Đ. Kh. Hỷ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)