Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015
Thông báo của Ban Biên tập
Như Báo Giao thông đã đưa tin, Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia America Gateway – AAG), cho biết hệ thống tuyến cáp này sẽ tạm ngừng hoạt động để thực hiện công tác sửa chữa, khắc phục sự cố.
Cụ thể 19h ngày 7/6/2015 (giờ Việt Nam), thông tin liên lạc, tín hiệu đường truyền có thể bị chập chờn hoặc mất hoàn toàn. Dự kiến, tuyến cáp sẽ hoạt động trở lại bình thường vào lúc 7h ngày 17/6 (giờ Việt Nam).
Cụ thể 19h ngày 7/6/2015 (giờ Việt Nam), thông tin liên lạc, tín hiệu đường truyền có thể bị chập chờn hoặc mất hoàn toàn. Dự kiến, tuyến cáp sẽ hoạt động trở lại bình thường vào lúc 7h ngày 17/6 (giờ Việt Nam).
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015
XA VẮNG
Do Huu
Nha Trang và ghế trống vắng em
Đưa tay che vội lùa khe nắng
Lấp loáng nơi xa ai áo
trắng
Nhìn em nhìn mãi khoảng trời xa
Trưa về đứng lặng nắng ngang vai
Đường vắng rung lên
hạt nắng vàng
Nắng giòn vỡ vụn trong đôi mắt
Chạnh lòng gợn sóng bóng hình em
Nha Trang và tôi lại vắng em
Trưa nay trưa nữa nắng bao điều
Đường xưa phố nhỏ cây treo nắng
Hướng nắng cùng chiều sao bóng lại liêu xiêu
Nha Trang và tôi
có lẽ sẽ mất em
Anh bước chậm...
Cúi mãi đường xa hút
Thoang thoảng hương thơm ...
cỏ dại bên đường
Anh gọi mưa về ...
rách cả lá vàng thu
DO HUU
(Nha Trang,06.06.15)
Nha Trang và ghế trống vắng em
Đưa tay che vội lùa khe nắng
Lấp loáng nơi xa ai áo
trắng
Nhìn em nhìn mãi khoảng trời xa
Trưa về đứng lặng nắng ngang vai
Đường vắng rung lên
hạt nắng vàng
Nắng giòn vỡ vụn trong đôi mắt
Chạnh lòng gợn sóng bóng hình em
Nha Trang và tôi lại vắng em
Trưa nay trưa nữa nắng bao điều
Đường xưa phố nhỏ cây treo nắng
Hướng nắng cùng chiều sao bóng lại liêu xiêu
Nha Trang và tôi
có lẽ sẽ mất em
Anh bước chậm...
Cúi mãi đường xa hút
Thoang thoảng hương thơm ...
cỏ dại bên đường
Anh gọi mưa về ...
rách cả lá vàng thu
DO HUU
(Nha Trang,06.06.15)
GẶP GỠ NHA TRANG
Hương Đài
Giọt nắng đầu ngày trong veo rạng rỡ
Bốn lăm năm rủi may lưu vào ký ức
Hơn nửa đời nặng gánh hành trang
Phố biển Nha Trang bừng sáng rộn ràng
SPQN ấm nồng gặp gỡ
Bạn đồng môn xưa ngạt ngào hương cũ
Vết hằn thời gian thêu đầy nét thân thương
Vầng trán nhíu vô tình, chộn rộn tóc sương
Vẫn bình thản đùa vui háo hức
Sáng nay ga Nha Trang
ngập tiếng cười giòn náo nức
Điểm hẹn ân tình hồn hậu sắc trời xanh
Bàn tay sẻ chia ấm nóng chân thành
Yangbay khu du lịch sẵn sàng đón đợi
Cứ trút cho nhau chuyện vui- buồn, chua- ngọt
Phượng đỏ từng chùm chen vui trong lá xanh um
Ngày hội ngộ tâm tình
Có ngọt ngào, đen trắng
Có bạn vinh quang, có người cay đắng
Nhưng bạn bè đồng môn ơi!
Dù sao vẫn tự hào là người gieo giống
Bao năm trồng người, gieo hy vọng
Vượt qua bão nhân gian
Giờ này đây phút thanh thản chúng mình
Vui lên đi! Cùng quay về kỷ niệm tuổi hai mươi…
Hương Đài 31/5/2015
Giọt nắng đầu ngày trong veo rạng rỡ
Bốn lăm năm rủi may lưu vào ký ức
Hơn nửa đời nặng gánh hành trang
Phố biển Nha Trang bừng sáng rộn ràng
SPQN ấm nồng gặp gỡ
Bạn đồng môn xưa ngạt ngào hương cũ
Vết hằn thời gian thêu đầy nét thân thương
Vầng trán nhíu vô tình, chộn rộn tóc sương
Vẫn bình thản đùa vui háo hức
Sáng nay ga Nha Trang
ngập tiếng cười giòn náo nức
Điểm hẹn ân tình hồn hậu sắc trời xanh
Bàn tay sẻ chia ấm nóng chân thành
Yangbay khu du lịch sẵn sàng đón đợi
Cứ trút cho nhau chuyện vui- buồn, chua- ngọt
Phượng đỏ từng chùm chen vui trong lá xanh um
Ngày hội ngộ tâm tình
Có ngọt ngào, đen trắng
Có bạn vinh quang, có người cay đắng
Nhưng bạn bè đồng môn ơi!
Dù sao vẫn tự hào là người gieo giống
Bao năm trồng người, gieo hy vọng
Vượt qua bão nhân gian
Giờ này đây phút thanh thản chúng mình
Vui lên đi! Cùng quay về kỷ niệm tuổi hai mươi…
Hương Đài 31/5/2015
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015
Huế Thương…
Vào hạ, những con đường trưa ngã nắng phả màu sương khói, gió thì thào, ve râm ran và bầu trời mùa hạ lên cao, xanh ngắt một màu…
Tôi trở về lại Sài Gòn sau những ngày hạ nóng bỏng ở miền đất cố đô. Hạ ở đất phương Nam cũng cái nắng như thiêu như đốt, cũng những cơn gió hanh nhẹ đem cái nóng ôm ấp đất trời, cũng những hàng cây im lìm, những con đường như sương như khói…Nhưng nơi này, thật lạ, chiều mùa hạ lại thường có những cơn mưa, mưa ướp hương đẫm thơm hàng cây hoàng yến, mưa tưới mát những con đường chật chội người xe, và những khúc mưa chiều ở đây làm cho tôi thấy nhớ…nhớ cái nóng tháng Năm ở Huế, nhớ bạn bè đồng môn đến hẹn trở về và nhớ những nụ cười lung linh hoa nắng…
Bạn tôi, có nhiều người đã nói, mùa hạ là mùa của SPQN, là mùa mở đầu cho những lần họp mặt của cựu giáo sinh chúng tôi. Mà thật vậy, cứ đến hạ là chúng tôi, những giáo sinh SPQN ngày ấy lại nôn nao, mong ngóng, đợi chờ…Từ những ngày đầu tháng Tư, trên trang nhà, trên những trang facebook cá nhân đã râm ran những lời mời goi để trở về…Tháng Năm, tháng Sáu là những lần họp mặt về với các tỉnh thành ở miền Trung nắng cháy. Tháng Bảy về với những cơn mưa đầu mùa của Sài Gòn, vùng đất phương Nam. Tháng Mười Một, Mười Hai là những lần cùng về với miền đất Tây nguyên nắng gió đại ngàn…
Những ngày cuối tháng Năm ở Huế là điểm đến đầu tiên của anh chị em đồng môn chúng tôi. Mặc cho cái nắng gay gắt của mùa hạ miền Trung, mặc cho chúng tôi những mái đầu đã pha hai màu tóc, mà cho dẫu cái màu thời gian bạc trắng ấy có khuất lấp đi chăng nữa thì cũng chẳng ngăn được lòng chúng tôi hướng tới, tìm về…
Tôi và một chị bạn K6 đến Huế vào lúc trời vừa sáng. Máy bay hạ cánh ở Phú Bài khi những tia nắng đầu tiên vừa kịp nhô lên ở chân trời đằng đông. Tôi đã nhiều lần ngang qua Huế, nhưng chỉ là để dừng chân ghé lại mua một ít đặc sản mà thôi. Lần này, tôi đến Huế với một tâm trạng hoàn toàn khác. Có một chút gì đó vô cùng ấm áp, một chút gì đó thật lạ mà cũng thật quen, thương quen như là đang trên con đường trở về nhà mình vậy…? Taxi đưa chúng tôi về khách sạn trên những con đường thênh thang xanh mát, hạ cửa kính, gió lùa vào mát rượi…Bên đường, có vòng xe chở đầy sen hồng nhấn vội, hương sen đưa nhẹ, thanh thoát, bình yên…
Đón chúng tôi ở sảnh khách sạn là cái nắm tay, là cái ôm thân thiết của chị chủ nhà, cũng là một cựu giáo sinh SPQN K6. Sớm thôi, vậy mà nhìn quanh ở đó tôi đã thấy một số anh chị đồng môn tại Huế đã đến để chuần bị đón tiếp bạn bè. Lần này, các anh chị đồng môn K7 tổ chức họp mặt kỷ niệm 45 năm ngày ra trường và cũng nhân dịp này, Huế đã mời quý thầy cô và anh chị em 13 khóa ở các tỉnh thành cùng về tham dự…Suốt buổi sáng rồi cả ngày 22/5, các đoàn lần lượt đến, có tiếng nói cười ấm áp, có tiếng chào hỏi rộn ràng, có những cái nắm tay nồng nàn thắm thiết và cả những cái ôm thật chặt, đầy đặn nghĩa tình…Ngày đầu tiên đến Huế, cảm giác của tôi là cái cảm giác thật bình yên và đầy cảm xúc. Có người chị tôi chỉ biết qua hình ảnh, có người anh tôi chưa một lần gặp mặt mà chỉ đồng cảm qua những bài viết đăng trên trang nhà, quý và hiểu nhau qua những cuộc đổi trao trên phone, thế thôi, mà sao khi hạnh ngộ lại qua đỗi thân thương, ấm áp…Một ngày trôi qua với nhiều cảm tình thật lạ, với tôi, Huế và ngày đầu tiên tôi đến thật sự rất dịu dàng...
Chầm chậm thôi
Dung Van
K 12
Chầm chậm thôi,
Thời gian ơi!
Cho ta níu giữ
Một thời xuân xanh
Lắng nghe chim hót trên cành
Chợt lòng như muốn tình trăm năm về
Biển xanh sóng vỗ
Đê mê
Ta như lấp lửng
Hồn về nẻo xưa.
Trong mơ vẫn thấy
Thuyền xưa
Mưa giăng biển xám
Mắt mờ lối đi
Âm thầm
Hai tiếng Biệt Ly
Xót xa
Nuối tiếc
Còn gì
Xuân xanh!!!
Dung Van
3-6-2015
K 12
Chầm chậm thôi,
Thời gian ơi!
Cho ta níu giữ
Một thời xuân xanh
Lắng nghe chim hót trên cành
Chợt lòng như muốn tình trăm năm về
Biển xanh sóng vỗ
Đê mê
Ta như lấp lửng
Hồn về nẻo xưa.
Trong mơ vẫn thấy
Thuyền xưa
Mưa giăng biển xám
Mắt mờ lối đi
Âm thầm
Hai tiếng Biệt Ly
Xót xa
Nuối tiếc
Còn gì
Xuân xanh!!!
Dung Van
3-6-2015
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015
QUI NHƠN NGÀY THÁNG CŨ. (PHẦN 3)
Irene
NHỮNG CON ĐƯỜNG QUI NHƠN.
(Cám ơn chị Tạ Bích Lệ và anh Lê Huy đã gởi những tư liệu quý giá).
Ai đã đến Qui Nhơn dù chỉ một lần đều nhớ biển xanh, sóng vỗ, nhớ những con đường phố hẹp thân thương, nơi đã cùng dạo chơi trong thời gian lưu lại nơi này.
Những người đặt chân đến Qui Nhơn vào những năm đầu tiên sau 1954 thì sẽ thấy những con đường ở Qui Nhơn lúc đó là những con đường đất phần nhiều cây cỏ mọc hoang. Có những con đường một vài lô cốt nằm nghiêng ngã, những ụ đất lởm chởm đá. Một con đường sắt nằm trơ ra không còn hoạt động…chứng tích của chiến tranh còn sót lại.
Đất nước tạm yên bình, mọi người đến đây sinh sống, định cư. Cuộc sống khiến tất cả phải làm lại từ những đống đổ nát. Họ khai hoang, dỡ đất, xây nhà, trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi, mở đường…nhu cầu nối tiếp nhu cầu. Người dân, lúc đầu mới đến đây chỉ là từng nhóm nhỏ, dần dần nhiều lên, mở rộng ra từng xóm, rồi từng vùng…hàng ngày, tiếp xúc qua lại với nhau. Sau đó, có người mua, kẻ bán nên họ tăng gia sản xuất để trao đổi hàng hóa…Vì vậy, các con đường bắt đầu được mở ra để tiện việc giao thông.
Để xây dựng thị xã, chính phủ tổ chức các cơ quan, trường học. Các công chức, các nhân viên được đổi đến đây để làm việc… và thế là Qui Nhơn mỗi ngày một đông và dần dần thay đổi hẳn lên.
Ty Công Chánh đặt ở đường Nguyễn Huệ (sau lưng trường Ấu Triệu), là nơi bận rộn nhất với công việc đào đất, san phẳng, đổ đá, rải nhựa,…. để làm các con đường.
Tôi sống ở nơi đây từ bé đến lớn, nên gần gũi, gắn bó, yêu quí và được chứng kiến những sự đổi thay…Tuy trải qua trên nửa thế kỷ nhưng những hình ảnh về miền đất, về con người vẫn in đậm trong tâm trí tôi…Tôi không phải là người giỏi về tường thuật, lại không phải là một nhà Địa lý… mà tôi chỉ là một người kể theo cảm xúc của mình, cho nên không sao tránh khỏi những sai sót…
Hãy cùng tôi nhớ về một vài con đường Qui Nhơn của một thời nào xa lắm!
1. Đường Gia Long (nay là Trần Hưng Đạo) :
Trong nhiều bài hát nói về Bình Định, Qui Nhơn tôi thích nhất là bài Bình Định Quê Hương Tôi của một người con Bình Định - Nhạc sĩ Xuân Điềm - do Khánh Ly hát:
“…Thương nhớ về Bình Định
Nón lá Gò Găng năm nào
Cùng người em Tăng Bạt Hổ
Chiều hè dạo phố Gia Long…”
Đến Qui Nhơn mà không một lần dạo chơi trên con đường Gia Long quả là thiếu sót vì đây là con đường phố chính ở Qui Nhơn.
Con đường Gia Long nay đổi tên là đường Trần Hưng Đạo, là một phần của quốc lộ 19 chạy từ ngả ba Phú Tài xuống Bến Tàu (Hải Cảng Thị Nại - Khu 1). Trong ký ức của tôi, những năm đầu thập niên 60, đây là một con phố buôn bán nhộn nhịp của Qui Nhơn. Nơi đây, tập trung rất nhiều cửa tiệm mua bán, nói chung là mặt hàng nào cũng có. Do đó, mỗi lần cần mua gì, mọi người thường đến các cửa tiệm ở đây để mua. Hàng hóa chưng bày rất đẹp! Từ sách, vở, báo chí, dụng cụ học sinh cho đến đồ dùng gia dụng, đồ dùng nông, ngư nghiệp…ngoài ra còn có tiệm bánh kẹo, trái cây...Những người dân trong thị xã thường đến đây, khi thì mua báo, sách vở…khi thì mua những chiếc áo mưa…có lúc ghé đến tiệm trà, rượu…nếu cần mua đồ sính lễ trong việc cưới hỏi hay để biếu…vào tiệm trái cây mua một trái lê, một trái táo (nhập từ Pháp) về nhà ăn cho biết…dừng lại tiệm bánh kẹo mua hộp bánh biscuit, hộp kẹo…thường mua nhất là vào những ngày lễ, Tết.
Phố Gia Long là phố chính của Qui Nhơn với những cửa tiệm buôn bán. Nhưng đông đúc cũng chỉ một đoạn từ Bến xe cũ (đẩu đường Võ Tánh cho đến đường Lê Lợi). Tại khu vực này, trước năm 1963, sau cây xăng là Phòng Đọc Sách thị xã, sau đổi tên là Quán cơm Bình Dân, bây giờ là Đồn Công An phường Trần Hưng Đạo. Tại Bến xe còn có quán cơm của bà Lâm Huế, với món mắm cá thu xay ngon đặc sắc (bây giờ vẫn còn). Ấn tượng đối với tôi là các cửa tiệm nhưng lâu quá rồi không biết trí nhớ của tôi có chính xác không?! Như tiệm bánh kẹo Hiệp Ý ôm trọn góc cua này, bán đủ loại bánh kẹo Tây và ta. Hiệp Ý có bán cả trái cây tươi ngoại nhập. Dạo đó, được ăn một trái táo… của Pháp là sang lắm ! Nhớ có lần, ba tôi mua một trái táo, một trái lê Pháp, về nhà mỗi người chỉ được một miếng nhỏ nhưng tôi nhớ mãi hương vị của nó. Tiệm Duy An bán gương, Đại Chúng bán sách báo, Radio Thanh Tuyến, Sách báo Khánh Hưng, các tiệm tạp hóa Nghĩa Hòa, ,Ngọc Phú (Nhà của anh Ninh-Ông xã của Kim Loan, bạn tôi), nhà sách Việt Long, nhà sách Tao Đàn (trước kia là nhà sách Duyên Nam), Tân Phượng, Xuân Cầu (nhà của chị em Xuyến-Thủy), Phú Thịnh (Nhà của Phú Vinh-bạn cùng lớp với tôi), Kim Sơn. Đối diện là tiệm vải Trung Thành (Nhà của Lan- bạn cùng lớp). Ông Trung Thành cũng là chủ nhân của hãng xe buýt Châu Thành chạy tuyến đường Qui Nhơn-Bồng Sơn. Tiệm Bồng Sơn bán ngư cụ, máy đuôi tôm…Hiệu xe đạp Tân Thành, tiệm chén bát Việt Hưng, Minh Châu, nhà may Tân Thích, Đà Lạt, tiệm chụp hình Trùng Dương… Tiệm thuốc tây Trung Tâm, tiệm vải Liên Phát, tiệm bán đồ sắt Cẩm Hưng. Ngay ngả tư Gia Long-Phan Đình Phùng có nhà lầu bốn tầng Quốc Hưng chuyên bán ngư cụ, lưới cước…Trên đường này cũng có tiệm mì Trường Đề (còn gọi là tiệm mì Gốc Ổi), tuy nhỏ nhưng nổi tiếng ngon và rẻ. Đối diện là tiệm Hóa Hưng nổi tiếng bán bánh kẹo, Ngọc Hữu, Vải Vĩnh Phát, Tiệm áo quần Phú Nguyên, Tiệm may Thuận Ký, Tiệm xe đạp Phổ Thông (sau này chuyển bán sắt), tạp hóa Minh Sơn, tiệm Tập Mỹ, tiệm Bạn Trẻ bán dụng cụ học sinh, tiệm bánh pâtéchaud Abi…có mấy nhà của người Hoa…Chùa Ông Bổn. Xuống dưới một chút là Đại bài gạo Việt Hoa. Nhà hàng lớn nhất Qui Nhơn lúc bấy giờ là Nhà hàng Ngũ Châu, chuyên nấu các món ăn Việt, Tàu, Tây…nhận tổ chức các tiệc cưới...Có khách sạn Hòa Bình được đánh giá là sang trọng nhất thị xã thời bấy giờ. Xuống một chút là nơi bán vé máy bay Air Việt Nam-Lê Văn Tha. Tiệm vàng Phú Xuân, Tam Hòa Thạnh trồng răng, tiệm chụp hình Trần Đức Cầu, tiệm sách Bốn Phương…
À tôi quên, phía bên kia đường nhìn đối diện từ trên xuống là tiệm đồng hồ của nhà chị Châu Lệ Hoa-Châu Lệ Mai, tiệm vải Hiệp Phát, Hiệp Thạnh bán xì dầu, đèn cầy, đồ khô, tiệm sách Bình Minh(sau này dời qua đối diện), Diệu Ký bán trà, Hoa Phát bán các ngư cụ, các ngôi nhà của người Hoa, Nhà của chị Bích Lệ-Lan Anh, Đình Cẩm Thượng, tiệm trồng răng Ánh Hồng, hãng vận tải Vĩnh Du Phong chạy tuyến đường Sài Gòn-Qui Nhơn. Tôi còn nhớ bắt đầu từ nơi đây, lề đường rộng gấp đôi những nơi khác có lẻ là để cho xe tải đậu. Ở xóm này có tiệm thuốc Bắc Phước Thịnh Đường, nhà có hai cô con gái đẹp sắc nước hương trởi… nhà in Chi Lăng, nhà thuốc tây Diên Hồng (sau này chuyển về góc đường Phan Bội Châu-Mai Xuân Thưởng) …Giai đoạn xuất hiện người Mỹ có vũ trường Hằng Nga (Moon light). Vũ trường này là của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, ông ta còn mở thêm một vũ trường Bồng Lai (Eden) ở đường Phan Bội Châu…Đi xuống có tiệm uốn tóc của chị em Hường (người Huế). Xuống nữa là Gia Phước, nhà hộ sinh Nguyễn Thị Hằng, nhà sách Trinh Vương, trường Trinh Vương, Nhà Thờ Chính Tòa (gọi là Nhà Thờ Nhọn), Tòa Giám Mục, bệnh viện Thánh Gia, Quân Tiếp Vụ, các khu gia binh, bồn xăng dầu… chợ cá Khu Một và cuối cùng là bến Cảng Thị Nại.
Do sự sầm uất cho nên không ai ở Qui Nhơn trước 75 mà không biết phố Gia Long. Nhất là từ năm 1962, trường Sư Phạm Qui Nhơn được thành lập thì chiều chiều đường phố lại càng đông đúc bởi sự xuất hiện những giáo sinh Sư Phạm. Nhiều người trong số họ gắn bó với con đường này bởi vì những chiều thứ bảy, những chiều cuối tuần dạo phố. Thời gian đó, ra phố dạo quanh các quán xá, mua sách, báo, nhạc…là một cái “mốt”. Do đó, con đường luôn dập dìu tài tử giai nhân, nam thanh nữ tú…nhiều đôi tay trong tay dìu nhau đi trên phố. Người đơn lẻ thì liếc mắt tìm kiếm…cũng không ít trường hợp có người ngẩn ngơ hay luyến lưu với “…tà áo dài ai bay trong chiều lộng gió”, rồi đi theo… về đến tận nhà…
Nguồn Ảnh : Internet |
NHỮNG CON ĐƯỜNG QUI NHƠN.
(Cám ơn chị Tạ Bích Lệ và anh Lê Huy đã gởi những tư liệu quý giá).
Ai đã đến Qui Nhơn dù chỉ một lần đều nhớ biển xanh, sóng vỗ, nhớ những con đường phố hẹp thân thương, nơi đã cùng dạo chơi trong thời gian lưu lại nơi này.
Những người đặt chân đến Qui Nhơn vào những năm đầu tiên sau 1954 thì sẽ thấy những con đường ở Qui Nhơn lúc đó là những con đường đất phần nhiều cây cỏ mọc hoang. Có những con đường một vài lô cốt nằm nghiêng ngã, những ụ đất lởm chởm đá. Một con đường sắt nằm trơ ra không còn hoạt động…chứng tích của chiến tranh còn sót lại.
Đất nước tạm yên bình, mọi người đến đây sinh sống, định cư. Cuộc sống khiến tất cả phải làm lại từ những đống đổ nát. Họ khai hoang, dỡ đất, xây nhà, trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi, mở đường…nhu cầu nối tiếp nhu cầu. Người dân, lúc đầu mới đến đây chỉ là từng nhóm nhỏ, dần dần nhiều lên, mở rộng ra từng xóm, rồi từng vùng…hàng ngày, tiếp xúc qua lại với nhau. Sau đó, có người mua, kẻ bán nên họ tăng gia sản xuất để trao đổi hàng hóa…Vì vậy, các con đường bắt đầu được mở ra để tiện việc giao thông.
Để xây dựng thị xã, chính phủ tổ chức các cơ quan, trường học. Các công chức, các nhân viên được đổi đến đây để làm việc… và thế là Qui Nhơn mỗi ngày một đông và dần dần thay đổi hẳn lên.
Ty Công Chánh đặt ở đường Nguyễn Huệ (sau lưng trường Ấu Triệu), là nơi bận rộn nhất với công việc đào đất, san phẳng, đổ đá, rải nhựa,…. để làm các con đường.
Tôi sống ở nơi đây từ bé đến lớn, nên gần gũi, gắn bó, yêu quí và được chứng kiến những sự đổi thay…Tuy trải qua trên nửa thế kỷ nhưng những hình ảnh về miền đất, về con người vẫn in đậm trong tâm trí tôi…Tôi không phải là người giỏi về tường thuật, lại không phải là một nhà Địa lý… mà tôi chỉ là một người kể theo cảm xúc của mình, cho nên không sao tránh khỏi những sai sót…
Hãy cùng tôi nhớ về một vài con đường Qui Nhơn của một thời nào xa lắm!
1. Đường Gia Long (nay là Trần Hưng Đạo) :
Trong nhiều bài hát nói về Bình Định, Qui Nhơn tôi thích nhất là bài Bình Định Quê Hương Tôi của một người con Bình Định - Nhạc sĩ Xuân Điềm - do Khánh Ly hát:
“…Thương nhớ về Bình Định
Nón lá Gò Găng năm nào
Cùng người em Tăng Bạt Hổ
Chiều hè dạo phố Gia Long…”
Đến Qui Nhơn mà không một lần dạo chơi trên con đường Gia Long quả là thiếu sót vì đây là con đường phố chính ở Qui Nhơn.
Con đường Gia Long nay đổi tên là đường Trần Hưng Đạo, là một phần của quốc lộ 19 chạy từ ngả ba Phú Tài xuống Bến Tàu (Hải Cảng Thị Nại - Khu 1). Trong ký ức của tôi, những năm đầu thập niên 60, đây là một con phố buôn bán nhộn nhịp của Qui Nhơn. Nơi đây, tập trung rất nhiều cửa tiệm mua bán, nói chung là mặt hàng nào cũng có. Do đó, mỗi lần cần mua gì, mọi người thường đến các cửa tiệm ở đây để mua. Hàng hóa chưng bày rất đẹp! Từ sách, vở, báo chí, dụng cụ học sinh cho đến đồ dùng gia dụng, đồ dùng nông, ngư nghiệp…ngoài ra còn có tiệm bánh kẹo, trái cây...Những người dân trong thị xã thường đến đây, khi thì mua báo, sách vở…khi thì mua những chiếc áo mưa…có lúc ghé đến tiệm trà, rượu…nếu cần mua đồ sính lễ trong việc cưới hỏi hay để biếu…vào tiệm trái cây mua một trái lê, một trái táo (nhập từ Pháp) về nhà ăn cho biết…dừng lại tiệm bánh kẹo mua hộp bánh biscuit, hộp kẹo…thường mua nhất là vào những ngày lễ, Tết.
Phố Gia Long là phố chính của Qui Nhơn với những cửa tiệm buôn bán. Nhưng đông đúc cũng chỉ một đoạn từ Bến xe cũ (đẩu đường Võ Tánh cho đến đường Lê Lợi). Tại khu vực này, trước năm 1963, sau cây xăng là Phòng Đọc Sách thị xã, sau đổi tên là Quán cơm Bình Dân, bây giờ là Đồn Công An phường Trần Hưng Đạo. Tại Bến xe còn có quán cơm của bà Lâm Huế, với món mắm cá thu xay ngon đặc sắc (bây giờ vẫn còn). Ấn tượng đối với tôi là các cửa tiệm nhưng lâu quá rồi không biết trí nhớ của tôi có chính xác không?! Như tiệm bánh kẹo Hiệp Ý ôm trọn góc cua này, bán đủ loại bánh kẹo Tây và ta. Hiệp Ý có bán cả trái cây tươi ngoại nhập. Dạo đó, được ăn một trái táo… của Pháp là sang lắm ! Nhớ có lần, ba tôi mua một trái táo, một trái lê Pháp, về nhà mỗi người chỉ được một miếng nhỏ nhưng tôi nhớ mãi hương vị của nó. Tiệm Duy An bán gương, Đại Chúng bán sách báo, Radio Thanh Tuyến, Sách báo Khánh Hưng, các tiệm tạp hóa Nghĩa Hòa, ,Ngọc Phú (Nhà của anh Ninh-Ông xã của Kim Loan, bạn tôi), nhà sách Việt Long, nhà sách Tao Đàn (trước kia là nhà sách Duyên Nam), Tân Phượng, Xuân Cầu (nhà của chị em Xuyến-Thủy), Phú Thịnh (Nhà của Phú Vinh-bạn cùng lớp với tôi), Kim Sơn. Đối diện là tiệm vải Trung Thành (Nhà của Lan- bạn cùng lớp). Ông Trung Thành cũng là chủ nhân của hãng xe buýt Châu Thành chạy tuyến đường Qui Nhơn-Bồng Sơn. Tiệm Bồng Sơn bán ngư cụ, máy đuôi tôm…Hiệu xe đạp Tân Thành, tiệm chén bát Việt Hưng, Minh Châu, nhà may Tân Thích, Đà Lạt, tiệm chụp hình Trùng Dương… Tiệm thuốc tây Trung Tâm, tiệm vải Liên Phát, tiệm bán đồ sắt Cẩm Hưng. Ngay ngả tư Gia Long-Phan Đình Phùng có nhà lầu bốn tầng Quốc Hưng chuyên bán ngư cụ, lưới cước…Trên đường này cũng có tiệm mì Trường Đề (còn gọi là tiệm mì Gốc Ổi), tuy nhỏ nhưng nổi tiếng ngon và rẻ. Đối diện là tiệm Hóa Hưng nổi tiếng bán bánh kẹo, Ngọc Hữu, Vải Vĩnh Phát, Tiệm áo quần Phú Nguyên, Tiệm may Thuận Ký, Tiệm xe đạp Phổ Thông (sau này chuyển bán sắt), tạp hóa Minh Sơn, tiệm Tập Mỹ, tiệm Bạn Trẻ bán dụng cụ học sinh, tiệm bánh pâtéchaud Abi…có mấy nhà của người Hoa…Chùa Ông Bổn. Xuống dưới một chút là Đại bài gạo Việt Hoa. Nhà hàng lớn nhất Qui Nhơn lúc bấy giờ là Nhà hàng Ngũ Châu, chuyên nấu các món ăn Việt, Tàu, Tây…nhận tổ chức các tiệc cưới...Có khách sạn Hòa Bình được đánh giá là sang trọng nhất thị xã thời bấy giờ. Xuống một chút là nơi bán vé máy bay Air Việt Nam-Lê Văn Tha. Tiệm vàng Phú Xuân, Tam Hòa Thạnh trồng răng, tiệm chụp hình Trần Đức Cầu, tiệm sách Bốn Phương…
À tôi quên, phía bên kia đường nhìn đối diện từ trên xuống là tiệm đồng hồ của nhà chị Châu Lệ Hoa-Châu Lệ Mai, tiệm vải Hiệp Phát, Hiệp Thạnh bán xì dầu, đèn cầy, đồ khô, tiệm sách Bình Minh(sau này dời qua đối diện), Diệu Ký bán trà, Hoa Phát bán các ngư cụ, các ngôi nhà của người Hoa, Nhà của chị Bích Lệ-Lan Anh, Đình Cẩm Thượng, tiệm trồng răng Ánh Hồng, hãng vận tải Vĩnh Du Phong chạy tuyến đường Sài Gòn-Qui Nhơn. Tôi còn nhớ bắt đầu từ nơi đây, lề đường rộng gấp đôi những nơi khác có lẻ là để cho xe tải đậu. Ở xóm này có tiệm thuốc Bắc Phước Thịnh Đường, nhà có hai cô con gái đẹp sắc nước hương trởi… nhà in Chi Lăng, nhà thuốc tây Diên Hồng (sau này chuyển về góc đường Phan Bội Châu-Mai Xuân Thưởng) …Giai đoạn xuất hiện người Mỹ có vũ trường Hằng Nga (Moon light). Vũ trường này là của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, ông ta còn mở thêm một vũ trường Bồng Lai (Eden) ở đường Phan Bội Châu…Đi xuống có tiệm uốn tóc của chị em Hường (người Huế). Xuống nữa là Gia Phước, nhà hộ sinh Nguyễn Thị Hằng, nhà sách Trinh Vương, trường Trinh Vương, Nhà Thờ Chính Tòa (gọi là Nhà Thờ Nhọn), Tòa Giám Mục, bệnh viện Thánh Gia, Quân Tiếp Vụ, các khu gia binh, bồn xăng dầu… chợ cá Khu Một và cuối cùng là bến Cảng Thị Nại.
Do sự sầm uất cho nên không ai ở Qui Nhơn trước 75 mà không biết phố Gia Long. Nhất là từ năm 1962, trường Sư Phạm Qui Nhơn được thành lập thì chiều chiều đường phố lại càng đông đúc bởi sự xuất hiện những giáo sinh Sư Phạm. Nhiều người trong số họ gắn bó với con đường này bởi vì những chiều thứ bảy, những chiều cuối tuần dạo phố. Thời gian đó, ra phố dạo quanh các quán xá, mua sách, báo, nhạc…là một cái “mốt”. Do đó, con đường luôn dập dìu tài tử giai nhân, nam thanh nữ tú…nhiều đôi tay trong tay dìu nhau đi trên phố. Người đơn lẻ thì liếc mắt tìm kiếm…cũng không ít trường hợp có người ngẩn ngơ hay luyến lưu với “…tà áo dài ai bay trong chiều lộng gió”, rồi đi theo… về đến tận nhà…
Sư Phạm Quy Nhơn Nha Trang _ Tỉnh Khánh Hòa
GIẤY MỜI
Họp Mặt Truyền Thống
Cựu GS Sư Phạm Quy Nhơn
Tại Nha Trang – Khánh Hòa - Lần 16 – 2015
Trân Trọng Kính Mời :
Quý Thầy Cô , Quý Anh Chị em Cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn tại Nha Trang _ Khánh Hòa và các tỉnh thành trên toàn quốc và hải ngoại .
Tham dự buổi họp mặt thường niên
Vào ngày 07 – 6 – 2015
Tại Khu Du Lịch Yang Bay – NhaTrang
Với chi phí : 400.000 đ/người , để chi vào việc đi lại ( 40km x 2 ) + tham quan du lịch + liên hoan buổi trưa + tham gia trò chơi (có thưởng) .
Ban Liên Lạc Cựu GSSP Qui Nhơn – Nha Trang – Khánh Hòa rất vinh hạnh được đón tiếp.
Nha Trang, ngày 10-05-2015
Trưởng Ban liên lạc : Ngô Sanh
Ch.Trình Họp Mặt Truyền Thống
Cựu GS / SPQN - Lần 16-2015
● Ngày 06–6–2015: Đón tiếp và bố trí chỗ ở cho các bạn ở xa đến :
۞ Nhà các bạn đồng môn ở NTrang.
۞ KSạn Mimosa (Đường Lê Quý Đôn)
KSạn Bùi T.Xuân (Đường Bùi T.Xuân)
Xin liên hệ : A. Đệ (0995 382 077)
● Ngày 07–6–2015 , 7g tập trung :
- Trước Ga NTrang (Đường Thái Nguyên) và K.Sạn Bùi T.Xuân
- Nhận bảng tên + chuẩn bị lên xe
- Lên xe tham quan khu du lịch YangBay và sinh hoạt lễ hội.
(Riêng khu vực Diên Khánh tập trung 7g30 tại Bưu Điện Diên Khánh gần Cây Dầu Đôi)
Ban liên lạc cựu GSSPQN tại Nha Trang – Khánh Hòa kính báo :
Số điện thoại liên lạc của chúng tôi :
. 01696 094 516 – Lê Tấn Đức P. Ban.
0935 858 270 – A. Đặng Văn Đen.
Các bạn tham gia vui lòng đăng ký trước ngày 27-05-2015 .
Họp Mặt Truyền Thống
Cựu GS Sư Phạm Quy Nhơn
Tại Nha Trang – Khánh Hòa - Lần 16 – 2015
Trân Trọng Kính Mời :
Quý Thầy Cô , Quý Anh Chị em Cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn tại Nha Trang _ Khánh Hòa và các tỉnh thành trên toàn quốc và hải ngoại .
Tham dự buổi họp mặt thường niên
Vào ngày 07 – 6 – 2015
Tại Khu Du Lịch Yang Bay – NhaTrang
Với chi phí : 400.000 đ/người , để chi vào việc đi lại ( 40km x 2 ) + tham quan du lịch + liên hoan buổi trưa + tham gia trò chơi (có thưởng) .
Ban Liên Lạc Cựu GSSP Qui Nhơn – Nha Trang – Khánh Hòa rất vinh hạnh được đón tiếp.
Nha Trang, ngày 10-05-2015
Trưởng Ban liên lạc : Ngô Sanh
Ch.Trình Họp Mặt Truyền Thống
Cựu GS / SPQN - Lần 16-2015
● Ngày 06–6–2015: Đón tiếp và bố trí chỗ ở cho các bạn ở xa đến :
۞ Nhà các bạn đồng môn ở NTrang.
۞ KSạn Mimosa (Đường Lê Quý Đôn)
KSạn Bùi T.Xuân (Đường Bùi T.Xuân)
Xin liên hệ : A. Đệ (0995 382 077)
● Ngày 07–6–2015 , 7g tập trung :
- Trước Ga NTrang (Đường Thái Nguyên) và K.Sạn Bùi T.Xuân
- Nhận bảng tên + chuẩn bị lên xe
- Lên xe tham quan khu du lịch YangBay và sinh hoạt lễ hội.
(Riêng khu vực Diên Khánh tập trung 7g30 tại Bưu Điện Diên Khánh gần Cây Dầu Đôi)
Ban liên lạc cựu GSSPQN tại Nha Trang – Khánh Hòa kính báo :
Số điện thoại liên lạc của chúng tôi :
. 01696 094 516 – Lê Tấn Đức P. Ban.
0935 858 270 – A. Đặng Văn Đen.
Các bạn tham gia vui lòng đăng ký trước ngày 27-05-2015 .
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
NHỚ TRI ÂM
Phu Huong Tran
(Tặng Từ-Tấn-Lư K8 SPQN)
Lư ơi !
Tao với mày hai thằng tri kỷ
Ngày mộng mơ của tuổi sinh viên
Mái trường xưa những lần đón gió bên hiên
Xem đàn chim lượn
và hình tượng của người yêu dấu
Thời gian qua Chiến hào hai nẻo!!!
Mày ra đi!Mày đặt chân lên đất Mỹ
Và tao ở lại trong hoang vu rầu rĩ
Mày ở nơi nào có nhớ tao không?
Hồi ba mươi năm xưa
Hai đứa mình như tình ân ái
Sống chết có nhau,nghèo sang chẵng ngại
Mà hôm nay,cuộc đời thật tồi bại
Có khi nào mày nghĩ về tao…
Thức trắng đêm tao đếm những vì sao
Cứ mỗi ngôi là một lần kỷ niệm
Tao nhớ mày !!!
Nhớ hai mái đầu xanh
Nhớ hai bầu rượu bự
Nhớ những niềm tâm sự
Nhớ chuyện lỡ dỡ chúng mình …
thường để chờ câu kết luận
và cười toát mồ hôi !!!
(Tặng Từ-Tấn-Lư K8 SPQN)
Lư ơi !
Tao với mày hai thằng tri kỷ
Ngày mộng mơ của tuổi sinh viên
Mái trường xưa những lần đón gió bên hiên
Xem đàn chim lượn
và hình tượng của người yêu dấu
Thời gian qua Chiến hào hai nẻo!!!
Mày ra đi!Mày đặt chân lên đất Mỹ
Và tao ở lại trong hoang vu rầu rĩ
Mày ở nơi nào có nhớ tao không?
Hồi ba mươi năm xưa
Hai đứa mình như tình ân ái
Sống chết có nhau,nghèo sang chẵng ngại
Mà hôm nay,cuộc đời thật tồi bại
Có khi nào mày nghĩ về tao…
Thức trắng đêm tao đếm những vì sao
Cứ mỗi ngôi là một lần kỷ niệm
Tao nhớ mày !!!
Nhớ hai mái đầu xanh
Nhớ hai bầu rượu bự
Nhớ những niềm tâm sự
Nhớ chuyện lỡ dỡ chúng mình …
thường để chờ câu kết luận
và cười toát mồ hôi !!!
DƯ ÂM NGÀY HỘI.
Ky Nguyen
Trưa 22/5 về đến khách sạn Phước An của chị bạn khóa 6, gặp ngay nụ cười của người bạn cũ…Nhớ ra rồi, Tôn Nữ Bích Vân, cô bạn cùng phòng 6 năm xưa gắn với bài hát Khúc Tình Ca Xứ Huế. Xế chiều Ngọc Lan và Ngữ từ Đà Nẵng ra. Ngọc Lan giờ đã thành “ người cũ” còn “ người mới” Lê thị Ngữ 45 năm mới gặp lại, chao ơi là mừng!
Ngày đầu các bạn chưa đến đủ, qua hôm sau…hội trường đông nghẹt. Tôi giơ cao tấm bìa ghi sẵn mấy chữ NHỊ MỘT ƠI !!! đi khắp mấy dãy bàn… Có bạn nhớ mặt gọi tên, nhưng lại chả nhớ được mình là dân Nhị 1! Kết quả…chỉ được 7 mống: Tôn nữ Gái, Hoàng thị Như Ái, Phan thị Hương Giang, Hồ thị Xuân Lộc, Nguyễn thị Hải B, Võ thị Lê và tôi - Nguyễn thị Ký. Cái tên cúng cơm này không ngờ cũng đã gây ra nhiều hiểu lầm cho bạn bè. Ai cũng nhầm tôi với chị bạn cùng khóa là Hoàng thị Ký, người Quảng Trị, khổ thân tôi cứ phải thanh minh mãi!!!
Đây là lần thứ 3 tôi đến Huế, 2 lần trước đi du lịch theo tour, chỉ thăm thú những nơi danh lam thắng cảnh cùng với cả đoàn, lần này mới thực sự” khám phá” Huế.
Tôi mê Huế từ ngày mới vào Trung học ( 1960). Hồi đó nhà nào cũng chỉ có được cái Radio để nghe tin tức và ca nhạc. Mỗi lần nghe danh ca Thái Thanh hát :
Mây vương khói chiều xứ Huế đẹp yêu kiều.
Trên đường về thôn Vỹ nắng đíu hiu…
Huế đẹp ơi…Huế là thơ…
Lũ bạn chúng tôi lúc đó đứa nào cũng ao ước…Không biết đến bao giờ mình mới được biết Huế ?! Thêm nữa, các Giáo sư dạy chúng tôi thời Trung học lại đa phần là người Huế. Người ở Kim Long, người Vỹ Dạ. Cô nào cũng đẹp, Cô nào cũng dạy rất hay, nên chúng tôi mê tít, lại càng thêm yêu Huế nhiều hơn… Vậy mà… mãi đến khi tôi 60 tuổi mới lần đầu được đặt chân đến Huế, cũng chỉ là “ cưỡi ngựa xem hoa" vì đi theo đoàn, đâu có thì giờ để la cà nơi nọ, nơi kia…
Trưa 22/5 về đến khách sạn Phước An của chị bạn khóa 6, gặp ngay nụ cười của người bạn cũ…Nhớ ra rồi, Tôn Nữ Bích Vân, cô bạn cùng phòng 6 năm xưa gắn với bài hát Khúc Tình Ca Xứ Huế. Xế chiều Ngọc Lan và Ngữ từ Đà Nẵng ra. Ngọc Lan giờ đã thành “ người cũ” còn “ người mới” Lê thị Ngữ 45 năm mới gặp lại, chao ơi là mừng!
Ngày đầu các bạn chưa đến đủ, qua hôm sau…hội trường đông nghẹt. Tôi giơ cao tấm bìa ghi sẵn mấy chữ NHỊ MỘT ƠI !!! đi khắp mấy dãy bàn… Có bạn nhớ mặt gọi tên, nhưng lại chả nhớ được mình là dân Nhị 1! Kết quả…chỉ được 7 mống: Tôn nữ Gái, Hoàng thị Như Ái, Phan thị Hương Giang, Hồ thị Xuân Lộc, Nguyễn thị Hải B, Võ thị Lê và tôi - Nguyễn thị Ký. Cái tên cúng cơm này không ngờ cũng đã gây ra nhiều hiểu lầm cho bạn bè. Ai cũng nhầm tôi với chị bạn cùng khóa là Hoàng thị Ký, người Quảng Trị, khổ thân tôi cứ phải thanh minh mãi!!!
Đây là lần thứ 3 tôi đến Huế, 2 lần trước đi du lịch theo tour, chỉ thăm thú những nơi danh lam thắng cảnh cùng với cả đoàn, lần này mới thực sự” khám phá” Huế.
Tôi mê Huế từ ngày mới vào Trung học ( 1960). Hồi đó nhà nào cũng chỉ có được cái Radio để nghe tin tức và ca nhạc. Mỗi lần nghe danh ca Thái Thanh hát :
Mây vương khói chiều xứ Huế đẹp yêu kiều.
Trên đường về thôn Vỹ nắng đíu hiu…
Huế đẹp ơi…Huế là thơ…
Lũ bạn chúng tôi lúc đó đứa nào cũng ao ước…Không biết đến bao giờ mình mới được biết Huế ?! Thêm nữa, các Giáo sư dạy chúng tôi thời Trung học lại đa phần là người Huế. Người ở Kim Long, người Vỹ Dạ. Cô nào cũng đẹp, Cô nào cũng dạy rất hay, nên chúng tôi mê tít, lại càng thêm yêu Huế nhiều hơn… Vậy mà… mãi đến khi tôi 60 tuổi mới lần đầu được đặt chân đến Huế, cũng chỉ là “ cưỡi ngựa xem hoa" vì đi theo đoàn, đâu có thì giờ để la cà nơi nọ, nơi kia…
VỀ QUẢNG NGÃI
Đan Thanh
Bạn hỏi tôi
Quảng Ngãi có gì mà rủ nhau đi miết
Ờ, ờ Quảng Ngãi chẳng có gì, nhưng có tình đồng môn tha thiết
Của thời mộng mơ.
Thuở chung lớp chung trường
Quảng Ngãi lần này có bè bạn thân thương.
Chiều Ghềnh Ráng, đồi Thi Nhân đã cùng nhau hò hẹn
Đêm nội trú trăng dịu dàng thầm lặng
Hương ngọc lan xôn xao đẫm lối về
Thuyền tách bến rồi
Muôn vạn nẻo sơn khê
Xa lắn lắc bao tháng năm nghiệt ngã
Bạn - có thể thong dong trên đường đầy hoa lá
Bạn- có thể nhọc nhằn tất tả cuộc mưu sinh
Và có bạn đã mãi mãi ra đi
Không về với chúng mình
Ơi Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Sài Gòn, Daklak...
Quảng Trị, Huế thương, Quảng Nam dằng dặc...
Chẳng có gì là núi cách sông ngăn
Một chút tình là tri kỷ tri âm
Một chút vì nhau là đời thôi ngăn cách
Có khi nào nhìn bóng mình trên vách
Bạn tự hỏi rằng còn mấy bận gặp nhau
Bóng đổ hoàng hôn và tóc đã thay màu
Gặp lần này,
Ta có thể hen lần sau
Nhưng lần sau biết còn có tương phùng không nhỉ ?
Bạn bè ơi !
Ơi tri âm tri kỷ
Hãy siết tay nhau, truyền hơi ấm yêu thương
Quảng Ngãi 31/5/2015
Bạn hỏi tôi
Quảng Ngãi có gì mà rủ nhau đi miết
Ờ, ờ Quảng Ngãi chẳng có gì, nhưng có tình đồng môn tha thiết
Của thời mộng mơ.
Thuở chung lớp chung trường
Quảng Ngãi lần này có bè bạn thân thương.
Chiều Ghềnh Ráng, đồi Thi Nhân đã cùng nhau hò hẹn
Đêm nội trú trăng dịu dàng thầm lặng
Hương ngọc lan xôn xao đẫm lối về
Thuyền tách bến rồi
Muôn vạn nẻo sơn khê
Xa lắn lắc bao tháng năm nghiệt ngã
Bạn - có thể thong dong trên đường đầy hoa lá
Bạn- có thể nhọc nhằn tất tả cuộc mưu sinh
Và có bạn đã mãi mãi ra đi
Không về với chúng mình
Ơi Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Sài Gòn, Daklak...
Quảng Trị, Huế thương, Quảng Nam dằng dặc...
Chẳng có gì là núi cách sông ngăn
Một chút tình là tri kỷ tri âm
Một chút vì nhau là đời thôi ngăn cách
Có khi nào nhìn bóng mình trên vách
Bạn tự hỏi rằng còn mấy bận gặp nhau
Bóng đổ hoàng hôn và tóc đã thay màu
Gặp lần này,
Ta có thể hen lần sau
Nhưng lần sau biết còn có tương phùng không nhỉ ?
Bạn bè ơi !
Ơi tri âm tri kỷ
Hãy siết tay nhau, truyền hơi ấm yêu thương
Quảng Ngãi 31/5/2015
DÂY THÂN ÁI
Ky Nguyen
Bạn xưa ơi, hôm nay gặp lại.
Bỡ ngỡ nhìn nhau.
Rồi…hạnh phúc vỡ òa…
Tay nắm tay, mắt cười ngấn lệ.
45 năm…mà như mới hôm qua!
Vẫn mi,tau, rộn ràng,vui vẻ.
Tíu tít chụp hình.
Nhí nhảnh…khác chi xưa.
Tóc bạc cả rồi, lòng vẫn trẻ.
Vẫn tranh nhau nói, chẳng kịp nghe.
Hội ngộ lần này…vui chan chứa.
Vài mươi năm nữa…biết còn nhau?!
Ngậm ngùi nhớ…những người “xa vắng”.
Hồn có cùng về…vui hôm nay?!
Chiều cố đô phượng loang nắng hạ.
Càng thắm thêm tình bạn thuở nào.
Quên hết cả…gia đình, công việc.
Ta bên nhau ríu rít cười đùa.
Dẫu mai lại chia xa trăm ngả.
Vẫn nhớ hoài hình ảnh trường xưa.
Tình bạn già… càng thêm khắng khít.
Tuồi xế chiều…trân quý biết bao!
Trả lại Huế những êm đềm, thơ mộng.
Mấy ngày qua xáo động bởi tụi mình.
Dây thân ái vẫn luôn bền chặt.
Hẹn mai kia…ta lại sum vầy.
Huế yêu ơi…đừng quên nhau nhé…
Kynguyen
( Nhớ Huế, mùa hội ngộ 2015)
Bạn xưa ơi, hôm nay gặp lại.
Bỡ ngỡ nhìn nhau.
Rồi…hạnh phúc vỡ òa…
Tay nắm tay, mắt cười ngấn lệ.
45 năm…mà như mới hôm qua!
Vẫn mi,tau, rộn ràng,vui vẻ.
Tíu tít chụp hình.
Nhí nhảnh…khác chi xưa.
Tóc bạc cả rồi, lòng vẫn trẻ.
Vẫn tranh nhau nói, chẳng kịp nghe.
Hội ngộ lần này…vui chan chứa.
Vài mươi năm nữa…biết còn nhau?!
Ngậm ngùi nhớ…những người “xa vắng”.
Hồn có cùng về…vui hôm nay?!
Chiều cố đô phượng loang nắng hạ.
Càng thắm thêm tình bạn thuở nào.
Quên hết cả…gia đình, công việc.
Ta bên nhau ríu rít cười đùa.
Dẫu mai lại chia xa trăm ngả.
Vẫn nhớ hoài hình ảnh trường xưa.
Tình bạn già… càng thêm khắng khít.
Tuồi xế chiều…trân quý biết bao!
Trả lại Huế những êm đềm, thơ mộng.
Mấy ngày qua xáo động bởi tụi mình.
Dây thân ái vẫn luôn bền chặt.
Hẹn mai kia…ta lại sum vầy.
Huế yêu ơi…đừng quên nhau nhé…
Kynguyen
( Nhớ Huế, mùa hội ngộ 2015)
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
THƯ NGỎ
Kính thưa quý Thầy Cô
Kính thưa quý anh chị đồng môn SPQN và quý bạn đọc thân mến…
Vậy là trang nhà chúng ta đã bước vào tuổi thứ 5 rồi đấy, 4 năm trôi qua và trang nhà chúng ta đã phải trải qua không ít những gập ghềnh, nhưng rồi, bằng một niềm tin, bằng lòng yêu thương và sự động viên cần thiết của quý Thầy Cô, của quý anh chị, các bạn đồng môn và nhất là với sự yêu mến của quý bạn đọc, trang nhà chúng ta đã vững vàng tồn tại cho đến ngày hôm nay…
Bước vào tuổi thứ 5, một cái tuổi còn non trẻ cho một cuộc hành trình, nhưng để tiếp nối tâm ý của người đã khai sinh ra nó, BBT/SPQN đã cố gắng và cố gắng rất nhiều để một trang web không chuyên như trang nhà chúng ta ngày sẽ càng được quý bạn đọc tin tưởng yêu thương và nhiệt tình cộng tác…
Cho đến thời điểm này, trang nhà rất vui mừng khi đã đón nhận nhiều sự quan tâm và bài vở gửi về cộng tác cùng weblog…BBT đã đăng lên trang 953 bài viết, đã nhận được 10.427 lời nhận xét, góp ý chân thành…Mỗi ngày vườn nhà hân hạnh đón nhiều bước chân dạo chơi của quý bạn đọc, đã có 377.840 lượt bạn ghé thăm, cụ thể ngày 31/5/2015 có đến 664 lượt người ghé đến và để lại nhiều lời bàn và yêu thương chia sẻ…
Với những con số đáng khích lệ như vậy, BBT chúng tôi xem nó như là một động lực, là nguồn động viên thiết thực để nắm tay cùng các bạn đưa trang nhà vượt qua những gập ghềnh, để cùng vun xới cho vườn nhà bước vào tuổi thứ 5 nồng nàn hoa thơm cỏ lạ, để weblog/SPQN ngày càng vững tiến, ngày càng nhận được sự yêu thương và quan tâm chia sẻ của quý Thầy Cô, quý anh chị đồng môn và của quý bạn đọc xa gần…
Chút nhớ Xe Lam
Đỗ Hữu
Hơn bốn mươi năm chưa một lần thăm lại trường xưa! Dù chỉ dừng lại một chút thôi trước cổng trường...một chút thôi mà sao xa quá đỗi!
Nếu..."Nếu"...
Âm vang nhẹ đâu đó, như lá chắn chơi vơi, ngân nho nhỏ, nói thì thầm, tan trước cổng trường, như sóng mãi hoài xô bờ cát biển Qui Nhơn, như nước mặn trong xanh Ghềnh Ráng năm nào dập dìu nước mát ôm bờ đá, như gió lùa hàng cây phi lao ôm nhẹ dáng sân trường...
...Dừng lại một chút thôi! Có còn đâu bóng dáng xe Lam già cần cù với chú tài ngày nào có còn đâu đó ở cổng trường Sư phạm Qui Nhơn ? Ôi !
tiếng máy xe Lam, tiếng nổ rất giòn...pong...pong , rất trong quấn quýt mùi gió biển, mùi xăng xe Lam, phảng phất rất riêng mùi con rùa ba bánh è...è thẳng đến bến đậu, làm "con đò" đưa...đón giáo sinh! Nghiện mùi xăng rồi chăng ? Ô hay! Mùi nồng xăng đó có khác chi mùi xăng bây giờ !
...Đông khách, khách lại là giáo sinh. Chú tài vui lắm hỉ ! Chú lại xích sang trái, nhường một chút chỗ ngồi cho một giáo sinh nam "ngồi ké" . Ôi! cái chỗ "ngồi ké" kỷ niệm , kỷ niệm của tôi! Bạn ơi ! Tôi cũng được vài lần ngồi ké bên chú tài vui tính và dễ mến đó ! Thích lắm, vui lắm, nhớ nhớ lắm. Ngồi chỗ ấy mát nhất trần gian, mát...trời ông địa chạy dài trên những con đường khu phố thân quen : khu một, khu 6...có quanh con đường Gia Long, Võ Tánh không nhỉ ? Biết bao nhiêu con đường vòng vòng lúc nắng, khi mưa. Đường xưa cũ, dấu xe Lam,dấu chân quen của giáo sinh một thời hồn nhiên , không xa lắm tuổi học trò năm xưa là mấy. Hôm ni...đi chợ hí ? Chợ trời Qui Nhơn !!!....có tiền đây ! Hê...hê ...mới hôm qua ra bưu điện lãnh nè! Ê, tao ngày mốt mới có nghe mi ! ...lâu rứa hè ...Biết mô ! Leo lên xe là đi đại ! ...Chơi rứa mà chơi...Thôi ! Đi...đi hè ! Mượn nghe ?...Ừ ! Trả ...nghe mi !!!...tội quá mi nờ ! Ê đi đi ...cười chi là cười...Giáo sinh nữ im re !...Nam đi theo nam, nữ đi theo nữa. Lại chia...phe nhóm rồi , trời ơi là trời ! Ai cộng đồng ai đây !... Răng mà lạ rứa ! ...Ê ! vô nha khoa mà nhổ RĂNG đi !!! Kha...khà !!!
Giá như hồi đó mình được chạm nhẹ vô cái"cộng một nửa chỉ số " hí ? hiền chi là hiền hay là không dám ! Hay còn quá ngu...ngơ ! Nói mà ốt dột quá đi trời ạ ! Cho mình mở ngoặc : Cái thằng ni , mai tê mốt nọ lên chức ôn nội, ôn ngoại ở đó mà ...ngu với ngơ ...he...he...Mình nhớ lắm, sao không nhớ được chứ! Nhớ những ngày cận tháng ra bưu điện xum xuê đồng tiền thơm mùi giấy bạc từ ngoài nhà gói ghém gởi vô, nhớ những ngày cuối tuần nơi ngôi trường SP, nhớ cái phòng nội trú bốn đứa leo lên, tụt xuống. Ôi ! Cái phòng 204, cái phòng kề kề bên, mình cùng Chí Hải,Lạn,An, Xuân Khoá, Hoá, Đoá, Long, Kính, Đồng, Lộc, bên kia Hỷ , Hạnh...bên nọ Dệ, Cư em... ! Những đứa bạn lâu quá rồi, chừ đào ra mô mà nhớ cho hết đây nè trời !. Các bạn ơi ! Hôm nay người còn, người ở xa và hơn thế, có bạn mà chúng mình thương quí, có qua nhiều kỷ niệm lại đành đoạn ra đi, bỏ chúng mình ở lại chốn ta bà nầy !
Ai đem năm tháng chồng xa cách
Một chút hồn nhiên rủ tóc buồn
Ai đem con sóng xô bờ cát
Bỏ mãi hồn ta cứ mênh mang ...
Hơn bốn mươi năm chưa một lần thăm lại trường xưa! Dù chỉ dừng lại một chút thôi trước cổng trường...một chút thôi mà sao xa quá đỗi!
Nếu..."Nếu"...
Âm vang nhẹ đâu đó, như lá chắn chơi vơi, ngân nho nhỏ, nói thì thầm, tan trước cổng trường, như sóng mãi hoài xô bờ cát biển Qui Nhơn, như nước mặn trong xanh Ghềnh Ráng năm nào dập dìu nước mát ôm bờ đá, như gió lùa hàng cây phi lao ôm nhẹ dáng sân trường...
...Dừng lại một chút thôi! Có còn đâu bóng dáng xe Lam già cần cù với chú tài ngày nào có còn đâu đó ở cổng trường Sư phạm Qui Nhơn ? Ôi !
tiếng máy xe Lam, tiếng nổ rất giòn...pong...pong , rất trong quấn quýt mùi gió biển, mùi xăng xe Lam, phảng phất rất riêng mùi con rùa ba bánh è...è thẳng đến bến đậu, làm "con đò" đưa...đón giáo sinh! Nghiện mùi xăng rồi chăng ? Ô hay! Mùi nồng xăng đó có khác chi mùi xăng bây giờ !
...Đông khách, khách lại là giáo sinh. Chú tài vui lắm hỉ ! Chú lại xích sang trái, nhường một chút chỗ ngồi cho một giáo sinh nam "ngồi ké" . Ôi! cái chỗ "ngồi ké" kỷ niệm , kỷ niệm của tôi! Bạn ơi ! Tôi cũng được vài lần ngồi ké bên chú tài vui tính và dễ mến đó ! Thích lắm, vui lắm, nhớ nhớ lắm. Ngồi chỗ ấy mát nhất trần gian, mát...trời ông địa chạy dài trên những con đường khu phố thân quen : khu một, khu 6...có quanh con đường Gia Long, Võ Tánh không nhỉ ? Biết bao nhiêu con đường vòng vòng lúc nắng, khi mưa. Đường xưa cũ, dấu xe Lam,dấu chân quen của giáo sinh một thời hồn nhiên , không xa lắm tuổi học trò năm xưa là mấy. Hôm ni...đi chợ hí ? Chợ trời Qui Nhơn !!!....có tiền đây ! Hê...hê ...mới hôm qua ra bưu điện lãnh nè! Ê, tao ngày mốt mới có nghe mi ! ...lâu rứa hè ...Biết mô ! Leo lên xe là đi đại ! ...Chơi rứa mà chơi...Thôi ! Đi...đi hè ! Mượn nghe ?...Ừ ! Trả ...nghe mi !!!...tội quá mi nờ ! Ê đi đi ...cười chi là cười...Giáo sinh nữ im re !...Nam đi theo nam, nữ đi theo nữa. Lại chia...phe nhóm rồi , trời ơi là trời ! Ai cộng đồng ai đây !... Răng mà lạ rứa ! ...Ê ! vô nha khoa mà nhổ RĂNG đi !!! Kha...khà !!!
Giá như hồi đó mình được chạm nhẹ vô cái"cộng một nửa chỉ số " hí ? hiền chi là hiền hay là không dám ! Hay còn quá ngu...ngơ ! Nói mà ốt dột quá đi trời ạ ! Cho mình mở ngoặc : Cái thằng ni , mai tê mốt nọ lên chức ôn nội, ôn ngoại ở đó mà ...ngu với ngơ ...he...he...Mình nhớ lắm, sao không nhớ được chứ! Nhớ những ngày cận tháng ra bưu điện xum xuê đồng tiền thơm mùi giấy bạc từ ngoài nhà gói ghém gởi vô, nhớ những ngày cuối tuần nơi ngôi trường SP, nhớ cái phòng nội trú bốn đứa leo lên, tụt xuống. Ôi ! Cái phòng 204, cái phòng kề kề bên, mình cùng Chí Hải,Lạn,An, Xuân Khoá, Hoá, Đoá, Long, Kính, Đồng, Lộc, bên kia Hỷ , Hạnh...bên nọ Dệ, Cư em... ! Những đứa bạn lâu quá rồi, chừ đào ra mô mà nhớ cho hết đây nè trời !. Các bạn ơi ! Hôm nay người còn, người ở xa và hơn thế, có bạn mà chúng mình thương quí, có qua nhiều kỷ niệm lại đành đoạn ra đi, bỏ chúng mình ở lại chốn ta bà nầy !
Ai đem năm tháng chồng xa cách
Một chút hồn nhiên rủ tóc buồn
Ai đem con sóng xô bờ cát
Bỏ mãi hồn ta cứ mênh mang ...
Nhóm bạn Khóa 11 gặp mặt bất ngờ
Kim Loan
Khoảng 6 giờ sáng ngày 20/5/2015, bất ngờ Lương Thị Hảo phone cho mình nói là Trần Đại nhắn 4 giờ 30 chiều bọn mình sẽ gặp nhau tại nhà hàng Brodard Chateau / Garden Grove City để đón mừng Nguyễn Thị Phương Dung từ Australia đến Little Saigon / Nam Cali.
Quả thật là rất bất ngờ vì mình và một vài bạn nữa chỉ biết Phương Dung qua những lời “còm” dí dỏm và chân tình trên trang web SPQN, nay được dịp gặp bạn bằng xương bằng thịt nên lòng mình háo hức lắm.
Mình gọi phone báo cho Võ Thành Nguyên v à Nguyễn Hữu Tuất, hai bạn ấy nói là tiếc quá không đến được vì bận đi làm nên nhờ mình chuyển lời chào mừng đến Phương Dung. Mình lại gọi Trần Đại, rồi gọi Đào Thế Vượng thì hai bạn ấy nói là sẽ có chừng mười bạn đến chung vui. Mình lại mường tượng trong đầu buổi gặp mặt ấy chắc chắn là vui lắm.
Từ nhà mình chạy xuống Little Saigon thường thì chỉ mất ba mươi phút thôi, vậy mà chiều nay ngày làm việc vào giờ “cao điểm” thiên hạ tan sở về nhà, kẹt xe quá trời, nên phải mất một tiếng đồng sau mình mới đến nơi hẹn. “Sorry… Sorry các bạn… Giờ này freeway kẹt xe quá nên mình đến trễ” – “Không sao… Không sao… Cali kẹt xe là chuyện thường thôi mà”.
Nhìn bàn mình “không thấy gì cả” có nghĩa là các bạn chưa “gọi món” vì có lòng chờ mình đến trễ. Mình cảm động lắm.
Thế là cả nhóm tranh nhau nhắc chuyện cũ, nói chuyện mới… Rồi chụp hình lưu niêm thật là vui nhộn.
Vài tấm hình mà mình ghi nhận được thế này:
(hàng đứng) Bùi Thị Kim Loan (Nhị 5 / K.11, chị Lan (bà xã bạn Vượng),
Khoảng 6 giờ sáng ngày 20/5/2015, bất ngờ Lương Thị Hảo phone cho mình nói là Trần Đại nhắn 4 giờ 30 chiều bọn mình sẽ gặp nhau tại nhà hàng Brodard Chateau / Garden Grove City để đón mừng Nguyễn Thị Phương Dung từ Australia đến Little Saigon / Nam Cali.
Quả thật là rất bất ngờ vì mình và một vài bạn nữa chỉ biết Phương Dung qua những lời “còm” dí dỏm và chân tình trên trang web SPQN, nay được dịp gặp bạn bằng xương bằng thịt nên lòng mình háo hức lắm.
Mình gọi phone báo cho Võ Thành Nguyên v à Nguyễn Hữu Tuất, hai bạn ấy nói là tiếc quá không đến được vì bận đi làm nên nhờ mình chuyển lời chào mừng đến Phương Dung. Mình lại gọi Trần Đại, rồi gọi Đào Thế Vượng thì hai bạn ấy nói là sẽ có chừng mười bạn đến chung vui. Mình lại mường tượng trong đầu buổi gặp mặt ấy chắc chắn là vui lắm.
Từ nhà mình chạy xuống Little Saigon thường thì chỉ mất ba mươi phút thôi, vậy mà chiều nay ngày làm việc vào giờ “cao điểm” thiên hạ tan sở về nhà, kẹt xe quá trời, nên phải mất một tiếng đồng sau mình mới đến nơi hẹn. “Sorry… Sorry các bạn… Giờ này freeway kẹt xe quá nên mình đến trễ” – “Không sao… Không sao… Cali kẹt xe là chuyện thường thôi mà”.
Nhìn bàn mình “không thấy gì cả” có nghĩa là các bạn chưa “gọi món” vì có lòng chờ mình đến trễ. Mình cảm động lắm.
Thế là cả nhóm tranh nhau nhắc chuyện cũ, nói chuyện mới… Rồi chụp hình lưu niêm thật là vui nhộn.
Vài tấm hình mà mình ghi nhận được thế này:
(hàng đứng) Bùi Thị Kim Loan (Nhị 5 / K.11, chị Lan (bà xã bạn Vượng),
(hàng ngồi) Lương Thị Hảo (Nhị 2 / K.11), Nguyễn Thị Phương Dung (Nhị 2 / K.11), Nguyễn Thị Ngọc Đào (Nhị 8 / K.11), bà xã bạn Tư |
Khúc Mưa Tháng Sáu
Châu Thị Thanh Cảm
Hạ về! Sài Gòn mùa hạ với những trưa nắng rát bỗng chênh chao khi trên cao từng đám mây xám rủ về ôm tròn những cơn mưa đầu mùa ngọt lịm. Thành phố ướt mềm, cỏ cây rạng rỡ ngước mặt uống lấy những giọt nước sang mùa . Tiếng mưa gõ vào ô cửa long tong, long tong từng giọt như một bản hòa thanh của một khúc nhạc acoustic rời rạc, lạc loài trong cơn mưa chiều, buồn hiu buồn hắt…
Thời gian gần đây, trang nhà bỗng rộn ràng những bài viết, thiết tha những lời mời gọi họp mặt thường niên, rồi những hình ảnh thương thuộc trong giây phút gặp gỡ hàn huyên của Anh Chị Em cựu giáo sinh chúng tôi ở khắp các Tỉnh Thành được đăng tải. Từ Quảng Trị, Quảng Ngãi xa xôi nắng cháy đến Nha Trang- Khánh Hòa biển sóng rì rào… và Sài Gòn phương Nam hai mùa mưa nắng cũng đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày gặp gỡ hằng năm…
Vậy nhưng, nôn nao và đợi chờ nhất là ngày họp mặt kỷ niệm bốn mươi năm và chuyện trở về trường xưa kể từ ngày Khóa 11 chúng tôi từ giã ngôi trường Sư Phạm ấy để dấn bước vào đời… Các bạn khắp mọi nơi như đang trong tâm thế để trở về, trở về với trường xưa bạn cũ, trở về với những yêu thương kỷ niệm đã giấu chôn vào ký ức của một thời tưởng đã lãng quên, tưởng đã lắng trôi vào năm tháng đời người.
1974- 2014! Bốn mươi năm! Bốn mươi năm từ cái đêm mãn khóa nhiều cảm xúc ấy! Bốn mươi năm từ cái buổi sáng gần sáu trăm anh chị em Khóa 11 chúng tôi bịn rịn chia tay nhau giữa sân trường đầy nắng và gió ấy! Và, bốn mươi năm trôi xa với nhiều khúc quanh số phận, những thăng trầm mệt mỏi, bao khắc nghiệt vốn dĩ của dòng đời… Giờ, bốn mươi năm, qua đắng ngọt chơi vơi, qua bôn ba dâu bể trên dòng đời vạn biến, và cho dẫu dòng sông đời có vô tình đẩy đưa những con đò cứ dần xa khi buông neo rời bến, cho dẫu trong đống tàn tro đốm lửa đã lụi tàn, thì, vẫn một ngày, con đò cũ sẽ neo về bến đợi? đốm lửa tàn sẽ lại ấm áp bùng lên sưởi ấm những trái tim, đánh thức mọi cảm xúc, ánh lửa yêu thương ấy sẽ cho ta soi lối tìm về? Mặc cho ngày tháng có hằn lên những nếp nhăn, mặc cho thời gian đã bạc phai màu tóc, và mặc cho những vết xước cuộc đời vẫn còn nhói ran trong lồng ngực, thì, chúng tôi vẫn sẽ về và sẽ cùng gặp lại, cũng bên con đường đầy nắng và gió ngày xưa, cũng dưới ngôi trường ngậm đẫm mùi hương hoa sứ, và cũng trong cái thành phố biển ấy, quen thuộc đến nghẹn lòng…
Bốn mươi năm! Nhìn lại để thấy được những gì còn mất, thấy được ý nghĩa của những gì còn tồn tại sau mọi ngả ngoặt cuộc đời. Dòng nước có lại êm đềm xanh trôi khi đã vượt qua thác ghềnh hiểm trở? Sau cơn mưa, bầu trời có lại trong veo và lưng trời có vắt ngang rực rỡ bảy sắc cầu vồng? Thôi thì, hãy gạn bớt buồn phiền, hãy giấu đi hờn giận để ngày gặp lại không còn chênh vênh nỗi nhớ? Chân cứ chậm bước đi, tay cứ khẽ với tới…có thể chỉ một chút nữa… một chút nữa thôi, ta sẽ chạm vào những vòng xoay kỷ niệm bao năm lăn dấu, những vòng xoay cứ cuộn tròn như con sóng biển muôn thuở thủy chung, những con sóng vẫn đời đời ôm lấy nhau cho đến khi cạn kiệt, cứ mơn man vỗ về nhau dù nguyệt tận đêm tàn, lúc dịu dàng quấn quít và cả những lúc xô đổ cấu cào trong vồ vập đớn đau…
Hạ về! Sài Gòn mùa hạ với những trưa nắng rát bỗng chênh chao khi trên cao từng đám mây xám rủ về ôm tròn những cơn mưa đầu mùa ngọt lịm. Thành phố ướt mềm, cỏ cây rạng rỡ ngước mặt uống lấy những giọt nước sang mùa . Tiếng mưa gõ vào ô cửa long tong, long tong từng giọt như một bản hòa thanh của một khúc nhạc acoustic rời rạc, lạc loài trong cơn mưa chiều, buồn hiu buồn hắt…
Thời gian gần đây, trang nhà bỗng rộn ràng những bài viết, thiết tha những lời mời gọi họp mặt thường niên, rồi những hình ảnh thương thuộc trong giây phút gặp gỡ hàn huyên của Anh Chị Em cựu giáo sinh chúng tôi ở khắp các Tỉnh Thành được đăng tải. Từ Quảng Trị, Quảng Ngãi xa xôi nắng cháy đến Nha Trang- Khánh Hòa biển sóng rì rào… và Sài Gòn phương Nam hai mùa mưa nắng cũng đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày gặp gỡ hằng năm…
Vậy nhưng, nôn nao và đợi chờ nhất là ngày họp mặt kỷ niệm bốn mươi năm và chuyện trở về trường xưa kể từ ngày Khóa 11 chúng tôi từ giã ngôi trường Sư Phạm ấy để dấn bước vào đời… Các bạn khắp mọi nơi như đang trong tâm thế để trở về, trở về với trường xưa bạn cũ, trở về với những yêu thương kỷ niệm đã giấu chôn vào ký ức của một thời tưởng đã lãng quên, tưởng đã lắng trôi vào năm tháng đời người.
1974- 2014! Bốn mươi năm! Bốn mươi năm từ cái đêm mãn khóa nhiều cảm xúc ấy! Bốn mươi năm từ cái buổi sáng gần sáu trăm anh chị em Khóa 11 chúng tôi bịn rịn chia tay nhau giữa sân trường đầy nắng và gió ấy! Và, bốn mươi năm trôi xa với nhiều khúc quanh số phận, những thăng trầm mệt mỏi, bao khắc nghiệt vốn dĩ của dòng đời… Giờ, bốn mươi năm, qua đắng ngọt chơi vơi, qua bôn ba dâu bể trên dòng đời vạn biến, và cho dẫu dòng sông đời có vô tình đẩy đưa những con đò cứ dần xa khi buông neo rời bến, cho dẫu trong đống tàn tro đốm lửa đã lụi tàn, thì, vẫn một ngày, con đò cũ sẽ neo về bến đợi? đốm lửa tàn sẽ lại ấm áp bùng lên sưởi ấm những trái tim, đánh thức mọi cảm xúc, ánh lửa yêu thương ấy sẽ cho ta soi lối tìm về? Mặc cho ngày tháng có hằn lên những nếp nhăn, mặc cho thời gian đã bạc phai màu tóc, và mặc cho những vết xước cuộc đời vẫn còn nhói ran trong lồng ngực, thì, chúng tôi vẫn sẽ về và sẽ cùng gặp lại, cũng bên con đường đầy nắng và gió ngày xưa, cũng dưới ngôi trường ngậm đẫm mùi hương hoa sứ, và cũng trong cái thành phố biển ấy, quen thuộc đến nghẹn lòng…
Bốn mươi năm! Nhìn lại để thấy được những gì còn mất, thấy được ý nghĩa của những gì còn tồn tại sau mọi ngả ngoặt cuộc đời. Dòng nước có lại êm đềm xanh trôi khi đã vượt qua thác ghềnh hiểm trở? Sau cơn mưa, bầu trời có lại trong veo và lưng trời có vắt ngang rực rỡ bảy sắc cầu vồng? Thôi thì, hãy gạn bớt buồn phiền, hãy giấu đi hờn giận để ngày gặp lại không còn chênh vênh nỗi nhớ? Chân cứ chậm bước đi, tay cứ khẽ với tới…có thể chỉ một chút nữa… một chút nữa thôi, ta sẽ chạm vào những vòng xoay kỷ niệm bao năm lăn dấu, những vòng xoay cứ cuộn tròn như con sóng biển muôn thuở thủy chung, những con sóng vẫn đời đời ôm lấy nhau cho đến khi cạn kiệt, cứ mơn man vỗ về nhau dù nguyệt tận đêm tàn, lúc dịu dàng quấn quít và cả những lúc xô đổ cấu cào trong vồ vập đớn đau…
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
BỐN MÙA HOA NỞ.
Irene
Tháng năm, đàn chim sẻ ở đâu bay về trú ngụ trên vòm lá xanh mướt trong vườn hót vang…hoàng yến nở vàng trong nắng, lay lắt không gian làm bồi hồi, xao động cảm xúc… bỗng chốc một thoáng nhớ về mùa hè… xưa.
Tháng năm luôn làm cho tâm hồn tôi có những khoảng lặng, nhất là khi tuổi đời đang lắng lại lúc về chiều, khi mà tuổi trẻ lùi xa tít tắp, khi mà tất cả chỉ còn là hoài niệm.
Đứng giữa cái nắng hanh vàng của tháng năm để quay nhìn lại quãng đường đã đi qua nhiều khi thảng thốt : “ Nhanh thật! Mới đó mà đã bốn năm rồi.”
Bốn năm so với một đời người chẳng là bao? Nhưng trong cuộc sống này nhiều khi chỉ cần một phút giây, một tích tắc thôi cũng đủ làm thay đổi cục diện, cũng đủ đặt dấu chấm hết…cho một đời người.
Cuộc đời có những chuyện chẳng biết đâu mà nói trước!!!
Sài Gòn, sáng nắng chiều mưa, lạ cảnh, lạ người…Khi mới vào đây, sao mà buồn hắt, buồn hiu! Để xóa bớt thời gian của một người mới về hưu, tôi tập viết nhưng cũng chỉ là viết nhật ký. Thế rồi lẩn quẩn sao đó không biết mà gặp được bạn bè cùng trường, cùng khóa Sư Phạm Qui Nhơn. Cùng lúc đó, các bạn thành lập trang blog…Các bạn kêu gọi nhau để tham gia viết. Thế là tôi tập tễnh viết. Nghĩ gì, viết nấy. Nhớ điều gì, ghi lại điều đó…Mới tập viết thật là khó! “Vạn sự khởi đầu nan”. Lắm khi, tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu? Và kết thúc bài viết như thế nào? Nhưng cứ viết bằng chính cảm xúc thật nhất của mình.
Tôi tìm đến vi tính. Thật là không phải dễ cho người mới tập tễnh làm quen với công nghệ. Từng động tác chầm chậm… nhưng riết cũng quen dần và bài viết trên máy được gởi đi. Rồi một ngày nọ, bài được đăng, mừng vô kể ! Suốt ngày, mở máy đọc tới, đọc lui…đọc hoài không thấy chán…Vui đến nỗi bỏ ăn, bỏ ngủ…Sau đó, những hồi ức cứ hiện ra…và tôi viết bài thứ hai, bài thứ ba, bài thứ tư…như “cơn ghiền” tôi gắn bó với cái máy laptop như hình với bóng. Tất cả những lo nghĩ thường nhật lùi xa nhường chỗ cho sự an vui của tâm hồn.
Thật lòng mà nói, lúc bấy giờ, có rất nhiều anh chị em… viết và gởi bài bằng cảm xúc từ “trái tim”…không ai có một chút suy nghĩ gì? vì chẳng ai là thi sĩ lại càng không phải là nhà văn?
Không dừng lại ở đó, niềm vui nhân lên gấp bội khi qua trang nhà biết tin về các thầy giáo, cô giáo, tìm được các anh chị em quen biết, các bạn cùng khóa, cùng trường… sau bao nhiêu năm mất tin nhau từ dạo mùa xuân ấy.
Tháng năm, đàn chim sẻ ở đâu bay về trú ngụ trên vòm lá xanh mướt trong vườn hót vang…hoàng yến nở vàng trong nắng, lay lắt không gian làm bồi hồi, xao động cảm xúc… bỗng chốc một thoáng nhớ về mùa hè… xưa.
Tháng năm luôn làm cho tâm hồn tôi có những khoảng lặng, nhất là khi tuổi đời đang lắng lại lúc về chiều, khi mà tuổi trẻ lùi xa tít tắp, khi mà tất cả chỉ còn là hoài niệm.
Đứng giữa cái nắng hanh vàng của tháng năm để quay nhìn lại quãng đường đã đi qua nhiều khi thảng thốt : “ Nhanh thật! Mới đó mà đã bốn năm rồi.”
Bốn năm so với một đời người chẳng là bao? Nhưng trong cuộc sống này nhiều khi chỉ cần một phút giây, một tích tắc thôi cũng đủ làm thay đổi cục diện, cũng đủ đặt dấu chấm hết…cho một đời người.
Cuộc đời có những chuyện chẳng biết đâu mà nói trước!!!
Sài Gòn, sáng nắng chiều mưa, lạ cảnh, lạ người…Khi mới vào đây, sao mà buồn hắt, buồn hiu! Để xóa bớt thời gian của một người mới về hưu, tôi tập viết nhưng cũng chỉ là viết nhật ký. Thế rồi lẩn quẩn sao đó không biết mà gặp được bạn bè cùng trường, cùng khóa Sư Phạm Qui Nhơn. Cùng lúc đó, các bạn thành lập trang blog…Các bạn kêu gọi nhau để tham gia viết. Thế là tôi tập tễnh viết. Nghĩ gì, viết nấy. Nhớ điều gì, ghi lại điều đó…Mới tập viết thật là khó! “Vạn sự khởi đầu nan”. Lắm khi, tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu? Và kết thúc bài viết như thế nào? Nhưng cứ viết bằng chính cảm xúc thật nhất của mình.
Tôi tìm đến vi tính. Thật là không phải dễ cho người mới tập tễnh làm quen với công nghệ. Từng động tác chầm chậm… nhưng riết cũng quen dần và bài viết trên máy được gởi đi. Rồi một ngày nọ, bài được đăng, mừng vô kể ! Suốt ngày, mở máy đọc tới, đọc lui…đọc hoài không thấy chán…Vui đến nỗi bỏ ăn, bỏ ngủ…Sau đó, những hồi ức cứ hiện ra…và tôi viết bài thứ hai, bài thứ ba, bài thứ tư…như “cơn ghiền” tôi gắn bó với cái máy laptop như hình với bóng. Tất cả những lo nghĩ thường nhật lùi xa nhường chỗ cho sự an vui của tâm hồn.
Thật lòng mà nói, lúc bấy giờ, có rất nhiều anh chị em… viết và gởi bài bằng cảm xúc từ “trái tim”…không ai có một chút suy nghĩ gì? vì chẳng ai là thi sĩ lại càng không phải là nhà văn?
Không dừng lại ở đó, niềm vui nhân lên gấp bội khi qua trang nhà biết tin về các thầy giáo, cô giáo, tìm được các anh chị em quen biết, các bạn cùng khóa, cùng trường… sau bao nhiêu năm mất tin nhau từ dạo mùa xuân ấy.
Viết cho bạn – Mừng Trang Nhà tròn 4 tuổi
Kim Loan
Vào năm 2015, nhân dịp tháng Tư sinh nhật của mình lần thứ… , mình bắt đầu bước vào ngưỡng cửa “Tuổi Thọ”, mình đã gởi đến trang web SPQN hồi ký Viết Cho Anh… Niềm Tin Vô Hình Của Em để chia sẻ cùng các bạn những điều mà khoa học chưa giải thích được các bạn hén !
Giờ lại đến tháng 5, Mother’s Day vừa qua mau., tình cờ Ren gọi từ Việt Nam báo bị cảm cúm cả tháng nên không “tám” được với mình, rồi bạn ấy nhắc lại : “Tháng 5 này là Sinh Nhật lần thứ tư của trang web Sư Phạm Quy Nhơn tròn 4 tuổi, Loan viết những kỷ niệm gởi về trang nhà nhen !”.
Thế là mình lại bắt đầu viết nháp, gom góp những dòng hồi ký khi tiệm vắng khách đấy các bạn ạ !
Đúng là mình “có duyên” với viết lách khi tìm đến với trang Nhà Giáo đó các bạn ơi ! Mình vẫn còn nhớ vào Hè 2011, bạn Đông Oanh (khóa 12) gởi email qua nhắn mình vô trang web SPQN đọc bài Ngày Tháng Cũ của Irene Trần. Bài này có nhắc đến tên ông xã mình cùng các bạn đồng nghiệp khóa 11 ra dạy ở thị trấn Bồng Sơn và Tam Quan vào năm 1974.
Vậy là cả một vùng trời kỷ niệm thời giáo sinh / giáo viên ùa về khiến lòng mình nao nao khó tả. Mình vội tìm đọc ngấu nghiến một mạch hết mười sáu trang giấy mà ông xã mình đã in ra từ trang web thân thương đó – (ông xã nói in ra để tiện cho mình đem lên tiệm đọc vào những lúc ế khách đó mà).
Rồi từ đó mình bắt đầu những tháng ngày tìm lại bạn cũ sau gần bốn thập niên xa cách. Cũng nhờ internet đấy các bạn há !
Qua bạn Võ Thành Nguyên (Nhị 5 / Khóa 11) mình có số phone của Châu Thị Thanh Cảm (Nhi 1 / Khóa11) rồi sau đó liên lạc được với Trần Thị Ren (Nhị 6 / Khóa 11). Bất ngờ làm sao… Hai cô bạn cùng ra trường dạy ở Bồng Sơn với mình năm nào nay chuyển từ “nghề godautre” sang “nghề vanthisi”, có mặt thường xuyên trên Trang Nhà của chúng mình với những bài viết tràn đầy cảm xúc. Mình thật cảm phục đấy. Mến tặng mỗi bạn một bông hồng hỉ !
Vào năm 2015, nhân dịp tháng Tư sinh nhật của mình lần thứ… , mình bắt đầu bước vào ngưỡng cửa “Tuổi Thọ”, mình đã gởi đến trang web SPQN hồi ký Viết Cho Anh… Niềm Tin Vô Hình Của Em để chia sẻ cùng các bạn những điều mà khoa học chưa giải thích được các bạn hén !
Giờ lại đến tháng 5, Mother’s Day vừa qua mau., tình cờ Ren gọi từ Việt Nam báo bị cảm cúm cả tháng nên không “tám” được với mình, rồi bạn ấy nhắc lại : “Tháng 5 này là Sinh Nhật lần thứ tư của trang web Sư Phạm Quy Nhơn tròn 4 tuổi, Loan viết những kỷ niệm gởi về trang nhà nhen !”.
Thế là mình lại bắt đầu viết nháp, gom góp những dòng hồi ký khi tiệm vắng khách đấy các bạn ạ !
Đúng là mình “có duyên” với viết lách khi tìm đến với trang Nhà Giáo đó các bạn ơi ! Mình vẫn còn nhớ vào Hè 2011, bạn Đông Oanh (khóa 12) gởi email qua nhắn mình vô trang web SPQN đọc bài Ngày Tháng Cũ của Irene Trần. Bài này có nhắc đến tên ông xã mình cùng các bạn đồng nghiệp khóa 11 ra dạy ở thị trấn Bồng Sơn và Tam Quan vào năm 1974.
Vậy là cả một vùng trời kỷ niệm thời giáo sinh / giáo viên ùa về khiến lòng mình nao nao khó tả. Mình vội tìm đọc ngấu nghiến một mạch hết mười sáu trang giấy mà ông xã mình đã in ra từ trang web thân thương đó – (ông xã nói in ra để tiện cho mình đem lên tiệm đọc vào những lúc ế khách đó mà).
Rồi từ đó mình bắt đầu những tháng ngày tìm lại bạn cũ sau gần bốn thập niên xa cách. Cũng nhờ internet đấy các bạn há !
Qua bạn Võ Thành Nguyên (Nhị 5 / Khóa 11) mình có số phone của Châu Thị Thanh Cảm (Nhi 1 / Khóa11) rồi sau đó liên lạc được với Trần Thị Ren (Nhị 6 / Khóa 11). Bất ngờ làm sao… Hai cô bạn cùng ra trường dạy ở Bồng Sơn với mình năm nào nay chuyển từ “nghề godautre” sang “nghề vanthisi”, có mặt thường xuyên trên Trang Nhà của chúng mình với những bài viết tràn đầy cảm xúc. Mình thật cảm phục đấy. Mến tặng mỗi bạn một bông hồng hỉ !
Tin Buồn
- Quý Thầy Cô cựu Giáo sư Trường Sư Phạm Quy Nhơn 1962-1975 .
- Ban liên lạc cựu Giáo sinh Trường Sư Phạm Quy Nhơn
- Ban biên tập Trang spqn.blogspot.com
- Quý Anh Chị em Cựu giáo sinh đồng môn các tỉnh thành trên toàn quôc và hải ngoại .
* Được tin : Qua Trang Facebook của Cô Dai Le .
Cô Thanh Cam
- Cụ Ông Phan Bồng là bố vợ của Anh Võ Văn Nhàn cựu gs lớp 5 k11 qua đời vào lúc 4h ngày 30 tháng 5 nhằm ngày 13 tháng 4 năm Ất Mùi, hưởng thọ 94 tuổi.
- Nhập quan lucs20h ngày 30/5/2015 (13/4/ Ất Mùi)
-Di quan đến nghĩa trang Thọ Vứt lúc 7h ngày 2 tháng 6 năm 2015 nhằm ngày 16/4/ Ất Mùi.
Thành kính chia buồn cùng Tang quyến Anh Nhàn và cầu mong hương linh của Cụ Ông sớm về cõi vĩnh hằng .
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Cựu Giáo sinh Sư Phạm Quy Nhơn _ Thành phố Quảng Ngãi
GIẤY MỜI HỌP MẶT CỰU GSSP QUY NHƠN TẠI QUẢNG NGÃI. RẤT MONG QUÝ ĐỒNG MÔN ĐỌC VÀ THÔNG BÁO ĐẾN CÁC BẠN GẦN XA...BLL CHÂN THÀNH CẢM ƠN!....
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)