Tuổi hai mươi.
Irene.
Tặng Thanh Cảm.
Sau một thời gian miệt mài với học sinh, với bảng đen phấn trắng …Chúng tôi rời Bồng Sơn bỏ lại sau lưng trường lớp vùng đất bom đạn chiến tranh trở về Quy Nhơn thăm nhà.
Buổi chiều Quy Nhơn nắng nhạt, Cảm nhẹ nhàng trong tà áo dài vàng, tôi dịu dàng trong chiếc áo dài màu hồng. Chúng tôi thướt tha dưới những hàng cây xanh rợp mát của con đường Cường Để.
Chúng tôi dừng lại phòng lãnh lương của Ty Giáo Dục. Buổi chiều chẳng có ai, người phát lương niềm nở, vui vẻ như tiếp đón những cô giáo lần đầu tiên đi nhận lương. Chúng tôi đứng ngoài song cửa, đưa thẻ lương. Người phát lương nhận, đánh chéo vào ô mỗi tháng rồi trả lại kèm theo số tiền của ba tháng lương là bảy chục nghìn năm trăm đồng. Thế là xong!
Đây là lần đầu tiên cầm số tiền tự mình làm ra. Tôi có cái cảm giác vui vui lẫn tự hào!
Quy Nhơn buổi chiều thật đẹp, phố phường thật thân quen trong mắt chúng tôi những người con lớn lên và sống ở thành phố biển. Tôi và Cảm có một thời gian dài đèn sách bên nhau từ lớp sáu cho đến lớp mười hai dưới mái trường Nữ Trung Học Quy Nhơn. Đậu tú tài, chúng tôi cùng vào trường Sư Phạm Quy Nhơn sau hai năm bây giờ ra trường lại cùng về giảng dạy Bồng Sơn, hai cô giáo ở trọ chung một nhà.
Chúng tôi đi dạo phố, xuống Tăng Bạt Hổ vòng qua Võ Tánh. Tuổi hai mươi phơi phới trong từng bước chân qua. Tiếng huýt gió của ai đó từ trong quán billard vọng ra, thỉnh thoảng một vài chiếc xe Jeep chạy ngang qua, người ngồi trên xe ngoái đầu nhìn lại hay có khi lại còn cho xe chạy chầm chậm bám theo sau.
* Em hai mươi tuổi em bây giờ. Chân qua phố phường phố ngẩn ngơ…
Chiều xuống thật chậm, đường phố bây giờ rộn rịp hơn, tà áo dài phất phới tung bay, tâm hồn chúng tôi phơi phới, nhiều con mắt ai đó bên đường nhìn theo ngẩn ngơ …
* Em hai mươi tuổi xinh hồng quá. Em hai mươi tuổi như bài thơ …
Tuổi hai mươi chúng tôi đẹp quá! Xinh quá! Nên thơ quá!
Chúng tôi tìm đến quán Patechaud bên đường ngồi xuống, ngắm đường phố người người qua lại, vừa lơ đãng nhai nhỏ nhẻ từng miếng bánh, uống từng ngụm sữa đậu nành.
Chúng tôi dạo xuống Phan bội Châu ra Gia Long, ghé tiệm Khánh Hưng. Cảm chọn mấy tập nhạc – Ca khúc da vàng - Những tình khúc Trịnh Công Sơn.
Tôi cầm cuốn sách, Nói Với Tuổi Hai Mươi cùa Nhất Hạnh – Lá Bối xuất bản. Tôi đọc : “ Chưa bao giờ tôi khóc khi nghe người ta hát. Thế mà hôm đó nước mắt tôi cứ chực trào xuống trong suốt thời gian tôi ngồi nghe nhạc sĩ Phạm Duy hát bài Tâm ca Số 5…” đọc đến đây tôi bật hát :
Để lại cho em một nước non mình
Để lại cho em một nước đẹp xinh
Một miền oai linh hiển hách
Chỉ còn dư vang thần thánh…
“…Thế hệ của những người đi trước …đã để lại cho thế hệ đi sau- là những người em hai mươi tuổi ngày hôm nay những hèn kém …một mảnh đất bị chia cắt, cày xới bởi bom đạn …”
Quyển sách thật hay, thật hợp với lứa tuổi hai mươi với thời cuộc của chúng tôi đang sống .
Tôi tìm mua Mười bài Tâm ca của Phạm Duy :
Sáng nay vừa thức dậy
Nghe tin em gục ngã nơi chiến trường
Nhưng trong vườn tôi
Vô tình khóm tường vi
Vẫn nở thêm một đóa
…
Nhưng biết bao giờ
Tôi mới được nói thẳng những điều tôi ước mơ…
Chiến tranh khốc liệt! Có ai để ý đến tuổi trẻ chúng tôi muốn gì ? Ước mơ gì ?
Tuổi hai mươi của chúng tôi là bom đạn và cảnh chết chóc tang thương.
Tuổi trẻ chúng tôi là nước mắt là vành khăn trắng.
Thế hệ của chúng tôi thiệt thòi là thế! là sống triền miên trong cuộc chiến dai dẳng.
Chúng tôi chỉ có một niềm khao khát bỏng cháy đó là sự bình yên cho đất nước, cho mọi người và cho màu hồng của tuổi trẻ.
Ngày mai, tôi và Cảm trở lại Bồng Sơn, trở lại với học sinh với trường lớp với vùng lửa đạn máu và nước mắt với muôn ngàn hiểm nguy nhưng chúng tôi không lùi bước vẫn nhìn về phía trước một tương lai tươi sáng. Bởi vì chúng tôi có niềm tin, có lý tưởng, có lòng nhiệt huyết có tình yêu của tuổi hai mươi.
…Chiến tranh đã lùi xa. Những năm tháng khốn khó sau 75 cũng đã qua rồi. Bây giờ sau ba mươi mấy năm ngồi nhìn lại tuổi hai mươi của mình, tôi thấy luyến tiếc là chúng tôi chưa sống và chưa được hưởng trọn vẹn của tuổi trẻ.
Xin hãy cho chúng tôi mãi hoài niệm về khoảng thời gian đó! Tuy rằng nó ngắn ngủi nhưng đẹp vô cùng của lứa tuổi hai mươi.
Sài Gòn, tháng 8/2011
Irene.
* Bài hát Hai mươi mùa nắng lạ của Trịnh Công Sơn.
Irene ơi! Có thể nói tuổi hai mươi là lứa tuổi đẹp nhất của mỗi đời người.Tuổi trẻ của chúng mình đã đi qua chiến tranh và chết chóc...Chúng mình có quá nhiều hoài bão của tuổi đôi mươi mà không sao thực hiện được Irene nhỉ.Bây chừ, ngồi đây, nghĩ về tình yêu, nghĩ về những đam mê cháy bỏng của thời trai trẻ bỗng mình lòng chùng xuống.Làm sao mà níu được lại thời gian hở Irene ? Tất cả chỉ còn lại trong kí ức những hoài niệm đẹp, để rồi, mỗi khi chúng ta nghĩ về nhau lại thấy gần gũi và thương mến nhau hơn...!
Trả lờiXóa"Trong câu thơ của em
Anh không có mặt
Câu hát về một thời yêu đương tha thiết
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say
Sau bài hát rồi em như thể
Em của thời hoa đỏ ngày xưa
Sau bài hát rồi anh cũng thế
Anh của thời trai trẻ ngày xưa."
Thơ Thanh Tùng đó Đọc cho đỡ nhớ nhé
Tôi sinh ra , lớn lên cũng vào thời chiến và khi bước vào tuổi đôi mươi thì cũng là lúc đất nước trải qua bước ngoặc của lịch sử . Cho nên tôi đồng quan điểm với Irene là chúng tôi chưa được sống trọn vẹn tuổi trẻ của mình , nên cứ phải nuối tiếc , cứ phải hoài niệm , dù biết rằng chúng tôi trót sinh nhầm thế kỉ ...Thì đành chịu thôi !
Trả lờiXóaCám ơn Irene rất nhiều !
Có thể nói rằng tuổi đôi mươi là lứa tuổi đẹp nhát của đời người. Tuổi trẻ của chúng ta đã đi qua chiến tranh và mất mát.Có nhiều hoài bão mà mỗi người trong chúng ta chưa thể thực hiện được," bởi chiến tranh đâu phải trò đùa".Bây giờ , ngồi đây, nghĩ về nhũng kỉ niêm của một thời đã qua, bỗng thấy lòng tiếc nuối: " sao mà không đi hết một thời đắm say, phải không Irene? Thôi thì cứ giữ mãi trong tim ta những kỉ niệm, những hoài báo của tuổi đôi mươi, để mỗi khi nghĩ về nó bỗng thấy gần gũi và thương mến nhau hơn...!Thân>
Trả lờiXóaMình thấy lòng lắng lại khi Ren nhắc về cái ngày vui nhất của hai đứa ngày nào đáng yêu quá phải không ? giờ đã qua lâu rồi cái thời tuổi trẻ nhiều hoài bão ấy mà sao lòng mình vẫn nghe tiếc nhớ mênh mang...Cảm ơn nhiều, nhiều lắm cô bạn thân thiết cả tôi ơi!.
Trả lờiXóaIrene thân, Mình đã đăng 2 nhận xét nhưng có lẽ vì "lí do kĩ thuật" nên BBT cắt đi mất rồi. Thôi thì để mình mail cho Irene đọc lại nhé!Thân.
Trả lờiXóaMột bài viết ngắn đầy cảm xúc, ăm ắp nổi niềm nóng hổi như mới đâu đây...
Trả lờiXóaGiang Lam ơi !
Trả lờiXóaKhông ngờ GL đồng cảm với mình ! Mình nói thật nghe , những bài viết của mình và bạn bè cùng thời cứ nhắc lại những kỉ niệm thời xưa cũ , mình sợ các anh chị khác bảo là sao cứ sống mãi với quá khứ ! Nhưng vì quá khứ đó quá đẹp mà bị cắt ngang nên ấm ức và nói hoài ...
Cám ơn Thanh Cảm ! Cô bạn thân của tôi ơi ! Hôm nào gặp mình sẽ ôn lại nhiều kỉ niệm nữa . Thân !
Trả lờiXóaNhàn Du ơi ! Lỗi kỉ thuật là chuyện bình thường , Thôi đừng phân vân , lo lắng nữa mà " long thể bất an nghe ".
Tuổi đôi mươi là lứa tuổi đẹp nhất của một đời người.Tuổi đôi mươi của chúng ta đã đi qua chiến tranh với nhiều khát khao về tình yêu và cuộc sống nhưng chưa được trọn vẹn. Có còn chăng chỉ là những kỉ niệm của một thời áo trắng, một thời giáo sinh và niềm hạnh phúc ngọt ngào của lần đầu bước lên bục giảng với đám học trò vừa xa lạ, vừa thân thương phải không cô giáo? Cứ giữ mãi trong tim những hoài niệm xưa cũ nhé Irene.Thân !
Trả lờiXóaChiến tranh khốc liệt! Có ai để ý đến tuổi trẻ chúng tôi muốn gì ? Ước mơ gì ?
Trả lờiXóaTuổi hai mươi của chúng tôi là bom đạn và cảnh chết chóc tang thương.
Tuổi trẻ chúng tôi là nước mắt là vành khăn trắng.
Thế hệ của chúng tôi thiệt thòi là thế! là sống triền miên trong cuộc chiến dai dẳng.
Chúng tôi chỉ có một niềm khao khát bỏng cháy đó là sự bình yên cho đất nước, cho mọi người và cho màu hồng của tuổi trẻ.
Rất tâm đắc vớI tác gỉa . Nhưững trăn trở như một lờI trách móc. Đồng cảm!
Mình rất thích các ý tưởng của Nhàn Du trong các lời nhận xét có thể chúng ta cùng sống và lớn lên cùng thời nên đồng điệu .
Trả lờiXóaRất cám ơn anh bạn !
Rất vui khi được anh LeCatBa ghé xem bài viết và đồng cảm với những suy nghĩ của em .
Trả lờiXóaXin cám ơn anh ! Mong anh thường xuyên ghé thăm trang SPQN và có bài viết mới . Chúc anh vui khỏe , hạnh phúc .
@Nhàn Du cùng các bạn hay bị mất "còm"
Trả lờiXóaXin các bạn lưu ý khi muốn ghi một nhận xét xin các bạn dùng bàn phím gõ trực tiếp vào cửa sổ "Đăng một Nhận xét", không nên dùng chức năng "copy&paste", khiến hệ thống hiểu lầm là spam...
Khi nhận xét không hiển thị xin báo cho admin bằng email, chúng tôi sẽ phục hồi hiển thị cho các bạn, không nên gởi lại một lần nữa... cũng như chỉ nên nhấn Một lần vào nút Đăng nhận xét thôi...
Thân ái.
Thành thật xin lỗi SPQN và các bạn nhé! Vì hệ thống không hiển thị nên ND phải đăng nhận xét nhiều lần với cùng một nội dung,khiến người đọc cũng thấy chán.Mong nhận được sự cảm thông!
Trả lờiXóaMột hoài niệm thật đẹp về lứa tuổi đẹp nhất đời người! Chị Ren ơi!
Trả lờiXóaCám ơn chị!
Chúc chị mãi có những hoài niệm đẹp như thế!
ĐO.
Gởi hai cô giáo giảng dạy vùng lửa đạn đầy hiểm nguy :
Trả lờiXóaĐường Bồng Sơn ổ gà
Một sáng trời đổ mưa
Em ra đường che nón
Vùng ngoại ô súng nổ
Em chẳng ngại vượt qua
Vì đàn em thơ dại
Đang cần em chăm lo ...
Irene hiện ở đâu nhỉ? Rất ái mộ !!!
Trả lờiXóaCám ơn cô em út dễ thương Đông Oanh ! Lời nhận xét như một lời động viên .
Trả lờiXóaCám ơn bài thơ của một người anh tặng !
Cám ơn Nặc danh đã ái mộ !( Mà nói nhỏ nè ! Ái mộ về vấn đề gì vậy ?)
Ái mộ :
Trả lờiXóa- Tuổi hai mươi, Một thời để nhớ,phải chi ...
- Irene học chung khóa với người mình hay đua đón !
-Nhiệt tình với bạn bè và có 1 chút đa cảm !!
- Irene thích nhạc Phâm Duy , Trịnh công Sơn ...!
quá hay!Lần đầu tiên Ngô văn Tỏ (k6) cảm động vô cùng khi xem những hình ảnh,cũng như những ký ức đọng lại trong tôi.sao giống tâm trạng tôi quá!
Trả lờiXóa